Với giải Vận dụng 1 trang 7 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Nhập môn hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 1: Nhập môn hóa học
Vận dụng 1 trang 7 Hóa học 10: Hãy nêu một số ví dụ về phản ứng hóa học xảy ra trong tự nhiên và trong sản xuất hóa học. Vai trò và ứng dụng của chúng là gì?
Phương pháp giải:
- Một số phản ứng hóa học xảy ra trong tự nhiên:
+ Phản ứng quang hợp của cây xanh dưới ánh sáng mặt trời
+ Phản ứng oxi hóa thanh sắt để lâu ngày trong không khí ẩm
- Một số phản ứng hóa học xảy ra trong sản xuất:
+ Phản ứng tạo ra SO2
+ Phản ứng tạo ra NH3
Lời giải:
- Một số phản ứng hóa học xảy ra trong tự nhiên:
+ Trong tự nhiên, phản ứng quang hợp xảy ra trong tự nhiên dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời:
6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2
+ Phản ứng quang hợp có vai trò đặc biệt quan trọng, nó tạo ra O2 giúp cân bằng lượng O2 đã bị tiêu thụ cho các hoạt động sống của con người, nó cũng tạo ra tinh bột là nguồn thức ăn quan trọng.
- Một số phản ứng hóa học xảy ra trong sản xuất:
+ Trong sản xuất, phản ứng tạo ra SO2:
+ SO2 sản xuất ra có mục đích chính là sản xuất H2SO4, là hóa chất quan trọng hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất
Lý thuyết Đối tượng nghiên cứu của hóa học
1. Chất
- Tất cả những chất xung quanh ta đều được tạo nên từ các nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
Ví dụ: Kim cương được tạo nên từ nguyên tử của nguyên tố carbon (C).
- Cấu tạo quyết định đến tính chất vật lí và hóa học của chất.
Ví dụ: Kim cương và than chì đều được tạo nên từ nguyên tử của nguyên tố carbon nhưng kim cương thì cứng, không màu, dẫn điện kém còn than chì lại mềm, màu xám đen và dẫn điện tốt. Điều này được giải thích là do sự khác nhau về cấu tạo của than chì và kim cương.
Hình 1.2. Cấu trúc của kim cương và than chì
- Hiểu biết về cấu tạo hóa học góp phần dự đoán và giải thích tính chất của các chất.
2. Sự biến đổi của chất
- Hóa học nghiên cứu về các phản ứng xảy ra trong tự nhiên, chẳng hạn như trong khí quyển, trong các nguồn nước, trong cơ thể động vật và thực vật, trong sản xuất hóa học, ...
Ví dụ: Sắt bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.
Hình 1.3. Thanh sắt bị gỉ do tiếp xúc với không khí ẩm
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 7 Hóa học 10: Hãy cho biết loại liên kết trong phân tử nước và trong muối ăn...
Câu hỏi 4 trang 7 Hóa học 10: Hãy cho biết sự khác nhau giữa biến đổi hóa học và biến đổi vật lí....Câu hỏi 5 trang 7 Hóa học 10: Hãy nêu vai trò, ứng dụng của nước và oxygen mà em biết...
Vận dụng 4 trang 8 Hóa học 10: Vì sao không được đốt than, củi trong phòng kín?...
Vận dụng 5 trang 9 Hóa học 10: Vì sao hydrogen (H2) được coi là nhiên liệu của tương lai?...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Thành phần của nguyên tử