Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt? Ở địa phương em đã có các biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước

15.6 K

Với giải Vận dụng 2 trang 41 Địa Lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Thuỷ quyển. Nước trên lục địa giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 10: Thuỷ quyển. Nước trên lục địa

Vận dụng 2 trang 41 Địa lí 10: Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt? Ở địa phương em đã có các biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và liên hệ thực tế.

Trả lời:

- Phải bảo vệ nguồn nước ngọt vì nước ngọt có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất của con người và nước ngọt có hạn:

+ Đối với đời sống: Nước ngọt được con người sử dụng trong sinh hoạt (ăn uống, tắm giặt, rửa chén bát,...).

+ Đối với sản xuất:

Nước tưới cho cây trồng;

Làm mát các thiết bị, máy móc trong công nghiệp,...

- Biện pháp bảo vệ nguồn nước ở địa phương em:

+ Giữ sạch nguồn nước, không xả nước thải chưa qua xử lí ra sông, hồ;

+ Sử dụng tiết kiệm nước;

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước…

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa gọi là

A. hồ.

B. mưa.

C. đầm.

D. sông.

Đáp án: D

Giải thích: Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.

Câu 2. Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố:

A. nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.

B. nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.

C. lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.

D. lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.

Đáp án: C

Giải thích: Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố lượng mưa, băng tuyết và nước ngầm.

Câu 3. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do

A. bề mặt địa hình bằng phẳng.

B. lớp phủ thổ nhưỡng mềm.

C. tốc độ nước chảy nhanh.

D. tổng lưu lượng nước lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do bề mặt địa hình bằng phẳng, dòng chảy và phù sa tràn ra hai bên sông dễ dàng, lâu dài lòng sông được mở rộng. Ở miền núi, địa hình cao, dốc nên nước chảy xiết, đào lòng nhanh và lòng sông hẹp, khả năng mở rộng hạn chế

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá