Dựa vào bảng 10.2, hãy lựa chọn và trình bày về chế độ nước của một trong các con sông dưới đây

8 K

Với giải Luyện tập 1 trang 40 Địa Lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Thuỷ quyển. Nước trên lục địa giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 10: Thuỷ quyển. Nước trên lục địa

Luyện tập 1 trang 40 Địa Lí 10: Dựa vào bảng 10.2, hãy lựa chọn và trình bày về chế độ nước của một trong các con sông dưới đây.

Địa Lí 10 Bài 10: Thuỷ quyển. Nước trên lục địa | Cánh diều (ảnh 4)

Phương pháp giải:

- Chọn 1 trong 3 con sông trong bảng 10.2 để trình bày.

- Trình bày về chế độ nước của con sông đó theo các tiêu chí: Tổng lưu lượng dòng chảy năm (Cộng tổng lưu lượng dòng chảy tháng), những tháng mùa lũ và những tháng mùa cạn.

- Chú ý: Để biết tháng nào là tháng mùa lũ, mùa cạn, lấy tổng lưu lượng dòng chảy năm chia 12 => kết quả.

+ Tháng nào có lưu lượng dòng chảy > kết quả: mùa lũ.

+ Tháng nào có lưu lượng dòng chảy < kết quả: mùa cạn.

Trả lời:

* Hà Nội (trên sông Hồng)

- Tổng lưu lượng dòng chảy năm là 31 588 mm.

- Các tháng mùa lũ: tháng 6 - 10.

- Các tháng mùa cạn: tháng 11 - 5.

* Yên Thương (trên sông Cả)

- Tổng lưu lượng dòng chảy năm là 6 186 mm.

- Các tháng mùa lũ: tháng 7 - 11.

- Các tháng mùa cạn: tháng 12 - 6.

* Tà Lài (trên sông Đồng Nai)

- Tổng lưu lượng dòng chảy năm là 4 267 mm.

- Các tháng mùa lũ: tháng 7 - 10.

- Các tháng mùa cạn: tháng 11 - 6.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa gọi là

A. hồ.

B. mưa.

C. đầm.

D. sông.

Đáp án: D

Giải thích: Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.

Câu 2. Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố:

A. nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.

B. nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.

C. lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.

D. lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.

Đáp án: C

Giải thích: Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố lượng mưa, băng tuyết và nước ngầm.

Câu 3. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do

A. bề mặt địa hình bằng phẳng.

B. lớp phủ thổ nhưỡng mềm.

C. tốc độ nước chảy nhanh.

D. tổng lưu lượng nước lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do bề mặt địa hình bằng phẳng, dòng chảy và phù sa tràn ra hai bên sông dễ dàng, lâu dài lòng sông được mở rộng. Ở miền núi, địa hình cao, dốc nên nước chảy xiết, đào lòng nhanh và lòng sông hẹp, khả năng mở rộng hạn chế

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá