Tại sao vào mùa hè, mọi người lại thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi

13 K

Với giải Vận dụng trang 28 Địa Lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Khí quyển, nhiệt độ không khí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 7: Khí quyển, nhiệt độ không khí

Vận dụng trang 28 Địa lí 10: Tại sao vào mùa hè, mọi người lại thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi?

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức thực tiễn.

Trả lời:

- Vào mùa hè, mọi người thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi do ở những vùng này có thời tiết mát mẻ, dễ chịu, nhiệt độ không cao.

- Nguyên nhân:

+ Vùng ven biển: bề mặt nước biển hấp thụ nhiệt chậm hơn bề mặt đất nên nhiệt độ thấp hơn => điều hòa khí hậu vùng ven biển, khiến mùa hè mát hơn.

+ Vùng núi: Cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm giảm 0,6 0C, nên vùng núi có thời tiết mát mẻ.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Ôn đới lục địa.

B. Xích đạo lục địa.

C. Cực lục địa.

D. Chí tuyến lục địa.

Đáp án: B

Giải thích: Trên Trái Đất không có khối khí Xích đạo lục địa, ở khu vực Xích đạo nóng ẩm quanh năm nên không hình thành khối khí Xích đạo lục địa.

Câu 2. Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

A. xích đạo và chí tuyến.

B. cực và xích đạo.

C. chí tuyến và ôn đới.

D. ôn đới và cực.

Đáp án: C

Giải thích: Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí chí tuyến và ôn đới.

Câu 3. Frông là mặt ngăn cách giữa hai

A. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.

B. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.

C. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

D. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.

Đáp án: C

Giải thích: Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP). Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 26 Địa lí 10: Đọc thông tin, hãy nêu khái niệm khí quyển....

Câu hỏi trang 27 Địa lí 10: Đọc thông tin và dựa vào bảng 7, hãy trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí....

Câu hỏi trang 28 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy:...

Câu hỏi trang 28 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 7.2, hãy:...

Luyện tập trang 28 Địa lí 10: Sự thay đổi bức xạ mặt trời có tác động như thế nào đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí?...

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 7: Khí quyển, nhiệt độ không khí

Bài 8: Khí áp, gió và mưa

Bài 9: Đọc bản đồ: Các đới khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Bài 10: Thuỷ quyển. Nước trên lục địa

Đánh giá

0

0 đánh giá