Đọc thông tin và quan sát hình 2.1, hãy nêu các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu. Lấy ví dụ về kí hiệu

2.1 K

Với giải Câu hỏi trang 5 Địa Lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Sử dụng bản đồ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ

Câu hỏi trang 5 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.1, hãy nêu các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu. Lấy ví dụ về kí hiệu của một đối tượng địa lí trên bản đồ mà em đã học.

Địa Lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ | Cánh diều  (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và quan sát hình 2.1.

Trả lời:

- Các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu: dạng chữ, dạng tượng hình và dạng hình học.

- Ví dụ về kí hiệu của một đối tượng địa lí trên bản đồ: khoáng sản than được kí hiệu dưới dạng hình học (hình vuông màu đen).

Lý thuyết Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

1. Phương pháp kí hiệu

- Đặc điểm:

+ Thường được sử dụng để biểu hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm.

+ Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, trung tâm công nghiệp,...

- Khả năng thể hiện

+ Kí hiệu bản đồ biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí.

+ Các kí hiệu được đặt vào đúng vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu:

+ Kí hiệu dạng chữ

+ Kí hiệu dạng tượng hình

+ Kí hiệu dạng hình học

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

Hình 2.1. Các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu

2. Phương pháp đường chuyển động

- Đặc điểm:

+ Được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.

+ Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, hướng động vật di cư, hướng vận tải hàng hoá, di dân,...

- Khả năng thể hiện: Màu sắc và kích thước (độ đậm, chiều rộng, chiều dài) các đường chuyển động biểu hiện kiểu loại, khối lượng hay tốc độ di chuyển của đối tượng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

Bản đồ các dòng biển chính trên thế giới bằng phương pháp đường chuyển động

3. Phương pháp chấm điểm

- Đặc điểm:

+ Được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố, phân tán trong không gian.

+ Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các cơ sở chăn nuôi,...

- Khả năng thể hiện: Mỗi chấm tương ứng với một giá trị nhất định.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

4. Phương pháp khoanh vùng

- Đặc điểm:

+ Thường sử dụng để biểu hiện những đối tượng địa lí phân bố tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định.

+ Ví dụ: sự phân bố các kiểu rừng, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng,...

- Khả năng thể hiện: Mỗi vùng phân bố được xác định bằng nền màu, nét chải hoặc kí hiệu đặc trưng cho đối tượng biểu hiện.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

Bản đồ các nhóm đất chính trên thế giới (thể hiện bằng phương pháp khoanh vùng)

5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

- Là phương pháp biểu hiện sự phân bố của đối tượng địa lí bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.

- Ví dụ: cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ, cơ cấu dân số các quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng,...

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

Bản đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất của các châu lục năm 2019

- Ngoài các phương pháp trên, còn có các phương pháp biểu hiện bản đồ khác như: phương pháp nền chất lượng, phương pháp đường đẳng trị,...

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 6 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.2, hãy cho biết phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí...

Câu hỏi trang 6 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.3, hãy cho biết phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào...

Câu hỏi trang 7 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.4, cho biết phương pháp khoanh vùng được dùng để thể hiện những đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào...

Câu hỏi trang 8 Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.5, hãy cho biết phương pháp bản đồ - biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách nào. Lấy ví dụ về một đối tượng địa lí được biểu hiện bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ mà em biết...

Câu hỏi trang 9 Địa lí 10: Dựa vào các thông tin trên, hãy đọc bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất (hình 2.4)...

Câu hỏi trang 9 Địa lí 10: Đọc thông tin, hãy trình bày một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống...

Luyện tập 1 trang 10 Địa lí 10: Hoàn thành bảng theo mẫu sau để phân biệt các phương pháp biểu hiện bản đồ...

Luyện tập 2 trang 10 Địa lí 10: Nêu các bước để sử dụng bản đồ địa lí trong học tập và đời sống...

Vận dụng 3 trang 10 Địa lí 10: Hãy điền những phương pháp phù hợp vào bảng theo mẫu sau để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ...

Vận dụng 4 trang 10 Địa lí 10: Hãy sử dụng máy tính xách tay, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có dịch vụ định vị GPS để tìm đường đi, khoảng cách và thời gian di chuyển từ trường về nhà...

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Bài 2: Sử dụng bản đồ

Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng

Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Đánh giá

0

0 đánh giá