Giải SGK Địa Lí 10 Bài 1 (Cánh diều): Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh

5.6 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 1 từ đó học tốt môn Địa 10.

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Video giải Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh - Cánh diều

Khái quát về môn Địa Lí ở trường phổ thông

Câu hỏi trang 3 Địa lí 10: Đọc thông tin, hãy nêu những hiểu biết của em về môn Địa lí ở trường phổ thông.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin ở mục “Khái quát về môn Địa lí ở trường phổ thông”.

Trả lời:

Hiểu biết của em về môn Địa lí ở trường phổ thông:

- Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí, gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội.

- Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu,… và việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.

Vai trò của môn Địa Lí với cuộc sống

Câu hỏi trang 3 Địa lí 10: Hãy lấy một ví dụ thể hiện được vai trò của môn Địa lí trong cuộc sống hằng ngày của bản thân em.

Phương pháp giải:

Liên hệ với thực tế.

Trả lời:

Ví dụ: Thông qua việc học môn Địa lí, em có hiểu biết về các mùa nơi mình đang sinh sống diễn ra như thế nào, có tác động đến đời sống và sản xuất của con người ra sao? Biết được quy luật mùa và tác động của nó, em sẽ có cách ứng xử phù hợp để thích nghi với nhịp điệu mùa ở địa phương.
 
Định hướng nghề nghiệp

Câu hỏi trang 4 Địa lí 10: Hãy lựa chọn một nghề nghiệp theo định hướng của môn Địa lí mà em yêu thích và giải thích tại sao.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1, chọn 1 nghề nghiệp mà em thích nhất.

Địa Lí 10 Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh | Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

(Em tự chọn 1 nghề nghiệp theo định hướng của môn Địa lí mà em yêu thích).

Ví dụ:

- Nghề nghiệp theo định hướng của môn Địa lí mà em yêu thích là giáo viên địa lí.

- Em thích nghề này vì em muốn giúp các em học sinh có hiểu biết về các hiện tượng, quy luật tự nhiên, từ đó vận dụng kiến thức địa lí đã học vào trong cuộc sống; khám phá đặc điểm thiên nhiên, kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới,…

Luyện tập và Vận dụng (trang 4)

Luyện tập trang 4 Địa lí 10: Trình bày khái quát đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở trường phổ thông.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức ở mục “Khái quát về môn Địa lí ở trường phổ thông”.

Trả lời:

- Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí. Trong đó, gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội.

=> Hai bộ phận gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.

- Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu,… và việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.

Vận dụng trang 4 Địa lí 10: Hãy kể tên một số nghề nghiệp mà em biết có liên quan đến kiến thức địa lí.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân.

Trả lời:

Một số nghề nghiệp mà em biết có liên quan đến kiến thức địa lí:

- Giáo viên;

- Nhà địa chất;

- Chuyên gia bản đồ;

- Chuyên viên quản lý, nghiên cứu về quy hoạch lãnh thổ,…

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh

I. Khái quát về môn địa lí ở trường phổ thông

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh - Cánh diều (ảnh 1)

- Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí.

- Địa lí học gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.

- Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu,... và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.

II. Vai trò của môn địa lí với cuộc sống

- Môn Địa lí cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh và các vùng trên bề mặt Trái Đất.

- Giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội.

- Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực và mở ra những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.

III. Định hướng nghề nghiệp

- Định hướng nghề nghiệp của môn Địa lí tương đối rộng và cụ thể.

- Bằng năng lực và sở thích của mình, em có thể lựa chọn một trong những nhóm nghề nghiệp sau đây:

* Thứ nhất, nhóm nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí tự nhiên

- Nhóm nghề nghiệp về thành phần tự nhiên, như: khí hậu học, thổ nhưỡng học.

- Nhóm nghề nghiệp về tự nhiên tổng hợp, như: môi trường, tài nguyên thiên nhiên…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh - Cánh diều (ảnh 1)

* Thứ hai, nhóm nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí kinh tế - xã hội

- Nhóm nghề nghiệp về địa lí dân cư, như: dân số học, đô thị học….

- Nhóm nghề nghiệp về địa lí các ngành kinh tế, như: nông nghiệp, du lịch…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh - Cánh diều (ảnh 1)

Hướng dẫn viên du lịch

* Thứ ba, nhóm nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí tổng hợp

- Nhóm nghề nghiệp về địa lí tổng hợp, như: quy hoạch, GIS…

- Nhóm nghề nghiệp đào tạo giáo viên và các nghề nghiệp khác.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh - Cánh diều (ảnh 1)

Giáo viên dạy môn địa lí

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Sử dụng bản đồ

Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng

Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Đánh giá

0

0 đánh giá