Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 bài văn mẫu Đoạn văn những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng, chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Đoạn văn những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.
Đoạn văn những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng - mẫu 1
Người đàn ông cô độc giữa rừng là một đoạn trích tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ. Chỉ bằng một cuộc chuyện trò nho nhỏ và qua hình ảnh nhân vật tiêu biểu là chú Võ Tòng, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa rõ nét hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu chất phác, thật thà hồn nhiên. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc đi với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung.
Đoạn văn những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng - mẫu 2
“Người đàn ông cô độc giữa rừng” được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Nhà văn đã khắc họa hình ảnh nhân vật Võ Tòng qua nhiều điểm nhìn khác nhau. Cách kể này giúp cho người đọc có cách nhìn đa chiều về Võ Tòng. Với An, Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Với người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Không chỉ vậy, thiên nhiên núi rừng Nam Bộ cũng hiện lên vô cùng đẹp đẽ, chân thực qua những câu văn miêu tả tinh tế. Những cánh rừng hoang sơ, cảnh sông nước và con thuyền là nét đặc trưng không thể thiếu. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ.
Khi đọc “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, tôi thấy được nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trước hết, về nội dung, đoạn trích kể về cuộc đời nhân vật Võ Tòng với những nét tính cách đại diện cho con người Nam Bộ, đó là vẻ hồn hậu, chất phác và trọng nghĩa tình. Bên cạnh đó, khung cảnh thiên nhiên núi rừng, sông nước hoang sơ, kì vĩ cũng được khắc họa đầy sinh động, tinh tế. Về nghệ thuật, tác giả sử dụng linh hoạt giữa ngôi kể thứ nhất - lời kể của An với thứ ba - người kể chuyện kết hợp với đa điểm nhìn - An, dân làng, người kể chuyện. Điều này giúp cho tác phẩm trở nên khách quan hơn, nhân vật Võ Tòng hiện lên một cách đa chiều hơn. Những câu văn miêu tả cảnh thiên nhiên sử dụng ngôn từ, hình ảnh tinh tế. Cùng với đó, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam bộ với những từ ngữ địa phương. Tất cả đã góp phần làm nên nét đặc sắc cho đoạn trích này.
Về nội dung, đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” đã khắc họa vô cùng chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ. Cùng với đó, qua nhân vật Võ Tòng, Đoàn Giỏi đã cho thấy những tính cách tiêu biểu của con người nơi đây: hồn hậu, chất phác và trọng nghĩa tình. Còn về nghệ thuật, đoạn trích đã miêu tả thành công tâm lí nhân vật với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị và mang đậm chất Nam Bộ.
Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” có những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trước hết, về nội dung đoạn trích đã khắc họa vô cùng chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên và tính cách của con người Nam Bộ. Thiên nhiên hiện lên với núi rừng hoang sơ, sông nước hữu tình. Còn tính cách của con người Nam Bộ thì chất phác, dũng cảm và trọng tình nghĩa. Tiếp đến là nghệ thuật, đoạn trích sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt giúp câu chuyện thêm khách quan. Giọng điệu, ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.
Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Nhà văn đã miêu tả thành công nhân vật Võ Tòng bằng cách sử dụng sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt (ngôi kể thứ nhất - cậu bé an, ngôi kể thứ ba). Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Từ đó, người đọc thấy được phẩm chất của con người Nam Bộ: dũng cảm, chất phác. Cùng với đó, vẻ đẹp thiên nhiên của Nam Bộ cũng hiện lên với những cánh rừng hoang sơ, cảnh sông nước và con thuyền đặc trưng. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc thể hiện đặc trưng Nam Bộ bằng cách miêu tả tính cách nhân vật, quang cảnh thiên nhiên cùng giọng văn, từ ngữ đậm chất Nam Bộ.
Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích trong “Đất rừng phương Nam” có những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, đoạn trích kể về Võ Tòng - một nhân vật mang những nét tính cách đại diện cho con người Nam Bộ: hồn hậu, chất phác và trọng nghĩa tình. Không chỉ vậy, truyện còn khắc họa được những nét đặc trưng của thiên nhiên Nam Bộ với khung cảnh núi rừng, sông nước hoang sơ, kì vĩ. Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng linh hoạt ngôi kể (thứ nhất - lời kể của An, thứ ba) giúp cho tác phẩm hiện lên khách quan, chân thực hơn. Cùng với đó, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam bộ với những từ ngữ địa phương cũng góp phần làm nên đặc sắc của văn bản.
Nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa được những nét đẹp tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ qua đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. Trước tiên, hình tượng con người Nam Bộ với những nét tính cách đặc trưng như hồn hậu, chất phác, thật thà được thể hiện rõ nét qua các nhân vật, tiêu biểu là nhân vật Võ Tòng. Cùng với đó, bức tranh thiên nhiên cũng được hiện lên đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc cảm thấy yêu thích, say mê. Tiếp đến, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc kết hợp với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc và khách quan hơn với người đọc. Nhân vật Võ Tòng được khắc họa dưới nhiều góc nhìn khác nhau hơn, hiện lên một cách toàn diện hơn. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị với việc sử dụng nhiều từ ngữ địa phương kết hợp với giọng văn nhẹ nhàng càng làm tăng thêm màu sắc Nam Bộ trong tác phẩm.
Đoạn văn những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng - mẫu 9
Văn bản "Người đàn ông cô độc giữa rừng" thể hiện rõ sự kết hợp tài tình giữa mô tả thiên nhiên và sâu sắc về tâm lý con người. Tác giả đã tạo ra một bức tranh sống động về cuộc sống ở vùng Nam Bộ thông qua hình tượng chú Võ Tòng, với tính cách cương trực, dũng mãnh và tình yêu thương đối với mảnh đất quê hương. Nghệ thuật miêu tả của tác giả cùng với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt đã làm cho câu chuyện trở nên chân thực và đầy cảm xúc, gợi lên trong người đọc tình cảm sâu sắc và sự gần gũi với vùng đất Nam Bộ và con người tại đó.
Chỉ bằng một cuộc chuyện trò, tác giả đã khắc họa được những nét đẹp tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. Hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu, chất phác, thật thà hồn nhiên được tác giả thể hiện rõ nét qua hình ảnh nhân vật, tiêu biểu là nhân vật chú Võ Tòng. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc kết hợp với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc và khách quan hơn với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên, yêu thích và nhớ nhung.
Với ngòi bút sáng tạo, qua đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng", nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa chân thực vẻ đẹp con người và thiên nhiên nơi đất rừng miền Tây Nam Bộ. Đoạn trích đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Võ Tòng - một người chất phác, cởi mở, phóng khoáng và vô cùng gan dạ. Bên cạnh những đặc sắc về nội dung, chúng ta không thể phủ nhận những độc đáo trong nghệ thuật. Chỉ trong một đoạn trích ngắn, ta thấy được sự tài tình của nhà văn khi có sự chuyển đổi lời kể từ ngôi thứ nhất xưng "tôi" của nhân vật bé An sang lời kể của ngôi kể chuyện thứ ba. Việc sử dụng kết hợp nhiều lời kể cùng ngôn ngữ và cách miêu tả phong cảnh, tính cách con người đậm chất Nam Bộ đã làm người đọc hiểu rõ hơn về vùng đất phương Nam cũng như phong cách nghệ thuật đặc trưng của Đoàn Giỏi. Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đã mở ra hình ảnh tươi đẹp của con người và thiên nhiên nơi đây.
Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" trích trong "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi được coi là đoạn trích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Ngòi bút sắc nét của Đoàn Giỏi đã rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh con người và khung cảnh thiên nhiên đậm chất Nam Bộ. Hình ảnh Võ Tòng hiện lên là một người gan dạ, chất phác và phòng khoáng, sống hòa mình với thiên nhiên. Để người đọc hiểu hơn nữa về con người Võ Tòng, nhà văn đã rất sáng tạo trong việc kết hợp lời kể theo ngôi thứ nhất xưng "tôi" và lời kể theo ngôi thứ ba. Nhờ có sự kết hợp này, việc khắc họa nhân vật đã trở nên đa chiều, toàn diện hơn. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cùng cách miêu tả tính cách con người, phong cảnh thiên nhiên đậm chất Nam Bộ đã hoàn toàn thu hút bạn đọc đến với đất rừng phương Nam - nơi con người và thiên nhiên giao cảm hòa hợp. Với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật như vậy, đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" sẽ mãi in sâu trong tâm trí mỗi bạn đọc chúng ta.
Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" với nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đã khẳng định được ngòi bút tài hoa của Đoàn Giỏi. Chỉ với một đoạn trích ngắn, nhà văn đã khắc họa chân thực vẻ đẹp thiên nhiên và con người vùng U Minh. Võ Tòng hiện lên với cuộc sống cô độc nơi đất rừng, với cái tính cách chất phác, phóng khoáng, ngang tàng và gan dạ. Và để làm nổi bật nhân vật này, nhà văn đã tinh tế kết hợp hai ngôi kể,ngôi thứ nhất xưng "tôi" và ngôi kể thứ ba. Đặc sắc trong nghệ thuật còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ, cách miêu tả tính cách con người, thiên nhiên mang màu sắc Nam Bộ. Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" sẽ khiến bạn đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung vùng đất phương Nam tươi đẹp.
Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là đoạn trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Văn bản đã thành công trong việc miêu tả nhân vật Võ Tòng bằng cách sử dụng nhiều ngôi kể và những tình tiết đặc sắc. Đó là ngôi kể thứ nhất xưng "tôi" của nhân vật An, và ngôi kể thứ ba của người kể chuyện. Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc thể hiện đặc trưng Nam Bộ bằng cách miêu tả tính cách nhân vật, quang cảnh thiên nhiên cùng giọng văn, từ ngữ đậm chất Nam Bộ.
Khi đọc “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, tôi thấy được nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trước hết, về nội dung, đoạn trích kể về cuộc đời nhân vật Võ Tòng với những nét tính cách đại diện cho con người Nam Bộ, đó là vẻ hồn hậu, chất phác và trọng nghĩa tình. Bên cạnh đó, khung cảnh thiên nhiên núi rừng, sông nước hoang sơ, kì vĩ cũng được khắc họa đầy sinh động, tinh tế. Về nghệ thuật, tác giả sử dụng linh hoạt giữa ngôi kể thứ nhất - lời kể của An với thứ ba - người kể chuyện kết hợp với đa điểm nhìn - An, dân làng, người kể chuyện. Điều này giúp cho tác phẩm trở nên khách quan hơn, nhân vật Võ Tòng hiện lên một cách đa chiều hơn. Những câu văn miêu tả cảnh thiên nhiên sử dụng ngôn từ, hình ảnh tinh tế. Cùng với đó, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam bộ với những từ ngữ địa phương. Tất cả đã góp phần làm nên nét đặc sắc cho đoạn trích này.
Văn bản “ Người đàn ông cô độc giữa rừng” kể về cuộc gặp gỡ của tía con An và chú Võ Tòng, cuộc gặp gỡ ấy tuy ngắn gủi nhưng đã cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường, dũng cảm của những con người trong thời kì đất nước bị xâm chiếm. Về nghệ thuật, kết hợp ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba làm cho ngôi kể thứ nhất giúp thể hiện rõ suy nghĩ, tình cảm của nhân vật, qua đó ta hiểu rõ nhân vật hơn. Tuy nhiên ở đây, khi kể lại lai lịch, xuất thân của chú Võ Tòng, tác giả đã kết hợp ngôi thứ ba để kể chuyện. Ngôi thứ ba giúp chúng ta hình dung được lai lịch của chú Võ Tòng, làm câu chuyện logic hơn. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, cách miêu tả phong cảnh, tính cách, nếp sống sinh hoạt của người Nam Bộ giúp người đọc hình dung ra được mảnh đất Nam Bộ.