Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 bài văn mẫu Đoạn văn suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng một vị ngữ và một chủ ngữ, chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Đoạn văn suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng một vị ngữ và một chủ ngữ
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.
Dàn ý chi tiết
- Mở đoạn: Giới thiệu văn bản nghị luận mà em muốn trình bày suy nghĩ
- Thân đoạn: Suy nghĩ của em về văn bản đó
+ Văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một tác phẩm nghị luận đặc sắc đã làm nổi bật những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm.
+ Hệ thống lí lẽ dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật nét đẹp của bài thơ
+ Văn bản “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm nghị luận xuất sắc đã làm rõ được vốn hiểu biết phong phú và tình cảm gắn bó của Đoàn Giỏi với con người, thiên nhiên nơi miền Cửu Long Giang rộng lớn.
- Kết đoạn: Cảm nhận chung về văn bản.
Đoạn văn suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng một vị ngữ và một chủ ngữ - mẫu 1
Văn bản “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm nghị luận xuất sắc đã làm rõ được vốn hiểu biết phong phú và tình cảm gắn bó của Đoàn Giỏi với con người, thiên nhiên nơi miền Cửu Long Giang rộng lớn. Hệ thống lý lẽ và dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của tác phẩm Đất rừng phương Nam đồng thời cho thấy tài năng kể và tả kiệt xuất của tác giả Đoàn Giỏi. “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” quả là một bài nghị luận sâu sắc có nhiều điểm em cần phải học hỏi.
Chú thích:
- Vị ngữ được mở rộng bằng cụm CV:
+ một tác phẩm nghị luận/ xuất sắc đã làm rõ được vốn hiểu biết phong phú và tình cảm gắn bó của Đoàn Giỏi với con người, thiên nhiên nơi miền Cửu Long Giang rộng lớn
+ một bài nghị luận/ sâu sắc có nhiều điểm em cần phải học hỏi.
- Chủ ngữ được mở rộng bằng cụm CV: Hệ thống lý lẽ và dẫn chứng/ mạch lạc, sắc nét
Đoạn văn suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng một vị ngữ và một chủ ngữ - mẫu 2
Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh. Tác giả của văn bản - Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nghệ thuật trong các khổ thơ. Sự ấn tượng của tôi dồn cả vào việc tác giả phân tích khổ thơ cuối. Ở khổ thơ cuối, anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi Bà ơi thật cảm động. Đó là tình cảm chất chứa lâu ngày nay được phát tiết. Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần đã góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ của người cháu - chiến sĩ. Đó là vì Tổ quốc, vì nhân dân mà trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình, mà sâu sắc nhất là người bà với biết bao kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.
- Một vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh.".
- Một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần".
Đoạn văn suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng một vị ngữ và một chủ ngữ - mẫu 3
“Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận văn học rất hay và giàu giá trị. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nét đặc sắc của từng khổ thơ. Những lí lẽ và dẫn chứng được đưa ra đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa. Đồng thời, người đọc cũng thấy được tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Câu mở rộng chủ ngữ: (Những lí lẽ và dẫn chứng/ được đưa ra)//đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa.
Câu mở rộng vị ngữ: “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”//là (một văn bản nghị luận văn học/ rất hay và giàu giá trị).
Đoạn văn suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng một vị ngữ và một chủ ngữ - mẫu 4
“Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” là một văn bản nghị luận văn học rất giá trị. Với văn bản này, tác giả đã làm rõ vẻ đẹp về thiên nhiên và con người sống ở vùng đất phương Nam. Những lí lẽ, dẫn chứng được sử dụng một cách khoa học, chính xác. Bên cạnh đó, nhà văn còn đưa ra đánh giá, nhận định về truyện Đất rừng phương Nam để người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm này. Các phần nằm trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về nội dung.
Đoạn văn suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng một vị ngữ và một chủ ngữ - mẫu 5
Văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một tác phẩm nghị luận đặc sắc đã làm nổi bật những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm. Bằng hệ thống lí lẽ dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật nét đẹp của bài thơ , qua đó ta hiểu rõ hơn về những tình cảm của anh chiến sĩ dành cho người bà của mình.
- Vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: là một tác phẩm nghị luận đặc sắc làm nổi bật những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: Bằng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng mạch lạc, sắc nét.
Đoạn văn suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng một vị ngữ và một chủ ngữ - mẫu 6
Văn bản nghị luận để lại ấn tượng sâu sắc trong em là bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm. Văn bản được chia làm ba phần rõ ràng: phần một tác giả nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách, phần hai là những khó khăn và thiên hướng sai lệch của việc đọc sách hiện nay và cuối cùng là bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách. Mục đích mà tác phẩm hướng đến là giúp cho người đọc hiểu hơn về việc đọc sách quan trọng như thế nào và thúc đẩy việc đọc sách trong giới trẻ.
Đoạn văn suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng một vị ngữ và một chủ ngữ - mẫu 7
“Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận văn học rất hay và giàu giá trị. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nét đặc sắc của từng khổ thơ. Những lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa. Đồng thời, người đọc cũng thấy được tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Câu mở rộng chủ ngữ: Những lí lẽ và dẫn chứng mà (tác giả/ đưa ra) đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa.
Câu mở rộng vị ngữ: “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là (một văn bản nghị luận văn học/ rất hay và giàu giá trị).
Đoạn văn suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng một vị ngữ và một chủ ngữ - mẫu 8
Em rất cảm động với tình cảm bà cháu thiêng liêng trong tác phẩm thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đó là thứ tình cảm thuần túy và trong sáng nhất, xuất phát từ hai trái tim tràn đầy tình yêu thương của bà và cháu. Hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất không chỉ không làm thấp đi tình cảm bà cháu. Trái lại, càng khiến cho tình cảm ấy trở nên thiêng liêng hơn. Người bà khốn khó ấy, đã chắt chiu, hi sinh, dành dụm từng chút một để cho cháu một tuổi thơ hạnh phúc. Còn người cháu, thì sẵn sàng ra chiến trường, chiến đấu hết mình để bảo vệ tổ quốc, quê hương và người bà ở nơi đó. Tình cảm thiêng liêng ấy, được nhà thơ Xuân Quỳnh thể hiện một cách nhẹ nhàng và sâu lắng qua bài thơ Tiếng gà trưa.
Đoạn văn suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng một vị ngữ và một chủ ngữ - mẫu 9
Văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một tác phẩm nghị luận đặc sắc đã làm nổi bật những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm. Bằng hệ thống lí lẽ dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật nét đẹp của bài thơ, qua đó ta hiểu rõ hơn về những tình cảm của anh chiến sĩ dành cho người bà của mình.
- Vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: là một tác phẩm nghị luận đặc sắc làm nổi bật những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: Bằng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng mạch lạc, sắc nét.
Đoạn văn suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã học, có sử dụng một vị ngữ và một chủ ngữ - mẫu 10
Văn bản “Thánh Gióng tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước” đã giúp tôi hiểu hơn về truyền thuyết Thánh Gióng. Qua văn bản, tác giả đã làm rõ những giá trị của truyền thuyết Thánh Gióng trên nhiều phương diện. Về sự ra đời, mẹ Gióng có thai không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, mang thai mười hai tháng rồi mới sinh nở. Sự sinh nở thần kì này vẫn thường thấy trong truyện dân gian. Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Tiếng nói đầu tiên cất lên là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Sức mạnh của Thánh Gióng được nuôi dưỡng từ những điều giản dị, từ sức mạnh của nhân dân. Khi giặc đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Gióng đánh giặc bằng cả cỏ cây đất nước. Nhân dân rất yêu mến đã bất tử hóa với non sông, đất nước. Chiến công của Gióng đã để lại cho quê hương nhiều chứng tích như. Tất cả như muốn minh chứng rằng câu chuyện có thật, làm mọi người tin vào truyền thống giữ nước của dân tộc. Văn bản ngắn gọn nhưng gửi gắm nhiều kiến thức giá trị.