Cho ví dụ về ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật

9 K

Với giải Luyện tập 2 trang 66 Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

Luyện tập 2 trang 66 Địa Lí 10: Cho ví dụ về ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân.

Trả lời:

Ví dụ về ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật:

- Con người tạo nên các giống loài mới nhờ lai giống: Lai giữa lợn đực giống Yorkshire hoặc lợn đực Landrace với lợn nái Móng Cái để tạo ra giống lợn mới có thể trọng cao, tốc độ tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao hơn so với lợn thịt Móng Cái.

- Con người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật: Việc chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ đã làm suy giảm nhiều loài thực vật và mất nơi sinh sống của nhiều loài động vật.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới lạnh?

A. Thảo nguyên.

B. Đài nguyên.

C. Rừng lá rộng.

Đáp án: B

Giải thích: Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới lạnh là đài nguyên.

D. Rừng lá kim.

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất.

B. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.

C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm.

D. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

Đáp án: A

Giải thích: Sự phát triển và phân bố của thực vật chịu ảnh hưởng của các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất. Mỗi loài thực vật phát triển thích hợp ở mỗi loại đất nhất định. Một số loài động vật không thích ánh sáng thường trú ẩn trong các hang ở dưới đất.

Câu 3. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật?

A. Hướng nghiêng.

B. Hướng sườn.

C. Độ dốc.

D. Độ cao.

Đáp án: B

Giải thích: Hướng sườn khác nhau thường có lượng nhiệt, ẩm và sự chiếu sáng khác nhau nên sinh vật phát triển khác nhau, độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật cũng khác nhau.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá