Với giải Luyện tập 2 trang 142 Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ
Luyện tập 2 trang 142 Địa Lí 7: Dựa vào hình 13.3, hãy xác định vị trí các khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 13.3.
Trả lời:
Vị trí của các khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ:
- Bắc Mỹ: gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa.
- Trung Mỹ: gồm dải đất từ Mê-hi-cô đến Pa-na-ma và các đảo, quần đảo trong biển Ca-ri-bê.
- Nam Mỹ: vùng đất rộng lớn gồm nhiều quốc gia ở phía nam Pa-ma-ma.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Nơi hẹp nhất châu Mỹ là?
A. Eo đất Trung Mỹ.
B. Cực Bắc khu vực Bắc Mỹ.
C. Sơn nguyên Mê-hi-cô.
D. Cực nam khu vực Nam Mỹ.
Đáp án: A
Giải thích:
Châu Mỹ gồm hai lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ được nối với nhau bằng eo đất hẹp Trung Mỹ (Hình 13.3 Bản đồ các khu vực của châu Mỹ) (SGK - trang 142).
Câu 2. Kênh đào Pa-na-ma nối liền hai đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương với Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương với Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương.
Đáp án: C
Giải thích:
(Hình 13.3 Bản đồ các khu vực của châu Mỹ) (SGK - trang 142).
Câu 3. Châu Mỹ còn được gọi với tên gọi nào sau đây?
A. Thế giới mới.
B. Tân thế giới.
C. Thế giới phẳng.
D. Thế giới tách biệt.
Đáp án: B
Giải thích:
Châu Mỹ là một vùng đất mới, còn được gọi là “Tân thế giới” (SGK - trang 140).
Xem thêm lời giải Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 140 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:...
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 12: Thực hành: sưu tầm tư liệu về Cộng hòa Nam Phi
Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ
Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ
Bài 15: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ