Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

15.4 K

Với giải Câu hỏi trang 52 Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa

Câu hỏi trang 52 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin mục 2 (Các nân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông).

- Phân tích các nhân tố:

+ Nguồn cung cấp nước sông.

+ Các nhân tố tự nhiên khác (địa hình; thực vật; hồ, đầm).

Trả lời:

Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:

* Nguồn cung cấp nước sông:

- Tùy thuộc nguồn cung cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau:

+ Sông chỉ có 1 nguồn cấp nước (mưa) => chế độ nước đơn giản.

+ Sông có nhiều nguồn cấp nước (mưa, băng, tuyết tan) => chế độ nước tương đối phức tạp.

- Nước ngầm có vai trò quan trọng trong điều hòa chế độ nước sông:

+ Vùng cấu tạo bởi đá thấm nước (granit, biến chất), nguồn nước ngầm phong phú => sông ngòi có lượng nước dồi dào.

+ Vùng cấu tạo bởi đá không thấm nước (đá phiến sét), mùa mưa lũ lên rất nhanh, mùa khô nước sông cạn kiệt hoặc rất ít nước.

* Các nhân tố tự nhiên khác:

- Địa hình: miền núi do địa hình dốc nên sông có tốc độ dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng.

- Thực vật: khi nước mưa rơi xuống, 1 lượng lớn nước được tán cây giữ lại, thấm dần vào đất tạo những mạch nước ngầm. Rừng ở thượng nguồn giúp điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt,…

- Hồ, đầm: điều hòa chế độ nước sông (mùa lũ, 1 phần nước sông chảy vào hồ, đầm; mùa cạn cung cấp nước cho sông).

LÝ THUYẾT NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

a. Nguồn cung cấp nước sông

- Sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nước (mưa), chế độ nước đơn giản. Sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước (mưa; băng, tuyết tan) chế độ nước tương đối phức tạp.

- Những vùng cấu tạo bởi đá granit và đá biến chất có khả năng thấm nước, tạo nguồn nước ngầm phong phú, nên sông ngòi có lượng nước dồi dào. Những vùng có cấu tạo đá phiến sét không thấm nước, lũ lên nhanh vào mùa mưa, đến mùa khô thì nước sông cạn kiệt hoặc rất ít nước.

Lý thuyết Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Sông Hồng

b. Các nhân tố tự nhiên khác

- Địa hình: do độ dốc địa hình, sông có tốc độ dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng.

- Thực vật: khi nước mưa rơi xuống, một lượng nước lớn được tán cây giữ lại. Nước thấm dần vào đất tạo những mạch nước ngầm.

– Hồ, đầm nối với sông điều hoà chế độ nước sông. Khi nước sông lên, một phần nước chảy vào hồ, đầm. Vào mùa cạn, hồ cung cấp nước ngược lại cho sông.

2. Hồ

- Khái niệm: Hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa không thông với biển. Độ sâu từ vài mét tới hàng trăm mét, đôi khi đạt tới trên 1000m

- Dựa trên nguồn gốc hình thành các hồ tự nhiên chia thành hai nhóm hồ:

+ Hồ có nguồn gốc nội sinh: hình thành do các đứt gãy lớn, hồ núi lửa hình thành trên miệng núi lửa đã tắt.

+ Hồ có nguồn gốc ngoại sinh: hồ do băng hà tạo ra, hồ bồi tụ do sông.

- Hồ nhân tạo được xây dựng để sản xuất thuỷ điện và cung cấp nước cho sản xuất và đời sống

Lý thuyết Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hồ Ba Bể (Bắc Kạn)

3. Nước băng tuyết

- Trên các đỉnh núi cao và vùng cực, do khí hậu quanh năm lạnh giá nên nước tồn tại ở thể rắn gọi là nước băng tuyết, bao phủ 10% diện tích lục địa.

- Phân bố rải rác ở đỉnh núi cao, chiếm khoảng 3% diện tích băng trên toàn Trái Đất, cung cấp nước cho nhiều con sông lớn.

- Ý nghĩa: điều hoà nhiệt độ Trái Đất, cung cấp nước ngọt (70% nước ngọt trên Trái Đất).

Lý thuyết Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

4. Nước ngầm

- Nằm bên trong vỏ Trái Đất, tồn tại thường xuyên trong tầng chứa nước.

- Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc vào: nguồn cung cấp nước, địa hình và cấu tạo đất đá, thực vật.

- Có vai trò quan trọng trong sinh hoạt và sản xuất, ổn định dòng chảy và chống sụt lún,… việc khai thác quá mức làm mực nước ngầm suy giảm.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 52 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:...

Câu hỏi trang 53 Địa lí 10: Dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, em hãy phân loại hồ dựa theo nguồn gốc hình thành và mô tả đặc điểm của các loại hồ...

Câu hỏi trang 54 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của nước băng tuyết...

Câu hỏi trang 54 Địa lí 10: Dựa vào hình 12.2 và đọc thông tin trong bài, em hãy:..

Câu hỏi trang 55 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:...

Luyện tập 1 trang 56 Địa lí 10: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện các thành phần của thủy quyển...

Luyện tập 2 trang 56 Địa lí 10: Dựa vào hình 12.3, hãy trình bày chế độ nước của sông Hồng...

Vận dụng trang 56 Địa lí 10: Em hãy viết một báo cáo ngắn tìm hiểu về các đặc điểm và vai trò của những sông (hồ) ở địa phương em sinh sống...

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa

Bài 13: Nước biển và đại dương

Bài 14: Đất

Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá