Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân

14.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.

Sinh học lớp 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

I. Chu kì tế bào

Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn chính: kỳ trung gian và quá trình nguyên phân.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 1)

Thời gian của chu kì tế bào và tốc độ phân chia ở mỗi loại tế bào là khác nhau. 

Ví dụ: - Tế bào phôi động vật chỉ mất 20 phút để hoàn thành 1 chu kì trong khi đó, 1 chu kì tế bào gan kéo dài tới 6 tháng.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 2)

II. Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân

1. Khái niệm sinh sản của tế bào

Là quá trình các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu, làm tăng số lượng tế bào và thay thế các tế bào chết. Điểm đặc biệt nhất là sự truyền chính xác DNA từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 3)

2. Cơ chế sinh sản tế bào - nguyên phân

Phân chia nhân gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối, quá trình phân chia nhân thực chất là phân chia vật chất di truyền (NST) đồng đều cho 2 tế bào con.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 4)

Sau khi phân chia nhân xong, tế bào tiến hành phân chia tế bào chất, quá trình này ở tế bào thực vật và tế bào động vật có một chút khác biệt:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 5)

3. Ý nghĩa của nguyên phân

  • Nguyên phân giúp duy trì ổn định vật chất tế bào qua các thế hệ tế bào, thay thế các tế bào già, chết, tổn thương, giúp cơ thể lớn lên và tái sinh các bộ phận. 

  • Là hình thức sinh sản ở những loài sinh vật nhân thực đơn bào và loài sinh sản vô tính.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 6)

Ảnh chụp các tế bào thực vật nguyên phân:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 7)

Ảnh chụp các tế bào thực vật nguyên phân:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 8)

III. Ung thư và cách phòng tránh

1. Chu kì tế bào mất kiểm soát gây ung thư

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 9)

2. Tình hình ung thư ở Việt Nam

Số ca ung thư mắc mới tại Việt Nam năm 2020 được IACR thống kê:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 10)

3. Phòng tránh ung thư

- Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích ...

- Có chế độ ăn uống mành mạnh, ăn nhiều rau, quả, hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, không ăn thực phẩm nấm mốc ...

- Xây dựng chế độ tập luyện thể thao và nghỉ ngơi hợp lí, giữ tinh thần thoải mái, tích cực ...

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 11)

- Quan hệ tình dục an toàn

- Giữ môi trường sống trong lành

Sơ đồ tư duy chu kì tế bào và nguyên phân:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân (ảnh 12)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

Câu 1: Chu kì tế bào được kiểm soát chặt chẽ bởi những điểm kiểm soát là

A. điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát M.

B. điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.

C. điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.

D. điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2.

Đáp án đúng là: B

Chu kì tế bào được kiểm soát chặt chẽ bởi những điểm kiểm soát là: điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.

Câu 2: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì tế bào sẽ chuyển sang

A. pha S.

B. pha G2.

C. phân chia nhân của pha M.

D. phân chia tế bào chất của pha M.

Đáp án đúng là: A

Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì tế bào sẽ chuyển sang pha S.

Câu 3: Vai trò của các điểm kiểm soát trong trong chu kì tế bào là

A. giúp tăng tốc độ phân chia của tế bào.

B. giúp giảm tốc độ phân chia của tế bào.

C. giúp đảm bảo sự chính xác của chu kì tế bào.

D. giúp đảm bảo sự tiến hóa của chu kì tế bào.

Đáp án đúng là: C

Các điểm kiểm soát có vai trò giúp đảm bảo sự chính xác của chu kì tế bào. Nếu cơ chế kiểm soát phát hiện ra các sai sót (bên trong tế bào hoặc ngoài tế bào) thì chúng sẽ chặn chu kì tế bào tại điểm kiểm soát và ngăn không cho tế bào tiến vào giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào đến khi các sai sót được sửa chữa xong.

Câu 4: Trong nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào xảy ra ở

A. kì đầu.

B. kì giữa.

C. kì sau.

D. kì cuối.

Đáp án đúng là: C

Tại kì sau của nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.

Câu 5: Tại sao có thể quan sát nhiễm sắc thể rõ nhất tại kì giữa của nguyên phân?

A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn cực đại.

B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại.

C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi tạo thành nhiễm sắc kép.

D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li về hai cực của tế bào.

Đáp án đúng là: B

Tại kì giữa, các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại nên có hình dạng đặc trưng.

Câu 6: Chu kì tế bào là

A. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

B. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào đạt kích thước tối đa.

C. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào già và chết đi.

D. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào trưởng thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

Đáp án đúng là: A

Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thời gian chu kì tế bào?

A. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.

B. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.

C. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các tế bào cùng loại của cùng một cơ thể sinh vật.

D. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các tế bào cùng loại của các cơ thể khác nhau.

Đáp án đúng là: A

Thời gian chu kì tế bào và tốc độ phân chia tế bào ở các loại tế bào khác nhau của một cơ thể sinh vật là rất khác nhau.

Câu 8: Trình tự các pha trong chu kì tế bào là

A. Pha G1 → Pha G2 → Pha S → Pha M.

B. Pha M → Pha G1 → Pha S → Pha G2.

C. Pha G1 → Pha S → Pha G2 → Pha M.

D. Pha M → Pha G1 → Pha G2 → Pha S.

Đáp án đúng là: C

Trình tự các pha trong chu kì tế bào là: Pha G1 → Pha S → Pha G2 → Pha M.

Câu 9: Sự kiện nào sau đây diễn ra ở pha S của chu kì tế bào?

A. Tế bào ngừng sinh trưởng.

B. DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi.

C. Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào.

D. Các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng của tế bào.

Đáp án đúng là: B

Tại pha S của chu kì tế bào, DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 chromatid dính ở tâm động, tế bào tiếp tục tăng trưởng.

Câu 10: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất hiện ở

A. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa).

B. pha S, pha G2, pha M (kì giữa, kì sau).

C. pha S, pha G2, pha M (kì sau, kì cuối).

D. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì cuối).

Đáp án đúng là: A

Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi nhiễm sắc thể diễn ra ở pha S của kì trung gian, sự phân chia nhiễm sắc thể diễn ra ở kì sau của pha M. Do đó, trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất hiện ở pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa).

Câu 11: Hai tế bào mới sinh ra sau nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể giống nhau là nhờ

A. sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con.

B. sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân.

C. sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST.

D. sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân.

Đáp án đúng là: C

Nguyên phân tạo ra các tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau chủ yếu là nhờ sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST: Sự nhân đôi chính xác DNA ở pha S của kì trung gian giúp tăng gấp đôi lượng vật chất di truyền trong nhân. Sau đó, nhờ sự phân li đồng đều của các NST ở kì sau của nguyên phân giúp chia đều vật chất di truyền cho các tế bào.

Câu 12: Tại sao có sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật?

A. Vì tế bào động vật có lysosome.

B. Vì tế bào động vật có trung thể.

C. Vì tế bào thực vật có lục lạp.

D. Vì tế bào thực vật có thành tế bào.

Đáp án đúng là: D

Vì tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc nên sự phân chia tế bào chất ở thực vật diễn ra theo hình thức hình thành vách ngăn chứ không thể diễn ra theo hình thức hình thành eo thắt như ở tế bào động vật.

Câu 13: Cho các vai trò sau:

(1) Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển.

(2) Giúp cơ thể đa bào tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương.

(3) Là cơ chế sinh sản của nhiều sinh vật đơn bào.

(4) Là cơ chế sinh sản của nhiều loài sinh sản vô tính.

Số vai trò của quá trình nguyên phân là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: D

Đối với sinh vật đa bào, nguyên phân giúp làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, đồng thời, đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương, thay thế các tế bào bị chết. Đối với cơ thể đơn bào và đa bào sinh sản vô tính, nguyên phân là cơ chế sinh sản.

Câu 14. Khối u ác tính là hiện tượng?

A. tế bào không lan rộng đến vị trí khác.

B. tế bào có khả năng lây lan sang các mô lân cận và các cơ quan ở xa.

C. tế bào không lan rộng nhưng xâm lấn sang các mô lân cận.

D. tế bào phân chia một cách bình thường.

Đáp án đúng là: B.

Khối u ác tính là hiện tượng tế bào có khả năng lây lan sang các mô lân cận và các cơ quan ở xa.

Câu 15: Bệnh ung thư xảy ra là do

A.sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể.

B.sự giảm tốc độ phân chia bất bình thường của một nhóm tế bào trong cơ thể.

C. sự mất khả năng phân chia bất bình thường của một nhóm tế bào trong cơ thể.

D. sự tăng cường số lượng các điểm kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể.

Đáp án đúng là: A

Bệnh ung thư là ví dụ về hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể dẫn đến sự phân chia tế bào mất kiểm soát.

Câu 16: Cho các biện pháp sau:

(1) Khám sức khoẻ định kì.

(2) Giữ môi trường sống trong lành.

(3) Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,…

(4) Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện hợp lí.

Số biện pháp có tác dụng phòng tránh ung thư là

A. 1

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: D

Cả 4 biện pháp trên đều có tác dụng tích cực để phòng tránh ung thư.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 12: Thông tin giữa các tế bào

Bài 14: Giảm phân

Bài 16: Công nghệ tế bào

Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá