Lý thuyết Sinh học 10 Bài 12 (Cánh diều): Thông tin giữa các tế bào

10.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 12: Thông tin giữa các tế bào sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.

Sinh học lớp 10 Bài 12: Thông tin giữa các tế bào

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 12: Thông tin giữa các tế bào

I. Khái niệm về thông tin giữa các tế bào

Là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

Truyền tin tế bào có thể thực hiện giữa các tế bào của cùng một cơ thể, giữa các tế bào của cá thể cùng loài cũng như khác loài.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 12 (Cánh diều): Thông tin giữa các tế bào (ảnh 1)

Thông tin được truyền rất đa dạng, chủ yếu là tín hiệu hóa học. Tín hiệu có thể là amino acid,

peptid ngắn, phân tử protein lớn, hormone hay thậm chí là chất khí như NO.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 12 (Cánh diều): Thông tin giữa các tế bào (ảnh 2)

II. Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào

Bao gồm 3 giai đoạn: (1) tiếp nhận tín hiệu; (2) truyền tín hiệu; (3) đáp ứng tín hiệu nhận được.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 12 (Cánh diều): Thông tin giữa các tế bào (ảnh 3)
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 12 (Cánh diều): Thông tin giữa các tế bào (ảnh 4)
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 12 (Cánh diều): Thông tin giữa các tế bào (ảnh 5)

 

Cùng một loại tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau ở các tế bào khác

nhau của cơ thể.

Các tế bào không chỉ có khả năng tiếp nhận thông tin để đưa ra đáp ứng mà chúng còn có

khả năng điều chỉnh mức độ tiếp nhận thông tin cho phù hợp với nhu cầu của tế bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 12 (Cánh diều): Thông tin giữa các tế bào (ảnh 6)
Sơ đồ tư duy thông tin tế bào:
 
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 12 (Cánh diều): Thông tin giữa các tế bào (ảnh 7)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 12: Thông tin giữa các tế bào

Câu 1: Trong cơ thể đa bào, những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô thường sử dụng hình thức truyền tin là

A. truyền tin cận tiết.

B. truyền tin nội tiết.

C. truyền tin qua synapse.

D. truyền tin qua kết nối trực tiếp.

Đáp án đúng là: D

Trong cơ thể đa bào, những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô cơ thể trao đổi các chất với nhau qua kết nối trực tiếp như cầu sinh chất ở các tế bào thực vật, mối nối ở các tế bào động vật.

Câu 2: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Sự truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được thực hiện theo hình thức nào sau đây?

A. truyền tin cận tiết.

B. truyền tin nội tiết.

C. truyền tin qua synapse.

D. truyền tin qua kết nối trực tiếp.

Đáp án đúng là: B

Trong hình thức truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ, phân tử tín hiệu là hormone được tiết vào máu và truyền đi với khoảng cách xa. Do đó, đây là hình thức truyền tin nội tiết.

Câu 3: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình này, tế bào tiết là

A. tế bào tuyến giáp.

B. tế bào cơ.

C. tế bào hồng cầu.

D. tế bào tiều cầu.

Đáp án đúng là: A

Trong hình thức truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ, phân tử tín hiệu là hormone được tế bào tuyến giáp tiết ra. Do đó, tế bào tiết trong trường hợp này là tế bào tuyến giáp.

Câu 4: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình này, tế bào đích là

A. tế bào tuyến giáp.

B. tế bào cơ.

C. tế bào hồng cầu.

D. tế bào tiều cầu.

Đáp án đúng là: B

Trong hình thức truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ, tế bào cơ là tế bào tiếp nhận phân tử tín hiệu (hormone). Do đó, tế bào đích trong trường hợp này là tế bào cơ.

Câu 5: Trình tự các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào là

A. tiếp nhận → truyền tin nội bào → đáp ứng.

B. truyền tin nội bào → tiếp nhận → đáp ứng.

C. tiếp nhận → đáp ứng → truyền tin nội bào.

D. truyền tin nội bào → đáp ứng → tiếp nhận.

Đáp án đúng là: A

Trình tự các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào là: tiếp nhận → truyền tin nội bào → đáp ứng.

Câu 6: Truyền tin giữa các tế bào là

A. quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

B. quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

C. quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

D. quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

Đáp án đúng là: D

Truyền tin tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

Câu 7: Đối với sinh vật đa bào, truyền tin giữa các tế bào giúp

A. tăng tốc độ tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường sống của cơ thể.

B. tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể.

C. neo giữ các tế bào đảm bảo cố định các tế bào tại vị trí nhất định trong cơ thể.

D. tất cả các tế bào trong cơ thể đều tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.

Đáp án đúng là: B

Đối với sinh vật đa bào, thông tin được truyền giữa các tế bào tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể.

Câu 8: Hai kiểu truyền thông tin phổ biến giữa các tế bào gồm

A. truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết.

B. truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.

C. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin cận tiết.

D. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin nội tiết.

Đáp án đúng là: A

Có hai kiểu truyền thông tin phổ biến giữa các tế bào: truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết.

Câu 9: Hình thức nào sau đây là hình thức truyền tin qua kết nối trực tiếp?

A. Tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào khoang gian bào để truyền tín hiệu cho các tế bào xung quanh.

B. Tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào máu để truyền tín hiệu cho các tế bào đích ở xa.

C. Các tế bào truyền tín hiệu cho nhau qua cầu sinh chất ở thực vật hoặc mối nối ở động vật.

D. Tín hiệu là chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua khe synapse giữa tế bào thần kinh và tế bào đích.

Đáp án đúng là: C

A – truyền tin cận tiết, B – truyền tin nội tiết, C – truyền tin qua kết nối trực tiếp, D – truyền tin qua synapse.

Câu 10: Truyền tin cận tiết khác truyền tin nội tiết ở điểm là

A. có sự tiết các phân tử tín hiệu của các tế bào tiết.

B. có sự tiếp nhận các phân tử tín hiệu của các tế bào đích.

C. các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang giữa các tế bào.

D. các phân tử tín hiệu được truyền đi trong khoảng cách xa.

Đáp án đúng là: C

Trong truyền tin cận tiết, tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào khoang gian bào để truyền tín hiệu cho các tế bào xung quanh (truyền tin trong phạm vi gần).

Câu 11: Sự kiện nào sau đây luôn xảy ra ở giai đoạn tiếp nhận của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?

A. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể.

B. Phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể nằm ở bên trong tế bào tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể.

C. Phức hợp tín hiệu – thụ thể đi vào nhân và tác động đến DNA và hoạt hóa sự phiên mã gene nhất định.

D. Tế bào đích xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay giảm quá trình chuyển hóa một hoặc một số chất,…

Đáp án đúng là: A

Trong giai đoạn tiếp nhận, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể.

Câu 12: Căn cứ vào vị trí, thụ thể của tế bào được phân loại thành

A. thụ thể màng và thụ thể nội bào.

B. thụ thể màng và thụ thể trong nhân.

C. thụ thể màng nhân và thụ thể trong nhân.

D. thụ thể ngoài màng và thụ thể trong màng.

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào vị trí, thụ thể của tế bào được phân loại thành thụ thể màng và thụ thể nội bào.

Câu 13: Hormone estrogen, testosterone có bản chất là steroid. Thụ thể tế bào của những hormone thuộc loại nào sau đây?

A. Thụ thể màng.

B. Thụ thể ngoài màng.

C. Thụ thể nội bào.

D. Thụ thể ngoại bào.

Đáp án đúng là: C

Hormone estrogen, testosterone có bản chất là steroid nên có thể đi qua màng sinh chất và gắn với thụ thể nội bào.

Câu 14: Tại sao nói quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông tin?

A. Vì quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu luôn dẫn đến sự tăng cường biểu hiện của một gene tương ứng.

B. Vì từ một phân tử tín hiệu ở bên ngoài tế bào có thể hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin bên trong tế bào.

C. Vì từ một phân tử tín hiệu ở bên ngoài tế bào có thể hoạt hóa hàng loạt các tế bào tại các vị trí khác nhau của cơ thể.

D. Vì quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu luôn dẫn đến sự tăng cường trao đổi và chuyển hóa các chất của cơ thể.

Đáp án đúng là: B

Quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông tinvì từ một phân tử tín hiệu ở bên ngoài tế bào có thể hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin bên trong tế bào.

Câu 15: Tại sao phân tử tín hiệu chỉ gây đáp ứng tế bào ở một hoặc một số loại tế bào đích nhất định?

A. Vì tế bào phải có thụ thể tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu.

B. Vì tế bào phải có hình dạng tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu.

C. Vì phân tử tín hiệu có thụ thể đặc hiệu để nhận biết tế bào đích tương thích.

D. Vì phân tử tín hiệu chỉ có khả năng đi qua màng của tế bào đích tương thích.

Đáp án đúng là: A

Sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và tế bào đích mang tính đặc hiệu. Chỉ những tế bào nào có thụ thể tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu, từ đó hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào để gây đáp ứng tế bào.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào

Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

Bài 14: Giảm phân

Bài 16: Công nghệ tế bào

Đánh giá

0

0 đánh giá