Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến

6 K

Trả lời Câu hỏi 2 trang 62 sgk Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Câu 2 trang 62 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến.

Trả lời:

- Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm

   Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục

+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

  Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí

  Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen

  Bằng chứng 1.2.3: Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở

+ Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài

  Bằng chứng 1.3: câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết

- Ý kiến 2: Qua hình ảnh sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

+ Lí lẽ: Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

+ Bằng chứng 2.1: Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó

+ Bằng chứng 2.2: “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác

Đánh giá

0

0 đánh giá