Tài liệu tác giả tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen lớp 7.
Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - Ngữ văn lớp 7
I. Tác giả Hoàng Tiến Tựu
1. Tiểu sử
- Hoàng Tiến Tựu (1933-1998), quê ở Thanh Hóa
- Là chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành Văn học dân gian với nhiều công trình mà người nghiên cứu Folk litereture không thể không tham khảo… (theo PGS.TS Biện Minh Điền)
2. Sự nghiệp
- Từ 1969-1987, ông từng công tác và chủ nhiệm khoa Văn Đại học Sư phạm Vinh
- Ông là một nhà nghiên cứu văn học hàng đầu về chuyên ngành văn học dân gian với nhiều công trình nổi tiếng:
+ Văn học dân gian Việt Nam
+ Bình giảng ca dao
+ Bình giảng truyện dân gian
II. Tìm hiểu tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Trích trong Bình giảng ca dao (1992)
b. Bố cục Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen được chia thành 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “cao đẹp của nhân dân Việt Nam”): Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
- Phần 2 (tiếp theo đến “thanh cao, trong sạch”): Vẻ đẹp của sen qua các câu thơ
- Phần 3 (còn lại): Khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen
c. Thể loại
Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen thuộc thể loại nghị luận văn học
d. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen là nghị luận
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Văn bản khẳng định sự đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc
- Ngôn ngữ bình dị, lối viết giàu sức thuyết phục.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
1. Hình ảnh cây sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
- Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí.
- Đầu tiên, tác giả khẳng định vẻ đẹp tuyệt đối, không gì sánh được của sen: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
- Vẻ đẹp cây sen đã được miêu tả tài tình với “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng” nhằm nhấn mạnh sự đa dạng màu sắc của sen
- Bài ca dao được chuyển vần và thay đổi trật tự từ ngữ một cách tự nhiên, khéo léo, tựa như một dòng sông: “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”
- Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
2. Hình ảnh cây sen là ẩn dụ cho lẽ sống của người Việt Nam
- Qua hình ảnh cây sen, bài ca dao nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
- Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói.
- Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình.
→ Đó chính là cách sống đẹp, cao thượng, dẫu ở trong hoàn cảnh xấu xa, dơ bẩn vẫn giữ vững nhân cách thanh cao. Sống trong sạch là quy tắc, luật sống của con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
IV. Đọc tác phẩm: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. […] Cảnh vật ở đây là cây sen ở trong đầm. Hình ảnh cây sen trong đầm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác, vừa chân thực, sống động, vừa thể hiện triết lí sống cao đẹp của nhân dân Việt Nam.
Trước hết, vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình, […] Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen như vậy, nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác khó chịu? Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn để cho người đọc được suy nghĩ tự do. Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho nó trở thành tương đối và có tính thuyết phục.
Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất:
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí. Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen. Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông sen vừa mới nở.
Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyện (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết;
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
[…] Bài ca dao tuy đã có sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh (giữa câu hai và câu ba) nhưng tất cả sự chuyển đổi ấy đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, khiến cho bài ca dao phát triển liên tục và ngày càng mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức; không có chỗ nào bế tắc, ngưng trệ; tựa như một dòng sông, tuy có chỗ chuyển dòng, đổi hướng uốn lượn quanh co nhưng vẫn chảy thông, chảy mạnh.
[…] Bên cạnh đó, qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc, thể hiện rõ nhất ở câu thứ tư:
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
[…] Đọc đến câu này, hầu như không mấy ai dừng lâu để suy nghĩ nhiều về nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó. Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người và ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó. Và thế là “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ và được hiểu theo nghĩa bóng. Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.
Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/van-ban-hinh-anh-hoa-sen-trong-bai-ca-dao-trong-dam-gi-dep-bang-sen-a116129.html
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả - tác phẩm: Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Tác giả - tác phẩm: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
Tác giả - tác phẩm: Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
Tác giả - tác phẩm: Sức hấp dẫn của truyện ngắn chiếc lá cuối cùng