Trong không trung, một con chim đại bàng nặng 1,8 kg bay đến bắt một con chim bồ câu

1.8 K

Với giải Bài 1 trang 125 Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 19: Các loại va chạm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 19: Các loại va chạm

Bài 1 trang 125 Vật lí 10: Trong không trung, một con chim đại bàng nặng 1,8 kg bay đến bắt một con chim bồ câu nặng 0,65 kg đang bay cùng chiều với tốc độ 7 m/s. Biết tốc độ của chim đại bàng ngay trước khi bắt được bồ câu là 18 m/s (Hình 19P.1). Hãy tính tốc độ của chúng ngay sau khi đại bàng bắt được bồ câu.

Vật Lí 10 Bài 19: Các loại va chạm | Giải Lí 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 13)

Phương pháp giải:

Định luật bảo toàn động lượng:

ptr=ps

Lời giải:

Gọi:

+ Khối lượng, vận tốc trước và sau va chạm của chim đại bàng lần lượt là m1 , v1 , v’1

+ Khối lượng, vận tốc trước và sau va chạm của chim bồ câu lần lượt là m2 , v2 , v’2

Do va chạm của chim đại bàng và chim bồ câu là va chạm mềm nên ta có v’1 = v’2 = v’

Ta có: m1 = 1,8 kg; m2 = 0,65 kg; v1 = 18 m/s; v2 = 7 m/s

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của chim đại bàng.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:

ptr=psm1.v1+m2.v2=(m1+m2).v

Chiếu lên chiều dương, ta có:

m1.v1+m2.v2=(m1+m2).vv=m1.v1+m2.v2m1+m2=1,8.18+0,65.71,8+0,6515,08(m/s)

Vậy tốc độ của chúng ngay sau khi chim đại bàng bắt được bồ câu là 15,08 m/s.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá