Tại sao nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể

4.7 K

Với giải Câu hỏi 8 trang 23 Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi 8 trang 23 Sinh học 10: Tại sao nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể? Cho ví dụ.

Phương pháp giải:

Do có tính phân cực nên nước có nhiều vai trò sinh học quan trọng đối với sự sống như: là thành phần cấu tạo nên tế bào, là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết và là môi trường của các phản ứng sinh hoá, điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.

Trả lời:

Nước có thể hấp thụ nhiệt từ không khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh, nhờ đó mà nước tham gia điều hoà nhiệt độ môi trường và cơ thể sinh vật.

Ví dụ: Khi nhiệt độ không khí tăng, các tế bào khí khổng tăng thải H2O để điều hòa nhiệt độ không khí xung quanh thực vật.

Khi trời chuyển lạnh, lỗ chân lông thu nhỏ lại, làm các tế bào da giảm thoát nước để giữ ấm cho cơ thể.

Lý thuyết Nước và vai trò sinh học của nước

1. Cấu tạo và tính chất của nước

Nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng hai liên kết cộng hoá trị.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Các nguyên tố hoá học và nước (ảnh 4)

Nhờ liên kết giữa các phân tử nước với nhau và khả năng liên kết của nước vào thành tế bào đã tạo nên cột nước trong thân cây, tạo sức căng về mặt nhờ đó một số sinh vật như nhện nước có thể đứng và di chuyển trên mặt nước.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Các nguyên tố hoá học và nước (ảnh 5)

2. Vai trò của nước

Nước chiếm 70 - 90% khối lượng tế bào và còn là thành phần chính của dịch gian bào, huyết tương, dịch khớp …

Nước là dung môi của sự sống, nước có thể hòa tan nhiều hợp chất như muối, đường, protein …

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Các nguyên tố hoá học và nước (ảnh 6)

Nước có nhiệt dung đặc trưng cao nên các sinh vật trên cạn có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ tế bào và cơ thể cũng như tránh được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường sống.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Các nguyên tố hoá học và nước (ảnh 7)

Xem thêm các bài giải Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 21 Sinh học 10: Khi bị tiêu chảy kéo dài do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi. Khi đó, chúng ta cần phải cung cấp thật nhiều nước và chất điện giải. Việc cung cấp nước và chất điện giải có vai trò gì?...

Câu hỏi 1 trang 21 Sinh học 10: Hiện nay, có những nguyên tố nào được tìm thấy trong cơ thể sinh vật?...

Câu hỏi 2 trang 22 Sinh học 10: Quan sát Hình 5.2 và cho biết cấu trúc của nguyên tử carbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào...

Câu hỏi 3 trang 22 Sinh học 10: Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thực vật?...

Câu hỏi 4 trang 22 Sinh học 10: Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một ti lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu?...

Luyện tập trang 22 Sinh học 10: Tại sao các nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi món ăn giữa các bữa ăn và trong một bữa nên ăn nhiều món"?...

Câu hỏi 5 trang 23 Sinh học 10: Quan sát Hình 5.3a và cho biết các nguyên tử cấu tạo nên phân tử nước mang điện tích gì. Tại sao? Tính phân cực của phân tử nước là do đầu?...

Câu hỏi 6 trang 23 Sinh học 10: Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào?...

Câu hỏi 7 trang 23 Sinh học 10: Tại sao nước có thể làm dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết?...

Vận dụng trang 23 Sinh học 10: Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước?...

Bài 1 trang 23 Sinh học 10: Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối?...

Bài 2 trang 23 Sinh học 10: Khi cơ thể con người bị thiếu sắt, iod và calcium thì có tác hại như thế nào đến sức khoẻ?...

Bài 3 trang 23 Sinh học 10: Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh. Hãy vận dụng các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu để giải thích và kết luận về vấn đề trên...

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Khái quát về tế bào

Bài 5: Các nguyên tố hoá học và nước

Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào

Ôn tập chương 1

Đánh giá

0

0 đánh giá