Nêu những nét chính về tổ chức chính quyền thời Tiền Lê

11.2 K

Với giải Câu hỏi trang 50 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009)

Câu hỏi trang 50 Lịch sử 7: Nêu những nét chính về tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1-c trang 49, 50 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Tiền Lê, Thiên Phúc, chính quyền trung ương, thái sư, đại sư, quan văn, quan võ, địa phương, 10 đạo, cấm quân, quân đóng tại địa phương.

Trả lời:

- Lê Hoàn lập nên nhà Tiền Lê, đổi niên hiệu là Thiên Phúc, tiếp tục công cuộc xây dựng quốc gia độc lập.

- Chính quyền Trung ương:

+ Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành.

+ Giúp vua bàn việc nước có thái sư (quan đứng đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua có các quan văn, quan võ. 

+ Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.

+ Quân đội được xây dựng gồm hai bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua và kinh thành) và quân đóng tại địa phương.

- Ở địa phương:

+ Cả nước được chia thành 10 đạo.

+ Đến năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp. Đơn vị cấp cơ sở là xã, các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ.

- Triều đình rất chú trọng xây dựng pháp luật như định ra luật lệnh (năm 1002) và tăng cường quan hệ ngoại giao với nhà Tống.

Lý thuyết Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh Tiền Lê

a. Chính quyền thời Đinh

b. Cuộc kháng chiến chống Tống 

c. Chính quyền thời Tiền Lê

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá