Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn Ngữ văn 12 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn.
Đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn - Mẫu 1
Thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn thông qua những tác phẩm vừa mang tính chiến đấu, vừa giàu tình cảm và tinh thần dân tộc. Điển hình là "Bản án chế độ thực dân Pháp", Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày sự tàn bạo của chế độ thực dân, kêu gọi sự đoàn kết của nhân dân để giành lại độc lập, tự do. Trong bài thơ "Tuyên ngôn độc lập", Người sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ, hùng hồn để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, truyền tải một thông điệp yêu nước sâu sắc và tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia. Bên cạnh đó, trong những bài thơ như "Ngắm trăng", "Chiều tối" được viết trong hoàn cảnh lao tù, Hồ Chí Minh vẫn thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời và yêu nước sâu sắc, cho thấy sự kiên định và ý chí đấu tranh bền bỉ vì lý tưởng cách mạng. Những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn là tiếng lòng của một con người yêu nước, luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết.
Đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn - Mẫu 2
Lòng yêu nước là một thứ tình cảm đẹp đẽ, thấm nhuần trong tư tưởng, trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam và thấm vào cả những trang văn của người nghệ sĩ. Đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, điều đó lại càng sáng rõ. Trong các sáng tác của Hồ Chí Minh, ta luôn bắt gặp một tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên và đặc biệt là tình yêu Tổ quốc. Trong tập thơ “Nhật ký trong tù” đã thể hiện rất rõ tấm lòng thiết tha yêu Tổ quốc, yêu con người và lòng yêu thiên nhiên thắm thiết. Trước hết là tình yêu Tổ quốc, đó là tình cảm thường trực trong trái tim của người, dẫu trong hoàn cảnh vô cùng tăm tối, đó là hoàn cảnh tù đày, giam hãm, con người nhưng trái tim vĩ đại đó vẫn sáng lên tình yêu đất nước, Người vẫn luôn hướng về Tổ quốc cùng khát khao và niềm hy vọng về ngày giành lại tự do, độc lập cho dân tộc. Những tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, tình thương mến dành cho nhân dân lao động, đã làm nên mẫu mực đạo đức, làm nên tấm lòng nhân ái cao cả sáng như ngọc trong con người Hồ Chí Minh. Có lẽ, cũng chính bởi tình yêu nước nồng nàn ấy đã giúp Người vượt lên mọi khó khăn thử thách với một ý chí, nghị lực phi thường, một tinh thần thép đáng trân trọng.
Đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn - Mẫu 3
Hồ Chí Minh, nguyên tên là Nguyễn Sinh Cung, chính là biểu tượng vĩ đại của lòng yêu nước nồng nàn trong lịch sử Việt Nam. Bác đã để lại một di sản vô cùng quý báu không chỉ trong công cuộc giành độc lập quốc gia mà còn trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật. Những bài thơ của Nguyễn Ái Quốc thường thấm đẫm tình cảm quê hương, biểu lộ sự yêu nước đậm đà. Từ những câu thơ đơn sơ nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc, Bác đã truyền đạt tới độc giả sự kiêu hãnh, lòng kiên trung, và tinh thần đấu tranh vì tự do, độc lập của dân tộc. Với tác phẩm "Nhật ký trong tù", Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ tình yêu thương sâu đậm đối với đất nước và nhân dân Việt Nam. Tập nhật kí được Bác viết trong khoảng thời gian Bác đang bị giam ở nhà tù, từng câu, từng chữ trong tập nhật kí đã mang đến cho người đọc những bất ngờ về tinh thần bất khuất, ý chí sắt đá, vượt lên mọi khó khăn, một lòng hướng về đất nước dù Bác đang phải sống trong cảnh tù đày. Những dòng văn của Bác chứa đựng niềm tin vào tương lai tự do và hạnh phúc cho đất nước. Những tác phẩm văn chất lượng cao của Hồ Chí Minh không chỉ làm phong phú thêm văn hóa Việt Nam mà còn là cột mốc quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Với những sáng tác mang tính chất cách mạng và đậm chất yêu nước, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã làm rạng danh cho mình trong lòng người Việt và trên toàn thế giới, góp phần không nhỏ vào việc tiếp tục lan tỏa lửa yêu nước trong lòng người Việt Nam, khơi gợi nguồn cảm hứng dân tộc, khẳng định vị thế của mình trong cuộc chiến cho độc lập, tự do.
Đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn - Mẫu 4
Thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn qua từng câu chữ, từng hình ảnh, và từng ý tưởng. Tác phẩm "Nhật ký trong tù" là một minh chứng sống động cho lòng yêu nước không bao giờ tắt trong trái tim người chiến sĩ cách mạng. Dù bị giam cầm, người vẫn hướng về quê hương, đau đáu nỗi nhớ đồng bào và niềm tin vào ngày mai tươi sáng của dân tộc. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" lại cho thấy sự gắn bó mật thiết với núi rừng Việt Bắc, nơi đã trở thành biểu tượng của cách mạng Việt Nam. Hình ảnh "sáng ra bờ suối, tối vào hang/ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng của ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan. Lòng yêu nước trong thơ văn của Người còn thể hiện qua những bài thơ kêu gọi đoàn kết toàn dân, đấu tranh giành độc lập tự do, như "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", truyền lửa nhiệt huyết cho hàng triệu người dân Việt Nam đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Thơ văn của Hồ Chí Minh không chỉ là những áng văn chương đơn thuần mà còn là tiếng lòng của một người con yêu nước, luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, truyền cảm hứng và khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh trong mỗi người dân Việt Nam.
Đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn - Mẫu 5
Thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một minh chứng hùng hồn cho lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc. Các tác phẩm của Người không chỉ dừng lại ở những bài thơ, bài văn mà còn là những lời kêu gọi, những thông điệp mạnh mẽ gửi đến đồng bào, khơi dậy tinh thần yêu nước và khát vọng tự do, độc lập. Trong tập thơ "Nhật ký trong tù", mỗi câu thơ không chỉ là nỗi lòng của người tù cách mạng mà còn là tình yêu mãnh liệt với quê hương, niềm tin sắt đá vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" dù mô tả cảnh sống gian khổ nơi núi rừng Việt Bắc, nhưng vẫn toát lên niềm vui, sự lạc quan và quyết tâm cao độ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Đặc biệt, bài thơ "Nguyên tiêu" thể hiện tình yêu quê hương qua hình ảnh trăng rằm thanh bình, lặng lẽ, như một lời hứa hẹn về một Việt Nam tự do và thịnh vượng. Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn tràn đầy tinh thần yêu nước, là nguồn động lực to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn - Mẫu 6
Trong suốt cuộc đời làm cách mạng của mình, Bác Hồi luôn tâm niệm là lấy dân làm gốc. Người cho rằng “…trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Chính vì lẽ đó, trong văn học nói chung và thơ ca nói riêng, không ít những bài thơ của Bác đã ca ngợi, cổ vũ cho tinh thần người dân việt như: Bài ca du kích, Ca đội tự vệ, ca binh lính,... Những bài thơ ca đã đi sâu vào lòng người, tình người, làm rung động trái tim con người việt. Điểm hình như những câu thơ “Chúng nhiều là mấy vạn/Mình mấy triệu đồng bào” hay “Du kích ngày càng mạnh/Du kích ngày càng cao”. Ngoài tinh thần cổ động và động viên cho quân và dân ta, đây cũng là thể hiện sức mạnh và khí thế của đất nước. Bác luôn dành tình cảnh của nhân dân, trăn trở về sự nghiệp cách mạng của đất nước trong hoàn cảnh đất nước ta đang bị thực dân Pháp xâm lược. Từ đó, chúng ta càng thấy được tấm lòng yêu nước, yêu dân của Hồ Chủ tịch.
Đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn - Mẫu 7
Nguyễn Ái Quốc, hay còn được biết với tên gọi Hồ Chí Minh, đã trở thành một biểu tượng vĩ đại của tinh thần yêu nước trong lịch sử Việt Nam. Bác không chỉ có công lao to lớn trong việc giành độc lập quốc gia, mà còn để lại một di sản văn học và nghệ thuật vô cùng quý giá. Những bài thơ của Bác thường trào dâng tình cảm quê hương, thể hiện rõ lòng yêu nước sâu đậm. Từ những vần thơ giản dị nhưng ẩn chứa nhiều cảm xúc, Bác đã truyền tải tới độc giả sự kiêu hãnh, tinh thần kiên trung và quyết tâm đấu tranh vì tự do, độc lập của dân tộc. Với tác phẩm "Nhật ký trong tù", Hồ Chí Minh đã bộc lộ tình yêu sâu sắc đối với đất nước và nhân dân Việt Nam. Những dòng nhật ký do Bác viết trong những ngày tháng lưu đày, từng chữ, từng câu, đều là minh chứng cho sự bất khuất, ý chí kiên cường, vượt lên mọi khó khăn và luôn hướng về Tổ quốc. Những tác phẩm văn chương của Bác không chỉ làm phong phú thêm di sản văn hoá Việt Nam, mà còn là những mốc son quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Với những sáng tác mang tính cách mạng và lòng yêu nước sâu sắc, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã được tôn vinh trong lòng người Việt và trên toàn thế giới, góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước và khẳng định vị thế của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn - Mẫu 8
Hồ Chí Minh nhà văn nhà thơ lớn. Sự nghiệp văn học của Người gắn liền với sự nghiệp cứu nước cứu dân. Ở Hồ Chí Minh, văn cũng tức là người. Văn thơ của Người phản ánh tâm hồn cao đẹp và cuộc đời vĩ đại của Người - một cuộc đời trọn đời vì nước, vì dân. Không tự coi mình là nhà văn nhà thơ, nhưng trên thực tế Hồ Chí Minh để lại di sản văn học vô cùng quý giá cho dân tộc và nhân loại. Đó là sự nghiệp văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Dù hoạt động cách mạng khó khăn gian khổ nhưng trong Bác vẫn luôn tràn ngập sự lạc quan, niềm tin yêu cuộc sống. Trong các tác phẩm Bác đều gửi gắm ý chí cách mạng, sự động viên khích lệ tinh thần kháng chiến của quân và dân, sự lạc quan trước ngày mai tươi sáng.
“Kháng chiến lại thêm một năm mới
Thi đua ái quốc thêm tiến tới
Động viên lực lượng và tinh thần
Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi
Người người thi đua
Ngành ngành thi đua
Ngày ngày thi đua
Ta nhất định thắng
Địch nhất định thua”.
Trong từng lời thơ chân thành, giản dị của Bác là niềm vui, niềm tin thắng lợi và vượt lên trên hết là tấm lòng của một vị lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dân, với đất nước. Những ấy đã nhen nhóm lên ngọn lửa của phong trào cách mạng Việt Nam. Lời thơ thôi thúc ý chí, nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao để toàn quân, toàn dân vượt qua khó khăn, giành độc lập dân tộc.
Đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn - Mẫu 9
Người chưa từng nhận mình là một nhà thơ. Bác chỉ nhận mình là người yêu văn chương. Trong những áng thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn. Trong cuốn Nhật kí trong tù và tiêu biểu là“Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác để hướng đến làm cách mạng. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác.Và khát vọng tinh thầm vượt khỏi xiềng xích để được tự do thể hiện trong câu thơ "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Với tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho cách mạng và cho sự nghiệp cứu nước. Bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng Việt Nam.Nó cũng có thể xuất phát từ việc bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương, như quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước. lòng yêu nước như một cái gì đó quý giá. Và nhân dân ta có trách nhiệm đem tinh thần đó ra thực hành trong công cuộc yêu nước và kháng chiến.