TOP 10 bài Thuyết trình về Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt

262

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết trình về Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Thuyết trình về Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt

Đề bài: Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức của đất nước - Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.

TOP 10 bài Thuyết trình về Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt (ảnh 1)

Thuyết trình về Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt - Mẫu 1

Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin trình bày về một vấn đề vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.

Tiếng Việt là ngôn ngữ gắn bó sâu đậm với con người Việt Nam từ hàng ngàn năm qua. Nó không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là nét đặc trưng văn hóa, là nền tảng để kết nối và giao tiếp trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển công nghệ hiện nay, tiếng Việt đang đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là từ các yếu tố bên ngoài như tiếng Anh và các ngôn ngữ khác đang ngày càng tiếp cận và chiếm lĩnh nền văn hóa số.

Người trẻ hiện nay đóng vai trò then chốt trong việc giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Họ là thế hệ kế thừa, có trách nhiệm tiếp nhận và bảo tồn ngôn ngữ quốc gia. Vai trò này không chỉ đơn thuần là sử dụng ngôn ngữ mà còn là giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, tri thức mà tiếng Việt mang đến.

Thứ nhất, người trẻ cần chấp nhận và yêu thương tiếng Việt từ con tim. Họ cần hiểu rõ về giá trị của ngôn ngữ mẹ đối với sự đoàn kết dân tộc, và ý nghĩa sâu sắc của từng âm tiết, từng câu thành ngữ. Chỉ khi yêu quý và tôn trọng ngôn ngữ mẹ, họ mới có thể cảm nhận được sự đặc biệt và sức mạnh của nó trong cuộc sống hàng ngày.

Thứ hai, người trẻ cần phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt một cách lưu loát và chính xác. Họ cần chú trọng đến việc học tập và rèn luyện về ngữ pháp, từ vựng, cũng như thực hành viết và nói. Việc này không chỉ giúp họ giao tiếp hiệu quả mà còn giữ gìn sự trong sáng, đẹp đẽ của tiếng Việt.

Thứ ba, người trẻ có vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển ngôn ngữ. Họ cần khơi dậy sự sáng tạo trong việc sử dụng tiếng Việt để thể hiện những giá trị mới, những câu chuyện độc đáo và những góc nhìn mới mẻ về văn hóa, xã hội. Việc sáng tạo này không chỉ giúp làm phong phú thêm ngôn ngữ mà còn mang lại những sản phẩm văn hóa độc đáo, góp phần làm giàu văn hóa dân tộc.

Cuối cùng, việc giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nhưng người trẻ đóng vai trò then chốt. Chúng ta cần cùng nhau hướng tới một tương lai nơi mà tiếng Việt không chỉ được bảo tồn mà còn được phát triển, để mang lại những giá trị tinh thần và văn hóa sâu sắc cho thế hệ sau.

Thuyết trình về Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt - Mẫu 2

Chào cô và cả lớp. Tôi tên là Đỗ Văn A, hôm nay tôi sẽ thuyết trình về vấn đề: Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp tiếng Việt.

Để đạt được mục tiêu đưa đất nước Việt Nam trở thành một cường quốc trong năm châu, việc phát triển kinh tế là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, cần phải nhận thức được rằng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng là một yếu tố không thể thiếu. “Bản sắc văn hóa dân tộc” không chỉ đơn thuần là các giá trị vật chất mà còn là những giá trị tinh thần cốt lõi của một dân tộc. 

Để hiểu rõ hơn về “bản sắc văn hóa dân tộc”, ta có thể liệt kê những sản phẩm vật chất và tinh thần của dân tộc, như các món ăn truyền thống, trang phục đặc trưng, danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử. Ngoài ra, “bản sắc văn hóa dân tộc” còn bao gồm các giá trị tinh thần như tiếng nói, truyền thống của dân tộc như tình yêu nước, hiếu học, thủy chung, các tác phẩm văn học, cùng những phong tục tập quán đẹp của dân tộc.

Với hàng ngàn năm văn hóa và lịch sử, dân tộc Việt Nam đã trưởng thành và phát triển trên cơ sở của một bản sắc văn hóa đặc trưng. Điều này giúp dân tộc Việt Nam trở nên đặc biệt và giữ được sự riêng tư của mình, đồng thời tạo nên sức mạnh cho đất nước. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ để giữ gìn truyền thống mà còn để đưa đất nước Việt Nam lên vị thế cao hơn trong cộng đồng quốc tế.

Bản sắc văn hóa đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia và dân tộc. Nó không chỉ đơn giản là một khía cạnh văn hóa, mà chính là trái tim, tinh thần sống của một dân tộc. Một dân tộc chỉ khi giữ gìn được bản sắc văn hóa của mình mới thực sự có thể bảo vệ được đất nước của mình khỏi sự xâm lược và sự đe dọa từ bên ngoài. Trong suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc, người phương Bắc luôn cố gắng đồng hóa nhân dân Đại Việt, nhằm chế độ hóa đất nước ta, để chúng có thể kiểm soát chúng ta. Đó là lý do tại sao người Pháp đã đặt cho dân tộc ta cái tên “An Nam mít” và tuyên bố rằng chúng ta là “nước mẹ vĩ đại”, nhằm áp đặt văn hóa của họ lên người dân Việt Nam. 

Ngoài ra, bản sắc văn hóa còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử không chỉ là những địa điểm du lịch thu hút khách quốc tế, mà còn mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc đã trở thành một biểu tượng văn hóa nổi tiếng của nước ta và đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, đồng thời tạo nên lòng tự hào về đất nước.

Cuối cùng, trên thế giới có hàng trăm quốc gia, và bản sắc văn hóa chính là điểm đặc trưng không thể lẫn lộn với bất kỳ nơi nào khác. Đó là cái riêng biệt, cái làm nên đặc trưng và sự độc đáo của mỗi quốc gia và dân tộc. Bản sắc văn hóa là điểm tựa, là nguồn cảm hứng và niềm tự hào của dân tộc, đồng thời cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và vị thế quốc gia.

Với tầm quan trọng vô cùng to lớn như vậy, chúng ta cần áp dụng những biện pháp thích hợp để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đầu tiên, cần nhắc đến ý thức của từng cá nhân trong xã hội. Từ người già cho đến trẻ em, mọi người đều cần nhận thức về vai trò quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc và từ đó, họ sẽ có ý thức bảo vệ và giữ gìn những giá trị đó không bị mai một theo thời gian. Chẳng hạn, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đam mê các hình thức nghệ thuật dân gian như ca trù, cải lương, chèo... Điều này chứng tỏ họ đang tìm hiểu và trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc.

Tiếp theo, cần sự tham gia và hỗ trợ từ chính quyền cấp trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư để trùng tu lại các sản phẩm văn hóa vật chất và bảo vệ những tác phẩm văn hóa tinh thần của dân tộc. Đôi khi, việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động nhỏ nhặt mà vô cùng ý nghĩa, chẳng hạn như giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những dịp lễ lớn của đất nước. Mặc dù những hành động này có vẻ nhỏ bé, nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc và góp phần quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa.

Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi quốc gia. Thế hệ trẻ hiện nay, những người luôn dễ dàng tiếp thu và ứng dụng những thay đổi mới, hãy sống với ý thức và tình yêu bảo vệ những nét đẹp văn hóa, những giá trị quý giá của đất nước. 

Thật sự, vui cho quá khứ, buồn cho hiện tại, và lo lắng cho tương lai của Tiếng Việt. Sự trong sáng, sự giàu đẹp sẽ còn đâu khi giới trẻ đang “bóp méo”, xuyên tạc và “thủ tiêu” Tiếng Việt với tốc độ “chóng mặt”. Đáng buồn hơn nữa, đáng xấu hổ hơn nữa, khi họ không nhận ra, hoặc cố tình không nhận ra, mặt khác còn tự hào với những thứ quái quỷ mình nghĩ ra, đắc ý với sự phá hoại ngôn ngữ dân tộc mà từng ngày họ đang thể hiện.

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn.

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá !

Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình…

TOP 10 bài Thuyết trình về Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt (ảnh 2)

Thuyết trình về Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt - Mẫu 3

Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây, em xin trình bày phần thảo luận về vấn đề vai trò của thế hệ trẻ với sự phát triển của tiếng Việt.

Tiếng Việt, với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, là di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc bảo tồn và phát triển tiếng Việt trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thế hệ trẻ, với sự năng động, sáng tạo và tiềm năng lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển ngôn ngữ này.

Thế hệ trẻ là những người kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Qua việc học tập và sử dụng tiếng Việt, họ không chỉ giữ gìn mà còn truyền tải những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu đến các thế hệ sau. Thế hệ trẻ cần được giáo dục và trang bị kiến thức về tiếng Việt một cách đầy đủ và chính xác. Việc học tiếng Việt không chỉ dừng lại ở việc nắm vững ngữ pháp, từ vựng mà còn là hiểu và thấm nhuần những giá trị văn hóa, lịch sử ẩn chứa trong ngôn ngữ. Thế hệ trẻ cần phát huy tính sáng tạo trong việc sử dụng tiếng Việt. Qua đó, họ có thể sáng tạo ra những cách diễn đạt mới mẻ, phù hợp với thời đại nhưng vẫn giữ được sự trong sáng và chuẩn mực của ngôn ngữ.

Sự phát triển của tiếng Việt không thể tách rời khỏi sự phát triển của xã hội. Thế hệ trẻ, với vai trò là lực lượng lao động chính trong tương lai, sẽ định hình và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tiếng Việt. Trong thời đại số, thế hệ trẻ có vai trò quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển tiếng Việt. Các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng di động và các công cụ kỹ thuật số khác là môi trường lý tưởng để tiếng Việt được sử dụng và phát triển một cách sáng tạo. Thế hệ trẻ là người tiêu thụ và tạo ra nội dung truyền thông lớn nhất hiện nay. Qua các kênh truyền thông như báo chí, truyền hình, mạng xã hội, họ có thể lan tỏa và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời tạo ra những xu hướng mới trong cách sử dụng ngôn ngữ.

Mặc dù thế hệ trẻ có nhiều tiềm năng, họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ và phát triển tiếng Việt. Việc sử dụng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác ngày càng phổ biến trong giới trẻ, tạo ra áp lực lớn đối với việc duy trì sự thuần khiết của tiếng Việt. Thế hệ trẻ cần có ý thức và trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn, đồng thời biết kết hợp hài hòa giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác. Thói quen sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực trên mạng xã hội đang làm mất đi tính nghiêm túc và sự trong sáng của tiếng Việt. Thế hệ trẻ cần tự giác và có trách nhiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách đúng đắn và có ý thức.

Thế hệ trẻ đóng vai trò then chốt trong việc bảo tồn và phát triển tiếng Việt. Với sự sáng tạo, năng động và trách nhiệm, họ không chỉ là người giữ gìn mà còn là người phát triển ngôn ngữ dân tộc. Để tiếng Việt mãi là niềm tự hào của dân tộc, thế hệ trẻ cần được giáo dục, hỗ trợ và khuyến khích trong việc sử dụng và phát triển ngôn ngữ một cách sáng tạo và đúng chuẩn. Việc bảo vệ và phát triển tiếng Việt không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, để ngôn ngữ này mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam.

Bài trình bày của em đến đây là kết thúc, rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

Thuyết trình về Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt - Mẫu 4

Tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân cư, từ khi ra đời tiếng Việt của chúng ta đã mang những bản sắc riêng, vẻ đẹp riêng và trong quá trình con người sử dụng đã làm giàu có thêm vốn tiếng Việt. Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuy nhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũng phải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.

Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất là việc sử dụng thường xuyên những từ như: show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng. Cách diễn đạt này đôi khi sẽ gây nên sự khó hiểu, làm mất đi tính mạch lạc của đoạn hội thoại. Đồng thời, do ngôn ngữ còn tác động đến quá trình hình thành nhân cách, sử dụng tràn lan các từ ngữ nước ngoài không tránh được việc tạo ra tâm lí sính ngoại, coi nhẹ văn hóa cũng như đồ dùng Việt Nam.

Mỗi đất nước, mỗi quốc gia đều có những niềm tự hào dân tộc. Tiếng Việt cũng là một niềm tự hào của dân tộc. Nhưng ngày nay, xã hội càng phát triển thì sự du nhập của nhiều ngoại ngữ khiến cho chúng ta bị lạm dụng quá nhiều vào từ nước ngoài. Vậy nên đối với giới trẻ thì việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng như là giữ gìn lại bản sắc của dân tộc. Hãy luôn sử dụng những từ ngữ thuần Việt, hạn chế những từ không trong sáng hay là làm sai lệch đi nghĩa của những từ đã có. Những người trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nên có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Thuyết trình về Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt - Mẫu 5

Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng.

Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web..., song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)... một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu. Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam. Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng" và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có học sinh - những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp. Muốn có hiểu biết, người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập ở trường.

Có thể tìm hiểu và học tập tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng. Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình, đồng thời tránh cách nói thô tục, kệch cỡm để nói “lời hay, ý đẹp”.

Đồng thời, các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chúng ta có thể loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai dường như cũng chính là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và ngoài ra đó cũng chính là sự tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, nó dường như cũng đã góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Đánh giá

0

0 đánh giá