Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Viết báo cáo về Biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Viết báo cáo về Biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh
Đề bài: Viết báo cáo kết quả thực hiện bài tập dự án về vấn đề xã hội: Biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh.
Viết báo cáo về Biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh - Mẫu 1
Báo cáo Kết quả Dự án "Xây dựng Thư viện Số cho Trường Trung học ABC"
1. Giới thiệu
Dự án "Xây dựng Thư viện Số cho Trường Trung học ABC" được khởi động với mục tiêu cung cấp nguồn tài liệu học tập phong phú, dễ tiếp cận cho học sinh và giáo viên, đồng thời nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập. Dự án bắt đầu từ tháng 1 năm 2024 và kết thúc vào tháng 6 năm 2024.
2. Mục tiêu
- Xây dựng hệ thống thư viện số với đầy đủ các loại tài liệu học tập, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, và tài liệu giải trí.
- Đào tạo học sinh và giáo viên sử dụng hệ thống thư viện số một cách hiệu quả.
- Tăng cường kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong học đường.
3. Kế hoạch và Tiến độ
- Tháng 1/2024: Khảo sát nhu cầu, lập kế hoạch chi tiết.
- Tháng 2/2024: Thiết kế hệ thống, lựa chọn nền tảng thư viện số.
- Tháng 3/2024: Thu thập tài liệu, số hóa tài liệu giấy.
- Tháng 4/2024: Tích hợp hệ thống, kiểm tra và hiệu chỉnh.
- Tháng 5/2024: Đào tạo học sinh, giáo viên sử dụng hệ thống.
- Tháng 6/2024: Đánh giá và hoàn thiện dự án.
4. Kết quả đạt được
- Hệ thống Thư viện Số: Đã xây dựng thành công hệ thống thư viện số, tích hợp hơn 1,000 tài liệu bao gồm sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, và sách giải trí.
- Đào tạo: Đã tổ chức 5 buổi đào tạo cho học sinh và giáo viên, với hơn 300 người tham gia, giúp họ sử dụng thành thạo hệ thống thư viện số.
- Khả năng Tiếp cận: 90% học sinh và giáo viên đánh giá hệ thống dễ sử dụng và giúp ích cho việc học tập và giảng dạy.
- Kỹ năng Công nghệ: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của học sinh và giáo viên được nâng cao rõ rệt.
5. Đánh giá và bài học kinh nghiệm
- Điểm Mạnh: Dự án đã thành công trong việc tạo ra một công cụ học tập hiện đại, tăng cường khả năng tiếp cận tài liệu học tập cho học sinh và giáo viên. Sự hợp tác tích cực giữa các bên liên quan đã góp phần lớn vào sự thành công của dự án.
- Khó Khăn: Quá trình số hóa tài liệu gặp một số khó khăn do tình trạng tài liệu gốc và khối lượng công việc lớn. Việc đào tạo ban đầu gặp khó khăn vì một số học sinh và giáo viên chưa quen với công nghệ mới.
- Bài Học: Cần có kế hoạch chi tiết và linh hoạt hơn trong quá trình số hóa tài liệu. Đào tạo cần được thực hiện liên tục và hỗ trợ kỹ thuật cần được duy trì lâu dài.
6. Kết Luận
Dự án "Xây dựng Thư viện Số cho Trường Trung học ABC" đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và khả năng sử dụng công nghệ trong nhà trường. Những bài học kinh nghiệm từ dự án sẽ là nền tảng cho những dự án tiếp theo, tiếp tục cải thiện và phát triển hệ thống giáo dục hiện đại.
7. Đề Xuất
- Duy trì và cập nhật thường xuyên hệ thống thư viện số.
- Tổ chức các buổi đào tạo định kỳ cho học sinh và giáo viên.
- Mở rộng dự án tới các trường học khác trong khu vực.
Viết báo cáo về Biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh - Mẫu 2
Đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tiếng Việt vì Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, có đọc được thì mới hiểu nội dung, ngoài ra nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh bậc Tiểu học. Biết đọc giúp học sinh nhân khả năng tiếp thu lên nhiều lần. Đọc tốt, giúp các em học tốt các môn học khác và sử dụng được nhiều nguồn thông tin quan trọng, bổ ích, lí thú. Có thể khẳng định rằng, đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học và là một việc làm cần thiết,có ý nghĩa rất quan trọng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận:
Đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tiếng Việt vì Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, có đọc được thì mới hiểu nội dung, ngoài ra nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh bậc Tiểu học. Biết đọc giúp học sinh nhân khả năng tiếp thu lên nhiều lần. Đọc tốt, giúp các em học tốt các môn học khác và sử dụng được nhiều nguồn thông tin quan trọng, bổ ích, lí thú. Có thể khẳng định rằng, đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học và là một việc làm cần thiết,có ý nghĩa rất quan trọng.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong công tác dạy Tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung và dạy phân môn Đọc ở lớp 5 nói riêng. Đặc biệt ở lớp 5C do tôi đang trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy: việc dạy đọc (đặc biệt là đọc đúng - đọc hay cho học sinh) bên cạnh những thành công, còn gặp không ít những khó khăn và hạn chế. Học sinh chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc.Trong các giờ đọc, hầu như học sinh chỉ mới biết đọc trơn, đọc to, đọc nhanh là được. Các em chưa quan tâm mình đọc có đúng, có diễn cảm bài văn, bài thơ đó không .
Do đó, với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh lớp 5 ngày càng nâng cao, tôi đã chọn đề tài: “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5”.
II. BIỆN PHÁP
* Biện pháp 1. Rèn tốc độ đọc, luyện đọc to
Việc rèn cường độ giọng đọc, đọc to học sinh đã được làm quen từ lớp 1. Trải qua các lớp, đến lớp 5 học sinh đã có nền tảng khá vững. Khi dạy đọc diễn cảm ở lớp 5 tôi chú trọng cường độ giọng đọc, tốc độ đọc, đọc to ngay từ khâu đọc vỡ bài. Bằng nhiều hình thức khuyến khích (khen, biểu dương, cổ vũ…) tổ chức thi đua cá nhân, tạo cho học sinh tâm thế, sự hưng phấn, tự tin khi đọc bài. Học sinh lớp tôi đã đọc to, rõ ràng, đủ lớn cho cả lớp nghe.
* Biện pháp 2. Luyện đọc đúng
Đọc đúng là sự tái hiện về âm thanh của bài đọc một cách chính xác. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Muốn học sinh đạt được những yêu cầu trên, việc đọc mẫu là rất quan trọng. Giáo viên đọc mẫu hoặc chỉ một học sinh khá, giỏi đọc mẫu. Giáo viên hướng dẫn chia văn bản thành các đoạn. Dựa vào số đoạn, nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp. Khi học sinh đọc, giáo viên theo dõi và phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi về ngữ điệu câu để từ đó có biện pháp hướng dẫn cho cả lớp, giúp các em đọc đúng. Đồng thời kết hợp giải nghĩa những từ khó để góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
Ở bước này tôi hướng dẫn học sinh đọc theo đoạn như sau:
+ Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm và được tiến hành ở tất cả các nhóm. Như vậy tất cả các em đều được đọc và theo dõi bạn đọc để sửa giúp bạn. Giáo viên quan sát và hướng dẫn, nếu nhiều em còn đọc chưa đúng mà bạn vẫn không sửa được thì giáo viên đưa từ đó lên bảng để các em luyện đọc.
+ Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 2 tiến hành luyện đọc tương tự và kết hợp tìm hiểu từ ngữ.
+ Thi đọc nối tiếp giữa các nhóm để tạo không khí thi đua sôi nổi.
Việc luyện đọc từng đoạn như trên tạo điều kiện cho nhiều học sinh được thực hành đọc. Qua thực hành đọc học sinh được giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn hay động viên để được vững chắc kĩ năng đọc đúng, chuẩn bị luyện tập kĩ năng mới đó là: đọc diễn cảm. Nhưng trước khi đọc diễn cảm thì các em phải luyện đọc đúng phụ âm, thanh điệu, từ, ngữ điệu...
a) Đọc đúng các phụ âm đầu.
Ví dụ: Các em hay đọc sai tiếng có âm tr thành ch hay s thành x
Giữa ngút ngàn cây trái
Dọc vùng rừng nguyên sơ
Các em đọc: Trái thành chái hay sơ đọc là xơ.
Khi nhận thấy các học sinh trong lớp thường hay mắc lỗi phát âm phụ âm đầu là ch/tr, x/s tôi đã ghi những từ có các phụ âm này lên bảng, giúp các em phân biệt hai phụ âm này. Đồng thời đọc mẫu để các em có hình mẫu âm thanh, thường xuyên nhắc nhở học sinh khi đọc bài, tạo cho các em ý thức phân biệt, từ đó mà không còn đọc sai.
b) Đọc đúng thanh điệu.
Học sinh ở trường chúng tôi hay mắc các lỗi về thanh điệu như: thanh sắc và thanh ngã, thanh huyền và thanh hỏi các em rất hay đọc sai.
Ví dụ 1: Các em hay đọc sai thanh ngã và thanh sắc.
Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi.
Các em đọc vững chãi® vững chái
Ví dụ 2: Thanh huyền và thanh hỏi.
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Các em đọc: thăm thẳm thành thăm thằm
Đối với những trường hợp này ngoài việc rèn đọc trên lớp, thường xuyên nhắc nhở tôi còn yêu cầu các em luyện đọc ở nhà. Trong giao tiếp hàng ngày hay khi dạy các phân môn khác, tôi cũng chú ý rèn cho các em ý thức tự sửa những lỗi mà các em hay mắc phải.
c) Ngắt hơi, nghỉ hơi đúng, đọc đúng ngữ điệu câu.
Để đọc đúng cần dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi rèn đọc học sinh tôi lưu ý các em cách để đọc đúng nhịp:
+ Không tách một từ ra làm hai:
Ví dụ: Không ngắt hơi: Tôi cùng bọn trẻ đi ra cánh / đồng.
+ Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm:
Ví dụ: Không đọc “Trăm cô / gái tựa / tiên sa” mà phải đọc “Trăm cô gái / tựa tiên sa”.
+ Ngắt nghỉ hơi phù hợp với dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu, lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm…
Luyện cho học sinh đọc đúng cũng đã rèn cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm. Mỗi giờ lên lớp tôi đều phải dự tính trước để ngăn ngừa các lỗi khi đọc cho học sinh. Khi lên lớp tôi kết hợp nhiều biện pháp để rèn đọc đúng: đọc mẫu, phân tích sự khác biệt, cho đọc cá nhân, đọc nhóm… Với những câu tôi dự tính học sinh đọc ngắt nghỉ không đúng, tôi cũng tìm hiểu và áp dụng những biện pháp khắc phục. Cuối cùng mới luyện cho các em đọc đoạn, đọc cả bài.
* Biện pháp 3. Luyện đọc lại
Ở phần này, tôi để các em tự do thể hiện để phát huy hết khả năng đọc của bản thân, thông thường tôi yêu cầu cho các em tự chọn một đoạn văn hay một khổ thơ mà mình thích nhất để đọc. sau đó, đọc theo nhóm đôi. Tiếp theo, tôi tổ chức cho các em thi đọc với nhau. Nếu em nào phát âm chưa đúng, chưa thể hiện được diễn cảm, chưa thể hiện đúng giọng của các nhân vật….thì sau khi các em đọc xong sẽ sửa không bắt học sinh dừng lại ngay để sửa. Khi nhận xét, đánh giá học sinh đọc, tôi luôn tìm ra ưu điểm của các em để khen ngợi, để các em tự tin hơn trong quá trình thể hiện của mình. Từ đó, các em có hướng phấn đấu cố gắng đọc được tốt hơn.
Nói chung trong quá trình dạy học, muốn học sinh đọc tốt giáo viên không những phải có phương pháp dạy học tốt mà còn phải có thái độ ôn hoà, cởi mở với học sinh. Kiên trì uốn nắn, sửa cách đọc cho các em, để các em tiếp thu bài một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó tôi còn khuyến khích các em đọc thêm sách báo trong thư viện. Hàng tuần, tôi tổ chức cho các em thi đọc thơ và kể chuyện vào tiết sinh hoạt ngoại khoá để các em có hứng thú học. Với hình thức tổ chức trên những học sinh đọc chậm cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động cùng với các bạn. Nhờ đó, các em đã khích lệ nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
* Biện pháp 4. Luyện đọc cá nhân
Sau khi hướng dẫn cụ thể cách đọc, tổ chức cho học sinh đọc trong nhóm, tôi thường tổ chức cho các em đọc cá nhân, bình chọn người đọc hay nhất. Học sinh tôi rất hứng thú, hăng hái tham gia. Sau mỗi giờ học bao giờ tôi cũng yêu cầu các em luyện đọc thêm ở nhà. Giờ lên lớp của bài sau tôi kiểm tra việc rèn đọc, tập trung vào các em đọc chưa tốt để các em luôn có ý thức phấn đấu, rèn luyện. Việc tổ chức cho học sinh tìm đọc sách báo, truyện ở thư viện trường cũng được tiến hành thường xuyên nhằm tạo cho các em tiếp xúc nhiều hơn với văn bản đọc.
* Biện pháp 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học
Bản thân tôi nhận thấy công nghệ thông tin giúp bài giảng thêm sinh động, cung cấp được nhiều thông tin cho học sinh, gây được hứng thú của các em, đồng thời giúp các em tiếp nhận tri thức hiện đại. Tôi đã chuẩn bị bộ bài giảng môn Tiếng Việt có nhiều tranh ảnh, trò chơi , bài hát cuối hoặc giữa tiết để giờ học thêm sinh động, mới lạ. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm những thông tin phù hợp với giảng dạy.
Viết báo cáo về Biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh - Mẫu 3
Sách đóng vai trò vô cùng to lớn trong đời sống của con người. Triết gia Thomas Carlyle (Scotlen) đã từng phát biểu: “Tất cả những gì con người đã làm, nghĩ hoặc trở thành: được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách”.Triết giaV. Ra-xi-lep-xcai (Nga) cũng đã từng nói: “Sách là người bạn chân tình và sáng suốt. Nó chỉ cho bạn con đường đúng đắn, nó giữ cho bạn khỏi bị lầm lạc. Có sách bên mình thì cả trong thời thơ ấu, cả giữa lúc thanh xuân và cả khi đã về già, bạn không thấy mình cô độc, bạn thấy mình mạnh mẽ”. Sách là kho tàng tri thức của nhân loại, là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Mỗi quyển sách là một động lực phát triển văn minh xã hội.
Với ý nghĩa như vậy, ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm làm “Ngày Sách Việt Nam” nhằm mục đích khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trên toàn xã hội, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đọc sách đối với việc rèn luyện kỹ năng, nhân cách con người cũng như phát triển đất nước.
Với thế hệ thanh niên, việc đọc sách càng là cần thiết. Trong “Thư gửi các bạn thanh niên” ngày 12/8/1947, Bác viết: “Thanh niên là rường cột nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”, khẳng định vai trò của thanh niên vô cùng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Đất nước có phát triển được hay không là dựa vào thế hệ thanh niên. Vì vậy, bên cạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lý tưởng cách mạng, lối sống cho thế hệ thanh niên thì việc nâng cao tri thức, trình độ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại là điều hết sức quan trọng.Việc đọc sách, học sách sẽ giúp thanh niên bổ sung những kiến thức còn thiếu, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, hoàn thiện bản thân cả về chân, thiện, mỹ.
Ngày nay, sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên có nhiều kênh thông tin để giải trí nên đa số thanh niên quen dần với thói quen đọc tin tức trên mạng và việc lạm dụng mạng internet khiến cho văn hóa đọc sách của thanh niên rơi vào tình trạng đáng báo động. Theo số liệu khảo sát năm 2019 của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) khi được hỏi thanh niên dùng thời gian rảnh để làm việc gì là chủ yếu, có đến 41,7% số thanh niên được phỏng vấn trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ có 15% trả lời là đọc sách.Có 2 nguyên nhân chủ yếu được đưa ra khiến thanh niên ít đọc sách, đó là không có thời gian (áp lực học hành, áp lực công việc căng thẳng, Facebook, game chiếm nhiều thời gian) và đọc sách không có sự tương tác nên dễ gây nhàm chán.
Ngoài ra, nhiều bạn trẻ kỹ năng đọc kém, đọc không có chọn lọc, đọc hời hợt, theo phong trào, không mang tính ứng dụng vào thực tiễn. Những loại sách có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lịch sử bị thay thế bởi các loại truyện tranh, những tiểu thuyết ngôn tình ủy mị, thiếu lành mạnh… Hệ quả là ngày nay nhiều người trẻ không đọc sách làm cho tâm hồn khô héo, thiếu cảm xúc; nhiều bạn trẻ ngày càng trở nên cộc cằn, ứng xử thiếu lịch sự, không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; hay đơn giản nhất là viết sai chính tả, không phân biệt được lỗi phát âm, diễn đạt vụng về.
Thanh niên là rường cột của nước nhà, là người quyết định đến sự thành công hay thất bại của đất nước thì việc nâng cao nhận thức, tri thức, trí tuệ là điều vô cùng quan trọng. Do đó, để nâng cao thói quen đọc, kỹ năng đọcsách cho thanh niêncần tập trung vào một số giải pháp như sau:
Trong việc hình thành thói quen đọc sách cho thanh niên:
- Tạo thói quen đọc sách: Bắt đầu từ việc đọc những gì mình thích. Khi tìm hiểu những điều mình quan tâm điều này sẽ tạo việc thích thú, hấp dẫn cho người đọc. Sau khi đã hình thành được thói quen đọc sách chúng ta có thể mở rộng thể loại sách mình đọc, không chỉ đọc những cuốn sách mình thích mà cả những cuốn mình cần, không chỉ những cuốn dễ mà ngay cả những cuốn khó. Dần dần việc đọc sách sẽ trở thành một phần tất yếu của cuộc sống như một thói quen sinh hoạt hàng ngày.
- Cắt giảm thời gian dành cho Internet: Thay bằng việc dành thời gian cho internet để lướt web, xem phim, chơi game hay facebook, zalo… chúng ta có thể cắt giảm thời gian đó và thay bằng việc đọc thêm một vài trang sách mỗi ngày
-Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là đọc trang sách in hay ngồi trong phòng. Không chỉ giới hạn ở việc đến thư viện để tìm đọc sách mà mọi người có thể đọc sách điện tử bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu bằng các ứng dụng đọc sách online như: Kho sách nói, Ibooks; BlueBook…
- Tham gia các diễn đàn, hội nhóm dành cho người thích đọc sách để vừa hình thành thói quen đọc sách hàng ngày vừa trao đổi các loại sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau,trao đổi kinh nghiệm đọc, phương pháp đọc, sự hiểu biết của mình về mỗi cuốn sách.
Nâng cao kỹ năng đọc sách cho thế hệ thanh niên:
- Phân loại tài liệu đọc: Việc đầu tiên là xác định mục đích đọc của mình để phân loại tài liệu: Đọc để giải trí? Để có thêm thông tin, tri thức? Để ứng dụng? Để phục vụ học tập hay nghiên cứu? Khi xác định được mục đích đọc sẽ giúp chúng ta lựa chọn được tài liệu phù hợp, biết đọc cuốn nào,đọc nội dung nào và đọc như thế nào.
- Đọc tóm tắt, lời mở đầu, mục lục trước khi đọc chi tiết: Đây là công việc quan trọng ngay từ khâu chọn sách, nó giúp chúng ta trả lời cuốn sách này đáp ứng mục đích nào của mình (học tập, nâng cao sự hiểu biết, kỹ năng sống hay giải trí…) nó phù hợp với sở thích của mình hay không. Và khi lựa chọn để đọc thì việc đọc qua nội dung ở phần tóm tắt đã giúp chúng ta nắm bắt được cái cốt, cái hồn của cuốn sách, điều này giúp chúng ta đọc nhanh hơn, dễ hiểu vấn đề hơn.
- Tập trung cao độ khi đọc: Khi chúng ta tập trung cao độ cho việc đọc sách thì hiệu quả mang lại mới cao. Vì vậy khi đọc sách cần gạt bỏ các yếu tố gây sao nhãng việc đọc điều này giúp chúng ta tiếp nhận được thông tin, tri thức nhanh hơn, tiết kiệm thời gian đọc hơn.
- Đọc, viết và áp dụng: Đọc nhưng cần phải tư duy, sau khi đọc xong phải rút ra được điều gì từ nội dung cuốn sách, chúng ta có thêm kiến thức gì, kinh nghiệm gì cho bản thân để từ đó áp dụng vào cuộc sống, vào công việc. Đọc phải đi liền với áp dụng thì mới phát huy được hiệu quả của việc đọc và giúp chúng ta nhớ được lâu.
Khi đọc sách có thể chuẩn bị một cuốn sổ ghi lại những vấn đề mình chưa hiểu rõ, những vấn đề mình muốn tìm hiểu sâu hơn để đọc lại hoặc tìm kiếm ở cuốn sách khác. Đây là cách rất hiệu quả để ghi nhớ lâu hơn, sâu hơn các vấn đề mà mình đã đọc. Ngoài ra, khi đọc sách có thể sử dụng bút màu để đánh dấu những vấn đề quan trọng sẽ giúp chúng ta nhanh chóng tìm lại nội dung cần quan tâm một cách dễ dàng.
- Đọc lại nhiều lần: Đọc một lần chúng ta có thể chưa hiểu trọn vẹn được ý nghĩa, giá trị của cuốn sách. Do đó, chúng ta có thể đọc lại nhiều lần để hiểu rõ hơn những thông điệp mà cuốn sách muốn chuyển tải. Tuy nhiên, đọc sách phải có tư duy phản biện, tránh bị chìm đắm trong thế giới mà sách tạo nên, dẫn đến xa rời thực tế, tránh sa vào lý thuyết suông.
- Trao đổi với bạn bè, gia đình, người có chuyên môn để mở rộng thêm nhiều khía cạnh, sự hiểu biết đối với nội dung mình muốn tìm hiểu.Nên tham gia vào những câu lạc bộ sách,đây là nơi chúng ta có thể trao đổi sách với nhau, mượn trả hay bình phẩm về một cuốn sách.Điều này giúp ta có thêm nhiều tri thức hơn và đồng thời cũng có những nhận thức mới về những cuốn sách mình dự định sẽ đọc.
Ngoài công việc giảng dạy, cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên còn thường xuyên thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, đọc sách, nghiên cứu tài liệu là một trong những kỹ năng không thể thiếu, cần phải thường xuyên rèn luyện. Các cán bộ, giảng viên Nhà trường đều đã có ý thức đọc sách, thường xuyên đọc sách; tuy nhiên, việc tạo ra một diễn đàn để trao đổi những kiến thức thu được từ việc đọc sách, chia sẻ cảm xúc khi đọc sách… vẫn chưa được thực hiện; có chăng, chỉ là trao đổi gắn với chuyên môn, về chuyên môn, tức là chỉ trong vấn đề công việc. Đó là một điều thực sự đáng tiếc, không khai thác hết được tiềm năng của thư viện Nhà trường.
Trong thời gian tới, để hình thành thói quen đọc sách trong Nhà trường, góp phần khai thác hiệu quả sách trong thư viện, cần tập trung vào một số hoạt động sau:
Một là: Đầu tư, làm phong phú hơn số lượng đầu sách, loại hình, chủ đề sách trong thư viện trường và quản lý hiệu quả số sách này. Ngoài việc làm phong phú danh mục sách mua hàng năm, có thể phát động cán bộ, giảng viên, học viên tham gia góp sách, tặng sách thuộc các loại hình, chủ đề khác nhau cho thư viện.
Hai là: Phát động phong trào đọc sách, tạo nên các diễn đàn trực tiếp, online để trao đổi các vấn đề học thuật, các vấn đề trong cuộc sống… gắn liền với yêu cầu của công việc và nhu cầu tâm lý, tình cảm của cán bộ, giảng viên, học viên. Nòng cốt của hoạt động này là Đoàn Thanh niên.
Ba là: Giới thiệu sách và phát động phong trào đọc sách trong học viên đang tham gia học tập tại trường.
Bốn là: Có thể thêm mục giới thiệu sách trên website Nhà trường. Người viết những bài giới thiệu, chia sẻ… được hưởng nhuận bút đối với các bài đăng.
Việc đọc sách có vai trò quan trọng đối với mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Đọc sách giúp mỗi thanh niên lĩnh hội được những thành tựu của nhân loại, có vai trò quan trọng trong việc định hình tư duy, phát triển trí tuệ, tri thức đồng thời còn là phương pháp rèn luyện nhân cách, tình cảm, tâm hồn cao đẹp và lối sống lành mạnh. Việc hình thành thói quen đọc sách là rất cần đối với thanh niên nói chung và cán bộ, giảng viên (trong đó, đặc biệt là giảng viên trẻ trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên) nói riêng.
Viết báo cáo về Biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh - Mẫu 4
Đang cập nhật ...
Viết báo cáo về Biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh - Mẫu 5
Đang cập nhật ...