TOP 10 bài Thuyết trình về Vấn đề sản xuất nông sản sạch 2025 SIÊU HAY

313

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết trình về Vấn đề sản xuất nông sản sạch Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Thuyết trình về Vấn đề sản xuất nông sản sạch

Đề bài: Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Vấn đề sản xuất nông sản sạch.

 TOP 10 bài Thuyết trình về Vấn đề sản xuất nông sản sạch 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết trình về Vấn đề sản xuất nông sản sạch - Mẫu 1

Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay em sẽ trình bày về cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong vấn đề sản xuất nông sản sạch. Đây là một vấn đề quan trọng đang được quan tâm tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng tăng của xu hướng tiêu dùng nông sản sạch và an toàn.

I. Cơ hội:

1. Tăng trưởng tiềm năng của thị trường:

- Ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và an toàn thực phẩm, từ đó tạo ra cơ hội cho sản xuất nông sản sạch.

- Các nông sản sạch được đánh giá cao về chất lượng và an toàn, có thể tăng giá trị thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ.

2. Nâng cao giá trị gia tăng:

- Sản xuất nông sản sạch mang lại giá trị gia tăng cao hơn do sự chăm sóc kỹ lưỡng trong quá trình trồng trọt và chế biến.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ và các phương pháp canh tác hiện đại giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

3. Cơ hội xuất khẩu:

- Nông sản sạch có thể mở ra cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khó tính về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm như Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.

- Việc xây dựng thương hiệu nông sản sạch sẽ giúp nâng cao danh tiếng và tăng trưởng xuất khẩu nông sản của đất nước.

II. Thách thức:

1. Cải thiện hạ tầng nông thôn:

- Để sản xuất nông sản sạch hiệu quả, cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn, từ đường giao thông, điện, nước đến hệ thống chăn nuôi và bảo quản sản phẩm.

- Thách thức này đặc biệt lớn đối với các vùng nông thôn chưa được phát triển đồng đều.

2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường:

- Sản xuất nông sản sạch đòi hỏi việc quản lý phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới tiết kiệm và an toàn.

- Cần đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải và phân bón để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

3. Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ:

- Để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm, cần nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông sản sạch.

- Thúc đẩy hợp tác giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp để đổi mới công nghệ và phát triển nông nghiệp bền vững.

Sản xuất nông sản sạch là một trong những cơ hội lớn để đất nước chúng ta phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng này, chúng ta cần đối mặt và giải quyết những thách thức hiện tại bằng cách đầu tư vào hạ tầng, quản lý môi trường và ứng dụng công nghệ hiện đại. Chỉ khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, các nhà nông và doanh nghiệp, chúng ta mới có thể thúc đẩy sản xuất nông sản sạch, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp quốc gia.

Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe!

Thuyết trình về Vấn đề sản xuất nông sản sạch - Mẫu 2

Trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều mô hình sản xuất nông sản theo hướng sạch, an toàn đã được nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng và mang lại hiệu quả bước đầu.

*Khi nông dân thay đổi

Tỉnh Tiền Giang được mệnh danh là "vương quốc trái cây" của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích khoảng hơn 87.000 ha. Bên cạnh diện tích cây ăn trái không ngừng tăng, nông dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nông sản để chinh phục những thị trường khó tính.

Bằng sự tâm huyết trong việc khôi phục cây vú sữa - loại trái đặc sản của tỉnh, ông Lê Hồng Hải, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Mỹ Lợi A (xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè) đã cùng các thành viên trong HTX áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ những thành công bước đầu, đến nay, HTX có 20 thành viên với hơn 10 ha trồng sản xuất vú sữa theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ sản phẩm đảm bảo chất lượng, HTX đã kết được hợp đồng cung ứng vú sữa cho các cửa hàng trái cây sạch tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP. Hà Nội... và một số siêu thị. Từ đó, thu nhập của thành viên được cao hơn so với sản xuất theo kiểu truyền thống. Ông Hải chia sẻ: "Sản xuất theo chuẩn VietGAP giúp vú sữa đảm bảo về mặt chất lượng do tuân thủ theo quy trình kỹ thuật. Với quyết tâm sản xuất nông sản sạch, an toàn, ngày càng nâng cao chất lượng, hiện HTX đang áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ trên cây vú sữa".

Cùng với việc xây dựng được một số mô hình sản xuất sạch, an toàn trên cây ăn trái, ở tỉnh cũng đã hình thành được vùng rau an toàn với "đầu tàu" là các HTX. Dẫn chúng tôi đi thăm những vườn rau xanh tốt của thành viên, ông Võ Thành Công, Giám đốc HTX Rau an toàn Bình Nghị (xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông) phấn khởi cho biết, hiện HTX đang có hơn 30 ha rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ chất lượng nông sản được đảm bảo, HTX đã ký kết được hợp đồng cung ứng rau an toàn cho hệ thống cửa hàng, siêu thị lớn như: Bách Hóa Xanh, Big C..., với sản lượng hơn 100 tấn/ tháng.

"Sản xuất rau an toàn giúp thành viên có thu nhập ổn định, không sợ việc giá cả lên xuống và đầu ra bấp bênh như trước. Nhờ đó, thành viên nâng cao thu nhập, sống khỏe nhờ trồng rau an toàn. Chất lượng là yếu tố hàng đầu trong quá trình sản xuất của HTX. Do đó, HTX luôn kiểm tra, nhắc nhở các thành viên đảm bảo quy trình sản xuất an toàn" - ông Võ Thành Công chia sẻ thêm.

*Ứng dụng công nghệ cao (CNC)

Có thể nói, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đang là xu hướng tất yếu. Điều này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, bảo vệ môi trường, đặc biệt là tạo ra các sản phẩm an toàn. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số mô hình nông nghiệp CNC, bước đầu phát huy hiệu quả.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Tăng Hòa (xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông) là một trong những đơn vị tiên phong ở tỉnh trong việc sản xuất lúa ứng dụng CNC vào năm 2017. Với 07 ha lúa ứng dụng CNC ban đầu, đến nay, HTX đã nhân rộng mô hình này được hơn 30 ha. Việc sử dụng máy cấy lúa giúp nông dân giảm lượng lúa giống so với cách gieo sạ thông thường. Năng suất của lúa sử dụng máy cấy cao hơn so với phương pháp gieo sạ thông thường. Mặt khác, khi cấy theo hàng, nông dân sẽ dễ dàng khử lẫn các loại giống khác, đáp ứng yêu cầu về chất lượng lúa giống. Ông Nguyễn Văn Nhẫn, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tăng Hòa cho biết, ngoài sản xuất lúa ứng dụng CNC, HTX còn kết hợp với mô hình sản xuất lúa sạch (không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật). Hiện diện tích sản xuất lúa sạch của HTX khoảng 80 ha. Năng suất từ bằng đến hơn so với sản xuất truyền thống. Hiện có 03 doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa sạch của HTX và đầu tư phân bón lá miễn phí cho nông dân. Nông dân bán lúa với giá cao hơn thị trường 300.000 đồng/kg, góp phần tăng lợi nhuận cho thành viên.

Ngoài mô hình sản xuất lúa ứng dụng CNC, hiện trên địa bàn tỉnh, nhiều nông dân cũng đang áp dụng một số mô hình nông nghiệp CNC như: Trồng dưa lưới trong nhà màng; trồng rau khí canh, thủy canh... HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong (xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho) là đơn vị đã mạnh dạng ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp với sản phẩm chủ lực là dưa lưới. Hiện HTX có hơn 20 thành viên trực tiếp trồng dưa lưới với diện tích 03 ha.

Theo ông Phan Thanh Phú, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong, khi trồng dưa lưới ứng dụng CNC, thành viên HTX phải tuân thủ theo quy trình sản xuất an toàn. So với sản xuất truyền thống, việc canh tác trong nhà màng rất ít phát sinh sâu bệnh nên ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, sản phẩm của HTX sản xuất ra đảm bảo sạch, an toàn khi sử dụng. HTX cam kết bao tiêu sản phẩm cho thành viên với mức giá đảm bảo cho người dân có lãi. Hiện HTX đã ký kết hợp đồng cung ứng dưa lưới cho các đối tác như: Bách Hóa Xanh, siêu thị Lotte, một số công ty cung cấp trái cây trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh... Trung bình mỗi tháng, HTX cung ứng cho thị trường khoảng 70 - 100 tấn dưa lưới. "Hiệu quả mang lại cao và thời gian thu hồi vốn nhanh là ưu điểm của mô hình này. Trung bình 1.000m2, năng suất mỗi vụ đạt khoảng 3,5 tấn. Nông dân có thể thu lời nhuận từ 40 - 50 triệu đồng. Cứ khoảng 2 đến 2,5 năm, người trồng có thể thu hồi chi phí đầu tư ban đầu" - ông Phan Thanh Phú cho biết thêm.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, thời gian qua, các mô hình nghiên cứu ứng dụng CNC tại Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Trung tâm) chuyển giao đạt kết quả tốt, áp dụng được vào thực tiễn sản xuất. Các mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng, rau ăn lá đã được Trung tâm nhân rộng sản xuất và chuyển giao cho một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và các tỉnh lân cận. Trong đó, quy trình canh tác dưa lưới trong nhà màng là quy trình chuyển giao được người dân đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao, khả năng thu hồi vốn nhanh. Trong thời gian tới, công tác triển khai nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học, CNC sẽ được quan tâm và chú trọng hơn nữa trên cơ sở kế thừa các sản phẩm đã nghiên cứu thành công.

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai thực hiện khai xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn thực phẩm. Theo đó, toàn tỉnh đã có 71 công ty, cơ sở, HTX với cho 58 sản phẩm (gà thịt, rau củ các loại, trái cây tươi, thịt heo, mắm tôm chà, mắm ruốc, trà mãng cầu, trứng gia cầm, gạo, chả lụa, nem, lạp xưởng...) tham gia chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm. Việc tổ chức sản xuất theo hướng an toàn tạo cơ sở để một số HTX nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi ký hợp đồng liên kết sản xuất các đơn vị cung ứng sản phẩm lớn như: Siêu thị Coop.mart, MM Mega Market, bếp ăn... Nông dân không lo đầu ra, đảm bảo lợi nhuận ổn định do HTX thu mua với giá sàn.

Theo đánh giá Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản tỉnh Tiền Giang, hiện có khoảng trên 75% cơ sở xác nhận có hiệu quả rất cao và phát triển mở rộng liên kết và tiêu thụ tốt. Cụ thể, giá trị sản phẩm mang lại tăng từ 15 - 20% so với sản phẩm thông thường. Thị trường mở rộng từ 02 - 05 lần do uy tín sản phẩm nâng lên thông qua hỗ trợ tem điện tử truy xuất, sử dụng logo chuỗi để nhận diện và các chỉ tiêu giám sát an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu. 25% liên kết tiêu thụ sản phẩm tăng từ 5% - 10% so với sản phẩm thông thường; chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất được cải thiện rõ rệt. Một số sản phẩm còn đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

5+ Thuyết trình về Vấn đề sản xuất nông sản sạch (điểm cao)

Thuyết trình về Vấn đề sản xuất nông sản sạch - Mẫu 3

Đang cập nhật ...

Thuyết trình về Vấn đề sản xuất nông sản sạch - Mẫu 4

Đang cập nhật ...

Thuyết trình về Vấn đề sản xuất nông sản sạch - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá