Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Viết bài phát biểu Hưởng ứng ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Viết bài phát biểu Hưởng ứng ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ
Đề bài: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội - Hưởng ứng ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ.
Viết bài phát biểu Hưởng ứng ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ - Mẫu 1
Kính thưa quý vị các vị lãnh đạo, các thầy cô, các bạn học sinh và những người yêu mến tiếng mẹ đẻ,
Hôm nay, chúng ta đứng trước một dịp đặc biệt để hưởng ứng Ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ, một dịp để tôn vinh giá trị văn hóa sâu sắc của ngôn ngữ mẹ đẻ và sự đa dạng ngôn ngữ trên khắp thế giới. Tiếng mẹ đẻ không chỉ là phương tiện giao tiếp, mà còn là nền tảng của văn hóa, danh nghĩa và bản sắc dân tộc.
Chúng ta cần nhớ rằng, tiếng mẹ đẻ không chỉ là của cá nhân mà còn là của cả cộng đồng. Nó là nguồn gốc của sự tự hào và niềm tin của mỗi người đối với nguồn gốc và bản sắc của mình. Qua việc duy trì và phát triển tiếng mẹ đẻ, chúng ta đang bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa, mở rộng không gian cho sự giao tiếp và sự hiểu biết giữa các dân tộc trên toàn thế giới.
Hôm nay, chúng ta kêu gọi mọi người hãy hưởng ứng và lan tỏa thông điệp về sự quý báu của tiếng mẹ đẻ. Hãy cùng nhau bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong cuộc sống hàng ngày, từ gia đình đến cộng đồng, từ giáo dục đến nền kinh tế.
Chúng ta cần xây dựng một xã hội hòa nhập và đa văn hóa, nơi mà mỗi người đều có quyền được sử dụng và phát triển tiếng mẹ đẻ của mình một cách tự nhiên và tự hào. Chỉ có khi chúng ta cùng nhau hành động, tiếng mẹ đẻ mới thực sự là nền tảng của sự hiểu biết, sự đoàn kết và sự phát triển bền vững.
Xin cảm ơn quý vị đã tham gia và ủng hộ cho hoạt động này. Hãy cùng nhau lan tỏa tình yêu thương và sự trân trọng đối với tiếng mẹ đẻ, để hôm nay và mãi mãi, giá trị của nó sẽ được gìn giữ và truyền đạt cho các thế hệ sau.
Xin trân trọng cám ơn!
Viết bài phát biểu Hưởng ứng ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ - Mẫu 2
TCCSĐT - Ngày 21-02-2013, hưởng ứng Ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ, tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đồng tổ chức buổi giao lưu nhằm tôn vinh tính đa dạng văn hóa và ngôn ngữ của Việt Nam, phát huy việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong cải thiện chất lượng giáo dục dân tộc.
Tham dự buổi giao lưu có đông đảo đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các đối tác quốc tế cùng học sinh, giáo viên, phụ huynh và cán bộ chính quyền địa phương vừa hưởng ứng Ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ lần đầu tiên được UNESCO công bố vào năm 1999 và kể từ năm 2000, được tổ chức hằng năm vào ngày 21 tháng 2, vừa chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng tiếng mẹ đẻ trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện đời sống của trẻ em nói riêng và cộng đồng nói chung.
Trong Thông điệp nhân Ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ, bà Irina Bokova - Tổng Giám đốc UNESCO đã nhấn mạnh: “Chúng ta khuyến khích việc giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ của học sinh qua đó góp phần vào công cuộc xóa mù chữ và nâng cao chất lượng giáo dục. Bảo tồn ngôn ngữ cũng giúp bảo đảm những tri thức quý báu của dân tộc được gìn giữ và truyền cho thế hệ sau. Ngôn ngữ là phương tiện cho mỗi chúng ta trong giao tiếp, chia sẻ ý kiến của mình và là nguồn lực giúp cho việc hòa nhập trong xã hội”.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã nêu rõ: “Tiếng mẹ đẻ là nguồn tài nguyên của mỗi cộng đồng. Với chức năng to lớn của mình, chức năng giao tiếp, chức năng thông tin, chức năng giáo dục…, tiếng mẹ đẻ đóng góp cho sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Ngôn ngữ là trung tâm của mọi hoạt động của con người”. Và khẳng định: “Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam về ngôn ngữ được nêu rõ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, được xác định bằng điều khoản trong Hiến pháp, được quy định rõ tại các văn bản của Chính phủ. Điều 7, Luật Giáo dục (năm 2005) của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ:
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác…
2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
Tại buổi Lễ hưởng ứng, Quyền Đại diện UNICEF tại Việt Nam, ông Hardmut Pfortner đã phát biểu: “Lễ hưởng ứng này có vai trò hết sức quan trọng vì các bên hữu quan cùng nhau gặp gỡ và ghi nhận việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh có thể hỗ trợ rất lớn cho các em để các em học tốt hơn và đạt được những kết quả học tập cao hơn”.
Đối với Việt Nam, một quốc gia đa sắc tộc, trong đó các cộng đồng thiểu số chiếm hơn 13% dân số, chúng ta đã có kinh nghiệm sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc trong học tập và giảng dạy. Với sự hỗ trợ của UNICEF, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện sáng kiến về giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ từ năm 2008 tại một số trường tiểu học và mầm non được lựa chọn ở ba tỉnh: Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh. Sau 4 năm triển khai thí điểm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ đã đem lại những kết quả tích cực, qua đó trẻ em dân tộc được học bằng tiếng mẹ đẻ có kết quả học tập vượt trội so với các bạn đồng lứa phải học bằng ngôn ngữ thứ hai, tức là tiếng Việt. Chính quyền tỉnh Lào Cai và Gia Lai đã quyết định nhân rộng cách tiếp cận này, và các tỉnh khác cũng đã cam kết áp dụng phương pháp giáo dục song ngữ. Cam kết này cùng với các chính sách và đầu tư của Chính phủ sẽ góp phần nhân rộng sáng kiến này tại Việt Nam và tạo điều kiện thúc đẩy bảo tồn đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, góp phần cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội công bằng và bền vững hơn.
Trên thế giới, nhiều nước đã tiến hành phương pháp giáo dục song ngữ đối với các dân tộc thiểu số của quốc gia mình. Hơn 1.500 công trình nghiên cứu đã được công bố chứng minh rằng, một chương trình giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ được thiết kế hợp lý giúp tăng cường đáng kể thành công trong học tập của học sinh. Học sinh sẽ lĩnh hội và xây dựng được những kỹ năng học thuật căn bản bằng tiếng mẹ đẻ và dần dần tiếp thu được ngôn ngữ phổ thông một cách có hệ thống và thu được kết quả học tập tốt hơn so với những học sinh phải bắt đầu học tập bằng ngôn ngữ mới là ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ của các em.
Tại buổi Lễ, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai đã báo cáo kinh nghiệm triển khai chương trình giáo dục song ngữ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của tỉnh; và với tư cách là cơ quan nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu giáo dục dân tộc thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã đưa ra báo cáo Kinh nghiệm và kết quả “Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ thông qua nghiên cứu thực hành”. Đó là những kết quả tích cực thu hái được qua 4 năm triển khai thí điểm.
Để Chương trình Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ tiếp tục phát huy, nhân rộng góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở khu vực dân tộc thiểu số, Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu giáo dục dân tộc đã đưa ra một số khuyến nghị:
- Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ góp phần khắc phục những hạn chế rào cản về ngôn ngữ đối với trẻ em; từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục vùng dân tộc thiểu số.
- Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ góp phần bảo tồn tiếng nói chữ viết của các dân tộc thiểu số, bảo tồn phát huy vốn văn hóa truyền thống của các cộng đồng ngôn ngữ thiểu số Việt Nam, mang lại sự công bằng trong việc thực hiện chính sách ngôn ngữ nói riêng và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số nói chung.
- Về lý luận dạy và học: Đây là chương trình tiếp cận với các lý thuyết hiện đại cả về phương diện tiếng lẫn phương diện dạy các môn nội dung ở cấp trung học.
- Về khoa học: Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và mang tính thực tiễn cao. Nghiên cứu tuân thủ đúng theo nguyên tắc của việc tiếp cận ngôn ngữ của trẻ: Trước khi học ngôn ngữ thứ hai (L2), trẻ được học ngôn ngữ thứ nhất (L1), và những kinh nghiệm, kỹ năng có được từ việc học L1 sẽ được chuyển di sang để học L2. Như vậy, khi học L2, trẻ tiếp thu sẽ nhanh, hiệu quả hơn.
- Giáo dục song ngữ tiếng mẹ đẻ rất cần sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Bộ, của các cơ quan chức năng Bộ Giáo dục và Đào tạo và UNICEF: Tính khả thi vận dụng mô hình giáo dục song ngữ tiếng mẹ đẻ ở vùng dân tộc; Thúc đẩy chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên người dân tộc thiểu số về tiếng, chữ dân tộc và phương pháp dạy học song ngữ; Hỗ trợ những sáng kiến về giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ thông qua những pháp chế phù hợp.
- Sự đa dạng về dân tộc của Việt Nam là một kho báu cần được gìn giữ đồng thời là một cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục cho tất cả mọi công dân Việt Nam.
- Việc biết đọc, biết viết bằng tiếng mẹ đẻ vừa tăng cường sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc thiểu số được tăng cường, vừa nâng cao trình độ tiếng Việt cho đối tượng học là người dân tộc thiểu số.
- Việc thành thạo tiếng Việt sẽ nâng cao những đóng góp kinh tế và xã hội từ các nhóm dân tộc thiểu số cho đất nước.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để mở rộng mô hình giáo dục song ngữ; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiêu biểu trong khu vực về các chính sách ngôn ngữ tiến bộ
Viết bài phát biểu Hưởng ứng ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ - Mẫu 3
Đang cập nhật ...
Viết bài phát biểu Hưởng ứng ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ - Mẫu 4
Đang cập nhật ...
Viết bài phát biểu Hưởng ứng ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ - Mẫu 5
Đang cập nhật ...