TOP 10 Viết thư gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ về sáng tác của họ hoặc về một vấn đề văn học

236

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Viết thư gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ về sáng tác của họ hoặc về một vấn đề văn học Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Viết thư gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ về sáng tác của họ hoặc về một vấn đề văn học

Đề bài: Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm - Viết thư gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ điều bạn nghĩ về sáng tác của họ hoặc về một vấn đề văn học.

 TOP 10 Viết thư gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ về sáng tác của họ hoặc về một vấn đề văn học (ảnh 1)

Viết thư gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ về sáng tác của họ hoặc về một vấn đề văn học - Mẫu 1

Kính gửi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều,

Cháu xin gửi đến bác lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe. Thư này, cháu viết để chia sẻ với bác những suy nghĩ của mình về vấn đề thơ ca của xã hội hiện đại ngày nay.

Trong một thời đại mà công nghệ và tốc độ cuộc sống ngày càng phát triển, thơ ca có vẻ như đang đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, đối với cá nhân cháu, thơ vẫn là một hình thức nghệ thuật vô cùng quan trọng và có giá trị trong việc truyền tải những tình cảm, những suy nghĩ sâu sắc của con người.

Bác là một nhà văn, nhà thơ đương đại nổi tiếng và đã có rất nhiều đóng góp cho diện mạo văn học Việt Nam đương đại thông qua những bài thơ tuyệt vời của mình. Cháu rất ngưỡng mộ cách bác sử dụng từ ngữ và hình ảnh để khắc họa một cách sắc nét và tinh tế những cảm xúc, những suy nghĩ về cuộc sống và nhân sinh. Đặc biệt, tư duy và cách nhìn nhận về cuộc sống của bác truyền tải trong thơ khiến cháu rất xúc động và đồng cảm.

Trong thời đại phát triển công nghệ như hiện nay, thơ có thể đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc làm dịu đi những căng thẳng và phát triển tinh thần của con người. Tuy nhiên, để thơ có thể tiếp tục sống và phát triển, chúng ta cần có những nỗ lực hết sức để khơi gợi sự yêu thích và động viên đối với nghệ thuật này, đồng thời phải tìm ra cách tiếp cận và truyền tải những giá trị thực sự của thơ đến với công chúng đương đại.

Rất mong nhận được những chia sẻ và quan điểm của bác về vấn đề này. Chân thành cảm ơn bác đã dành thời gian để đọc thư này và mong nhận được phản hồi từ bác.

Chúc bác luôn có nhiều sức khỏe và sáng tạo trong sự nghiệp văn chương của mình.

Một độc giả trẻ tuổi,

Minh Hương.

Viết thư gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ về sáng tác của họ hoặc về một vấn đề văn học - Mẫu 2

Kính gửi nhà văn Nguyễn Tuân,

Cháu xin được gửi đến ông lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe dồi dào. Thư này, cháu muốn viết để chia sẻ những suy nghĩ của mình về sáng tác của ông.

Sáng tác của ông là một phần không thể thiếu trong văn học Việt Nam, mang lại cho độc giả những tác phẩm sâu sắc về con người và xã hội. Trong chương trình phổ thông, chá vô cùng ấn tượng với hai tác phẩm của ông đó là đoạn trích “Người lái đò sông Đà” và truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Mỗi tác phẩm đều sắc nét và tinh tế, làm tan biến khoảng cách giữa đọc giả và nhân vật. Tác phẩm của ông không chỉ mang đậm phong cách cá nhân mà ở đó, cháu thấy được niềm say mê con chữ, trân quý nghề viết và niềm yêu thích cái đẹp rất riêng của ngòi bút Nguyễn Tuân.

Cháu rất ngưỡng mộ cách ông xây dựng câu chuyện, đặc biệt là cách ông miêu tả và phân tích sâu sắc tâm lý con người. Điều đó giúp cho những câu chuyện của ông trở nên gần gũi và lôi cuốn, như một gương phản chiếu chân thực về xã hội và con người.

Điều đặc biệt hơn cả, đó là tình yêu con người và cuộc sống, tấm lòng yêu nước ẩn sâu và luôn muốn giữ lấy giá trị hồn cốt của dân tộc của ông khiến cháu rất ngưỡng mộ. Đó là một điều mà nhiều năm sau, thời đại của chúng cháu rất khó có ai có thể thể hiện được xuất sắc như ông. Ông đã truyền tải cho cháu tình yêu văn chương, yêu cái đẹp, yêu dân tộc mình, đồng thời nhận thức sâu sắc về ý thức nghề nghiệp của một nhà văn chân chính.

Hy vọng rằng các công trình sáng tác của ông sẽ tiếp tục được truyền tay và lan tỏa, để thế hệ sau còn được học hỏi và cảm nhận sự tài hoa của một trong những nhà văn vĩ đại nhất của dân tộc. Cháu tin rằng những tác phẩm và tên tuổi của ông sẽ luôn đồng hành và sống mãi trong nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Xin chân thành cảm ơn ông vì những tác phẩm ý nghĩa mà ông đã dành cho văn học Việt Nam.

Trân trọng và kính chúc ông sức khỏe dồi dào ở một nơi xa nào đó.

Độc giả hâm mộ,

Dương Khuê.

5+ Thư gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ điều bạn nghĩ về sáng tác của họ

Viết thư gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ về sáng tác của họ hoặc về một vấn đề văn học - Mẫu 3

Kính gửi nhà văn Nam Cao!

Cháu là Trần Phương Mai, một đứa trẻ đã bước sang tuổi 16.

Cháu yêu văn học, yêu vô cùng. Cháu khát khao, tự thề với chính bản thân rằng: cả cuộc đời, sự nghiệp, trái tim này sẽ trao cho văn học, dẫu có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa.

Hão huyền quá ông nhỉ? Nhưng quả thực cháu mong sau này có thể góp một phần nhỏ nào đó vào công cuộc đưa văn học nước nhà vươn tầm thế giới.

Chính vì yêu, vì có ước mơ nên cháu luôn tìm hiểu, đọc nhiều sách văn học, từ cổ chí kim. Đọc nhiều như vậy, vì đó là nơi cháu thuộc về, và một trong những nhiệm vụ quan trọng của cháu là tìm hiểu về lịch sử của nơi ấy.

Cách đây không lâu, cháu đã tìm đọc lại truyện ngắn “Đời thừa” của ông. Tác phẩm như một tấm gương phản chiếu mỗi con người. Và thật trùng hợp khi cháu cũng có suy nghĩ, “con quỷ bên trong mình”, và cả niềm đam mê giống Hộ. Điểm khác nhau là cháu sống ở một thời đại khác, chỉ là một đứa trẻ trong tuổi mới lớn, không phải nhà văn nghiệp dư, và cháu chẳng đến nỗi đói khổ như hắn.

Ông đừng ngạc nhiên nhé! Vì ngòi bút của ông là hiện thực, dù ở thời đại nào cũng là hiện thực.

Cháu thấy Hộ sau thất bại khi thi vào trường chuyên. Tối hôm đó, hàng xóm đang hát hò ầm ĩ, còn cháu thì phải tập trung đọc và cảm “Đời thừa”. Nghe cháu than thở, mẹ cháu liền nói: “Sống phải biết thích nghi với hoàn cảnh. Hôm nay nhà người ta ồn ào, không tập trung làm việc được, không làm! Mai chó sủa ầm quá, điếc tai, phiền, nghỉ! Cứ thế thì đến bao giờ mới làm được việc? Thấy Hộ không? Biện minh: do con nhỏ khóc nên bị xao nhãng. Nếu hắn biết thích nghi thì đã hoàn thành được ít nhất một tác phẩm có giá trị rồi”.

Từ lúc ấy, cháu rất hiếm khi than vãn, đổ lỗi cho hoàn cảnh. Vì cháu biết, trừ những trường hợp buộc phải ưu tiên ra, thì cho dù hoàn cảnh như thế nào, thì công việc của ta sẽ do ta quyết định. Phải không ạ?

Sống giữa một bầu trời triết lí, nhưng bản thân cháu lại sống một “đời thừa”. Cháu mắc phải căn bệnh mà đa số người trẻ thời nay mắc phải: cao hứng nhất thời. Những ngày năng suất, có ích của cháu chỉ được duy trì nhiều nhất là 5 ngày, sau đó lại là một chuỗi ngày “chết”. Thậm chí, rất nhiều hôm cháu không thể chống lại sự cám dỗ của cơn buồn ngủ và INTERNET, nên cháu đã nghỉ học, viện cớ bệnh tật, lợi dụng lòng tin và sự nâng đỡ của cô chủ nhiệm để đâm đầu vào những trò vô bổ. Cháu nhận thức rõ được mức độ nguy hiểm của hiện tượng này, nhưng cháu vẫn không thể tự chủ trước cám dỗ. Cháu tệ quá, ông nhỉ?

“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.

Cháu coi văn chương là chân lí của cuộc đời, vậy nên cháu luôn nâng niu cái tình yêu ấy hết mức có thể. Từng từ ngữ, ý văn, cháu đều gọt giũa một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Nhưng cháu vẫn cảm thấy những gì mình viết thật sáo rỗng, chẳng đi đâu về đâu. Khả năng của cháu có hạn, thậm chí còn bị đánh giá là: “Đi được đến ngày hôm nay, phần lớn là nhờ đam mê và may mắn”. Ra biển lớn thì chẳng bằng ai, về con mương nhỏ lại vênh váo vì mình nổi lềnh bềnh. Ông ơi, có phải cháu đang đi vào vết xe đổ của Hộ không ạ?

Nhưng mà, dẫu nguy hiểm đến thế nào, cháu vẫn theo đuổi văn học đến cùng. Đối với cháu, đó là khát vọng sống, là con đường duy nhất để tiến vào tương lai.

Đây là lời thề nguyền với ông, với cuộc đời cháu. Cháu đã thề, đã thực hiện từ bốn năm trước, chưa từng dừng lại. Chặng đường phía trước còn rất dài. Vậy nên, ông sẽ tin cháu chứ ạ?

Cháu mãi chẳng thể nhận được hồi âm, nhưng mong rằng ở nơi xa, ông sẽ vui vì trong thời đại công nghệ, văn chương vẫn là đích đến của hàng nghìn người trẻ.

Cháu

Mai - Trần Phương Mai

Viết thư gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ về sáng tác của họ hoặc về một vấn đề văn học - Mẫu 4

Đang cập nhật ...

Viết thư gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ về sáng tác của họ hoặc về một vấn đề văn học - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá