TOP 10 mẫu Tóm tắt Vi hành 2024 hay, ngắn gọn | Cánh diều Ngữ Văn 12

44

Tài liệu tóm tắt Vi hành Ngữ văn lớp 12 bộ Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ ý gồm có 03 bài tóm tắt tác phẩm Vi hành hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.

Tóm tắt Vi hành

TOP 10 mẫu Tóm tắt Vi hành 2024 hay, ngắn gọn | Cánh diều Ngữ Văn 12 (ảnh 2)

Tóm tắt Vi hành - Mẫu 1

Trên một chuyến tàu điện ngầm ở Paris tác giả ngồi gần một đôi thanh niên nam nữ Pháp. Họ lầm tưởng tác giả là vua Khải Định, cho rằng Khải Định không biết tiếng Pháp thế là đôi thanh niên Pháp bình luận về cung cách ngờ nghệch, quê mùa, ăn chơi của Khải Định với 1 thái độ miệt thị. Sau đó họ lại bàn luận về các thú giải trí, các trò giật gân mà báo chí Pháp thường đăng. Tàu đỗ, tác giả xuống tàu và suy nghĩ về việc mà Khải Định “Vi hành” sang Pháp phải chăng là để họp với chính phủ Pháp hay để tìm các thú ăn chơi mới? Và từ khi Khải Định sang Pháp, không chỉ dân Pháp mà cả chính phủ Pháp cũng có những nhầm lẫn tương tự. Vì vậy chính phủ Pháp cho mật thám “bảo vệ” những người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp.

Tóm tắt Vi hành - Mẫu 2

Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi, người kể chuyện, là một người An Nam nên tưởng đó là Khải Định. Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pie, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Vi hành 2024 hay, ngắn gọn | Cánh diều Ngữ Văn 12 (ảnh 1)

Tóm tắt Vi hành - Mẫu 3

Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc buôn chuyện đầy tinh quái của hai vị khách Pháp trong tàu điện ngầm, chẳng biết có phải khuôn mặt của vua Khải Định quá phổ biến hay sao mà hai vi khách này lại toan nhầm lẫm thành một người khác (nhân vật “tôi”). Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện đã có sự so sánh rất hay về sự vi hành của một số vị vua nổi tiếng trong lịch sử nước ngoài. Đó là vua Thuấn của Trung Quốc cải trang làm dân cày đi dò la ý kiến của dân, vua Pi-e nước Nga đi làm thợ ở công trường nước Anh để hiểu thêm về cuộc sống của nhân dân mình.. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.

Bố cục Vi hành

- Phần 1 (Từ đầu đến …cũng “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm.

- Phần 2 (Còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định.

Đánh giá

0

0 đánh giá