TOP 10 mẫu Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch 2025 hay, ngắn gọn | Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 12

439

Tài liệu tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch Ngữ văn lớp 12 bộ Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ ý gồm có 03 bài tóm tắt tác phẩm Đối tượng và những khó khăn của hài kịch hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.

Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch

TOP 10 mẫu Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch 2024 hay, ngắn gọn | Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 12 (ảnh 3)

Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch - Mẫu 1

Văn bản Đối tượng và những khó khăn của hài kịch đem tới cho người đọc những điều thú vị đằng sau một vở hài kịch thông qua quan điểm của Mô-li-e khi nói về đối tượng và những khó khăn gặp phải. Mượn lời nhân vật, ông đã trình bày rõ ràng quan điểm của mình về vấn đề này.

Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch - Mẫu 2

Văn bản nói về quan điểm của Mô-li-e khi sáng tác các vở hài kịch trong việc hình thành cách đối tượng và chỉ ra những khó khăn nhất định của hài kịch. Theo tác giả, đối tượng của hài kịch đó là những vấn đề, phong tục, tập quán và nếp sống có xu hướng tiêu cực của một xã hội. Còn những khó khăn trong đó là những đề cập thích đáng đến cái lố bịch của thiên hạ và đưa lên sân khấu một cách thoải mái các thói hư tật xấu của tất cả mọi người. Ngoài ra, việc miêu tả con người ấy cũng là một trong những khó khăn khi ông sáng tác.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch 2024 hay, ngắn gọn | Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 12 (ảnh 1)

Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch - Mẫu 3

Văn bản Đối tượng và những khó khăn của hài kịch nhằm đưa ra những quan điểm của Mô-li-e khi nói về hài kịch. Ông đã mượn lời trò chuyện của hai nhân vật trong vở kịch “Phê phán trường học làm vợ” để trình bày quan điểm của mình.

Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch - Mẫu 4

Mô-li-e trình bày quan điểm về hài kịch qua cuộc trò chuyện giữa Đô-răng và U-ra-ni-e trong vở kịch "Phê phán trường học làm vợ". U-ra-ni-e cho rằng bi kịch có thể hay nếu làm tốt, nhưng hài kịch cũng có giá trị riêng và viết hài kịch không dễ hơn bi kịch. Đô-răng đồng ý và nhấn mạnh rằng việc miêu tả các thói hư tật xấu của con người một cách tự nhiên để gây cười khó hơn nhiều so với việc viết bi kịch, nơi các nhân vật có thể được tưởng tượng tự do. Hài kịch không chỉ phải chân thực mà còn phải mang lại niềm vui cho người xem. 

Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch - Mẫu 5

Đoạn văn nêu quan điểm của Mô-li-e về sự khác biệt giữa viết hài kịch và bi kịch. Theo Mô-li-e, hài kịch có vai trò sửa chữa xã hội bằng tiếng cười và yêu cầu phải gây cười một cách tự nhiên. Qua cuộc đối thoại trong vở kịch "Phê phán trường học làm vợ", Mô-li-e cho thấy viết hài kịch khó hơn bi kịch vì nó phải chân thực và phản ánh đúng thói hư tật xấu của con người thời đại, không chỉ đơn thuần là việc viết hay mà còn phải tạo được sự vui vẻ cho khán giả.

Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch - Mẫu 6

Mô-li-e có quan điểm nhất quán về hài kịch: ý nghĩa xã hội của hài kịch là “sửa chữm phong hóa bằng tiếng cười"; tiêu chí hàng đầu của nó là gây cười, tạo hứng thú (chứ không phải tuân thủ cứng nhắc quy tắc lí thuyết); nhân vật cần được xây dựng một cách tự nhiên và phải là chân dung của con người thời đương đại; vì vậy, viết hài kịch không phải là việc làm dễ. Mượn lòi trò chuyện của hai nhân vật Đô-răng (Dorante) và U-ra-ni-e (Uranie) trong vở kịch "Phê phán trường học làm vợ" (1663), Mô-li-e đã trình bày quan điểm này của mình.

Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch - Mẫu 7

Trong cuộc trò chuyện giữa Đô-răng và U-ra-ni-e trong vở kịch "Phê phán trường học làm vợ", Mô-li-e thể hiện quan điểm về sự khó khăn trong việc viết hài kịch. U-ra-ni-e cho rằng hài kịch không kém bi kịch về độ khó và giá trị. Đô-răng đồng ý, bổ sung rằng việc miêu tả thói hư tật xấu của con người và gây cười cho khán giả là một thử thách lớn hơn so với việc viết bi kịch, nơi nhân vật có thể được tự do tưởng tượng. Viết hài kịch đòi hỏi chân thực và khả năng gây vui cho người xem.

Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch - Mẫu 8

Mô-li-e cho rằng hài kịch có vai trò xã hội là “sửa chữa phong hóa bằng tiếng cười” và yêu cầu phải gây cười một cách tự nhiên. Viết hài kịch không hề dễ dàng như viết bi kịch, vì nó đòi hỏi phải khắc họa chân thực các thói hư tật xấu của con người đương đại. Qua cuộc trò chuyện giữa Đô-răng và U-ra-ni-e trong vở kịch "Phê phán trường học làm vợ", Mô-li-e khẳng định rằng miêu tả các anh hùng có thể tùy tiện, còn hài kịch cần phải chính xác và có sức mua vui.

Bố cục Đối tượng và những khó khăn của hài kịch

- Phần 1 (lời thoại của U-ra-ni-e): cái đẹp của hài kịch.

- Phần 2 (lời thoại của Đô-răng): đưa ra quan điểm về đối tượng và khó khăn của hài kịch.

Đánh giá

0

0 đánh giá