Văn bản Đối tượng và những khó khăn của hài kịch - Mô - li - e - Nội dung, tác giả, tác phẩm

15

Tài liệu tác giả tác phẩm Đối tượng và những khó khăn của hài kịch Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Đối tượng và những khó khăn của hài kịch lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Đối tượng và những khó khăn của hài kịch - Ngữ văn 12

I. Tác giả Mô - li - e

Văn bản  -  - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Mô-li-e (1622 – 1673), là người khai sinh ra nền hài kịch mới của sân khấu Pháp, có công đưa hài kịch từ chỗ là loại hình thức được xem là thấp kém lên thành văn học cao cấp.

- Với tiếng cười nhiều cung bậc, từ trào lộng vui nhộn, đến chế giễu, đả kích sâu cay, hài kịch của ông có sức công phá lớn cái xấu, cái ác.

- Mô-li-e cũng là người sáng tạo ra tiếng cười có tính bi kịch, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

II. Tìm hiểu văn bản Đối tượng và những khó khăn của hài kịch

1. Thể loại

- Tác phẩm Tiền bạc và tình ái thuộc thể loại: Hài kịch

2. Xuất xứ

- In trong Phùng Văn Tửu (chủ biên), Giáo trình văn học Âu – Mỹ, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006, tr.36.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

5. Tóm tắt Đối tượng và những khó khăn của hài kịch

Văn bản nói về quan điểm của Mô-li-e khi sáng tác các vở hài kịch trong việc hình thành cách đối tượng và chỉ ra những khó khăn nhất định của hài kịch. Theo tác giả, đối tượng của hài kịch đó là những vấn đề, phong tục, tập quán và nếp sống có xu hướng tiêu cực của một xã hội. Còn những khó khăn trong đó là những đề cập thích đáng đến cái lố bịch của thiên hạ và đưa lên sân khấu một cách thoải mái các thói hư tật xấu của tất cả mọi người. Ngoài ra, việc miêu tả con người ấy cũng là một trong những khó khăn khi ông sáng tác.

4. Bố cục Đối tượng và những khó khăn của hài kịch

- Phần 1 (lời thoại của U-ra-ni-e): cái đẹp của hài kịch.

- Phần 2 (lời thoại của Đô-răng): đưa ra quan điểm về đối tượng và khó khăn của hài kịch.

6. Giá trị nội dung

- Thông qua cuộc trò chuyện của hai nhân vật Đô-răng và U-rqa-ni-e, đoạn trích đã thể hiện rõ nét quan điểm nhất quán của Mô-li-e về hài kịch: Ý nghĩa xã hội của hài kịch là “sửa chữa văn hóa bằng tiếng cười”; tiêu chí hàng đầu của nó là gây cười, tạo hứng thú chứ không phải tuân thủ cứng nhắc quy tắc lí thuyết; nhân vật cần được xây dựng một cách tự nhiên và phải là chân dung của con người thời đương đại; vì vậy viết hài kịch không phải là việc làm dễ.

7. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng tình huống đặc sắc.

- Lập luận thuyết phục, chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Đối tượng và những khó khăn của hài kịch

1. Đối tượng và những khó khăn

- Đối tượng: Những vấn đề, phong tục, tập quán và nếp sống có xu hướng tiêu cực của một xã hội.

- Khó khăn:

+ Đề cập thích đáng đến cái lố bịch của thiên hạ và đưa lên sân khấu một cách thoải mái các thói hư tật xấu của tất cả mọi người.

+ Miêu tả những con người, thì cần phải miêu tả theo tự nhiên.

Đối tượng và những khó khăn của hài kịch - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

2. Quan điểm của Mô-li-e thông qua lời thoại của hai nhân vật

*Đô-răng có lẽ đã nhận ra rằng gây cười cho những con người tử tế không phải là chuyện dễ dàng vì:

- Tính tử tế của họ:

+ Những người tử tế thường có lòng nhân ái, không thích làm trò cười hoặc châm chọc người khác.

+ Họ thường tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc của người khác.

- Khó khăn trong việc tạo ra hài hước:

+ Gây cười đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng nhận biết điểm hài hước.

+ Đô-răng có thể thấy việc tạo ra hài hước cho những người tử tế không phải là

điều dễ dàng.

* Hoàn toàn đồng tình với nhân vật U-ra-ni-e rằng hài kịch có những cái hay và cái

đẹp của nó. Ví dụ:

- Tiếng cười và giải trí: Hài kịch mang đến tiếng cười và niềm vui cho khán giả. Đó là một cách tuyệt vời để thư giãn và quên đi những lo âu trong cuộc sống hàng ngày.

- Phê phán xã hội và nhân văn:

+ Hài kịch thường sử dụng những tình huống hài hước để phê phán xã hội, những thói quen và tật xấu của con người.

+ Nó giúp chúng ta nhìn nhận lại bản thân và xem xét những khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

- Tạo ra kết nối và gắn kết: Hài kịch có thể tạo ra sự gắn kết giữa khán giả và diễn viên qua tiếng cười chung và những trải nghiệm tương tự.

IV. Đọc tác phẩm Đối tượng và những khó khăn của hài kịch

Đối tượng và những khó khăn của hài kịch

Mô – li – e

Mô-li-e có quan điểm nhất quán về hài kịch: ý nghĩa xã hội của hài kịch là “sửa chữa phong hơn bằng tiếng cười"; tiêu chí hàng đầu của nó là gây cười, tạo hứng thu (chứ không phải tuân thủ cứng nhắc quy tắc lí thuyết); nhân vật cần được xây dựng một cách tự nhiên và phải là chân dung của con người thời đương đại; vì vậy, viết hài kịch không phải là việc làm dễ. Mirọn lời trò chuyện của hai nhân vật Đô răng (Dorante) và U-ra-ni-e (Uranie) trong vở kịch "Phê phán trường học làm vợ" (1663), Mô-li-e đã trình bày quan điểm này của mình

U-ra-ni-e – Tất nhiên bi kịch là một cái gì đấy hay lắm khi nó được xử lí tốt; nhưng hài kịch cũng có cái hay cái đẹp của nó, và tôi cho rằng viết hài kịch thì cũng chẳng dễ gì hơn bi kịch.

Đô-răng – Đúng thế, thưa bà; và nếu bà có bảo rằng hài kịch viết khó hơn bi kịch thì chẳng phải là bà sai lầm đâu. Bởi lẽ rốt cuộc tôi thấy rằng gồng mình lên với những tình cảm lớn, làm thơ thách thức Số phận, lên án Định mệnh, và nói những lời phỉ báng các Thần thánh còn dễ hơn là đề cập thích đáng đến cái lố bịch của thiên hạ và đưa lên sân khấu một cách thoải mái các thói hư tật xấu của tất cả mọi người.

Khi miêu tả các anh hùng, bà muốn làm thế nào cũng được. Đó là những bức chân không căn cứ, người ta giống chỗ bà chỉ theo đã bay bóng của trí tưởng tượng, nó thường bỏ qua cái chân thật để đuổi bắt cái kì diệu. Nhưng khi bà miêu tả những con người, thì cần phải miêu tả theo tự nhiên. Người ta đòi hỏi những chân dung đó phải giống, và bà chẳng thành công nếu không làm cho người ta nhận ra ở đấy những con người trong thời đại của bà.

Nói tóm lại, trong những vở kịch trang nghiêm, muốn khỏi bị chê trách, chỉ cần nói những điều có lương tri và viết cho hay là đủ; nhưng đối với hài kịch, như thế thì chưa đủ, mà còn phải mua vui; và gây cười cho những con người tử tế đâu phải là chuyện dễ dàng.

(In trong Phùng Văn Tửu (Chủ biên), Giáo trình văn học Âu – Mỹ. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006, tr. 36.)

V. Văn bản

Đánh giá

0

0 đánh giá