TOP 10 mẫu Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập 2024 hay, ngắn gọn | Kết nối tri thức Ngữ Văn 12

285

Tài liệu tóm tắt Tuyên ngôn độc lập Ngữ văn lớp 12 bộ Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ ý gồm có 03 bài tóm tắt tác phẩm Tuyên ngôn độc lập hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập

TOP 10 mẫu Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập 2024 hay, ngắn gọn | Kết nối tri thức Ngữ Văn 12 (ảnh 3)

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 1

Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế, chính trị, văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 2

Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - mốc son chói lọi trong lịch sử đánh dấu kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Văn bản Tuyên ngôn độc lập được Bác viết cho ai? Người viết để hướng tới “đồng bào cả nước” - những người hơn 80 năm qua rên xiết dưới ách xâm lược của thực Pháp và phát xít Nhật. Không chỉ vậy đối tượng của bản Tuyên ngôn còn là các nước thực dân xâm lược - thế lực thù địch có dã tâm cướp nước ta lần nữa, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đồng thời Người còn hướng đến toàn thể nhân dân trên toàn thế giới. Bác viết như thế nào? Người đưa ra cơ sở lí luận và cơ sở thực tế cho bản Tuyên ngôn của dân tộc. Trước hết về cơ sở lí luận được Bách trích dẫn về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp. Về cơ sở thực tiễn Bác tố cáo tội ác của thực dân Pháp đã gây ra cho dân tộc ta hơn 80 năm qua. Từ đó đập tan luận điệu xảo trá, bẻ gãy ngọn cờ “bảo hộ” của chúng. Cuối cùng Bác viết để làm gì? Mục đích cao cả nhất, lớn lao nhất của bản Tuyên ngôn là: tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc ta bằng tất cả “tinh thần và lực lượng, tính mạng của cải”. Tuyên ngôn độc lập đã hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đồng thời cho thấy khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập 2024 hay, ngắn gọn | Kết nối tri thức Ngữ Văn 12 (ảnh 1)

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 3

Trong Tuyên ngôn độc lập, Người đã trích dẫn bản hai bản “Tuyên ngôn độc lập” (1776) của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của Pháp. Hai bản Tuyên ngôn này khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi con người ở mọi dân tộc. Tác giả dùng chính lí lẽ của đối phương đáp trả lại đối phương, nhắc nhở đối phương đang đi ngược lại những gì mà tổ tiên họ để lại. Đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, trong đó cách mạng Việt Nam cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng Mĩ, Pháp. Sánh vai các nước bé nhỏ với các cường quốc năm châu. Từ quyền con người Bác mở rộng thành quyền của dân tộc. Đây là một suy luận hết sức quan trọng vì đối với những nước thuộc địa như nước ta lúc bấy giờ thì trước khi nói đến quyền của con người phải đòi lấy quyền của dân tộc. Dân tộc có độc lập, nhân dân mới có tự do, hạnh phúc. Đó là đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 4

Tuyên ngôn độc lập - văn kiện có ý nghĩa lịch sử sống còn với vận mệnh dân tộc. Nếu ở Mỹ có Tuyên ngôn độc lập năm 1776, ở Pháp có bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 thì Việt Nam có bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được tuyên bố ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình để xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến; khẳng định quyền tự chủ và vị thế của dân tộc ta trên thế giới, đó là mốc son chói lọi đánh dấu kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Tuyên ngôn độc lập được Bác triển khai theo ba nội dung rõ ràng. Phần mở đầu: Bác có đưa ra cơ sở cho bản Tuyên ngôn nói về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc dựa vào hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp-hai nước tư bản lớn trên thế giới-hai quốc gia xâm lược Việt Nam. Bác dùng những lí lẽ đó để làm bản lề vạch ra cho ta thấy những việc làm trái với tuyên ngôn của chúng. Phần nội dung: Những cơ sở thực tế đã được chỉ ra, đó là những tội ác của Pháp, chúng đã thi hành ở nước ta hơn 80 năm nay trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa-giáo dục. Tất cả những điều đó đập tan luận điệu xảo trá của kẻ thù đã, đang và sẽ nô dịch nước ta trở lại. Phần kết luận: Lời tuyên bố đanh thép và khẳng định quyết tâm sắt đá giữ vững nền độc lập dân tộc. Tuyên ngôn độc lập đã hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đồng thời cho thấy khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 5

Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Đó là những lý lẽ mà không ai chối cãi được, và cũng là cơ sở để nói về quyền con người. Ở bất kỳ bản tuyên ngôn Độc lập nào cũng đều được ghi nhận các quyền cơ bản đó, từ Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ đến Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791.

Trải qua 80 năm bị thực dân Pháp xâm lược, chúng lợi dụng lá cờ tự do, lợi dụng cái sự bình đẳng và bác án để đến cướp và biến nhân dân ta, đất nước ta thành thuộc địa, chúng muốn cướp nước, áp bức đồng bào. Đây là một hành động trái với nhân đạo, chính nghĩa, Chúng lập ba chế độ khác nhau ở ba miền khiến cho đất nước ta không được thống nhất, ngăn cản sự đoàn kết. Xây dựng nhà tù thay vì trường học, không ghê rợn mùi máu tanh, sẵn sàng chém giết hết những người yêu nước của ta. Thi hành các chính sách ngu dân, sử dụng thuốc phiện, rượu để thay đổi người dân biến dân ta thành lệ thuộc, bóc lột chúng ta đến tận xương tủy. Dân ta đã nghèo nay càng nghèo nàn, thiếu thốn hơn. Bọn chúng cướp không ruộng, cướp không đất, cướp hầm mỏ, độc quyền in giấy bạc, nhập cảnh, xuất cảnh, đặt ra cho ta trăm ngàn thứ thuế, làm dân ta bần cùng từ dân cày đến dân buôn, các nhà tư sản cũng bị vùi dập. Một chế độ bóc lột giới lao động, giới công nhân diễn ra ngày càng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, lại một lũ xâm lăng đến-phát xít Nhật được bọn thực dân pháp mở cửa nước ta để cung kính cho chúng vào, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Nhật - Pháp. Từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, đồng bào ta bị chết đói hơn hai triệu người. Bọn Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật trong vòng 5 năm, đến ngày 9 tháng 3, Nhật hoàn toàn tước vũ khí của thực dân Pháp. Trước đó, Việt Minh đã kêu gọi thực dân Pháp liên minh chống Nhật nhưng chúng lại khủng bố Việt Minh, đến khi thua chạy, bọn Pháp nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị của ta từ Yên Bái và Cao Bằng.

Nhưng dân ta với tấm lòng nhân nghĩa vẫn giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, cứu nhiều người thoát khỏi nhà giam Nhật, bảo vệ tính mạng và của cải của họ. Từ mùa thu năm 1940 nước ta thành thuộc địa của Nhật, nhân dân cả nước đã nổi dậy chống lại Nhật giành lại chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dân ta đánh đổ được các xiềng xích thực dân gần 100 năm, thành lập một chế độ mới chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Chính Phủ lâm thời của nước Việt Nam mới, đại diện cho toàn dân Việt Nam tuyên bố thoát ly hoàn toàn với Pháp, xóa bỏ toàn bộ những hiệp định đã ký với Pháp.

Với lời tuyên bố sắt thép với tinh thần kiên quyết chống âm mưu biến nước ta thành thuộc địa của thực dân Pháp, chống lại quân phát xít. Vậy chắc chắn dân tộc đó, đất nước đó sẽ được các nước Đồng minh công nhận quyền độc lập của dân tộc, quyền được tự do.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 6

Bắt đầu với việc trích dẫn từ 'Tuyên ngôn độc lập' của Mỹ và 'Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền' của Pháp, bản tuyên ngôn nhấn mạnh về quyền tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam. Nó lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong suốt hơn 80 năm chúng ta bị xâm lược. Đó là tội ác về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và tội phản quốc hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn tôn vinh cuộc đấu tranh công bằng và chiến thắng của nhân dân Việt Nam. Kết thúc bằng lời tuyên bố quyền tự do và ý chí kiên định của toàn dân tộc.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 7

Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, " Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 8

Ngày 19/8/1945 chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị. 25/8/1945, gần 1 triệu đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy 10 ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ.

Cuối tháng 8/1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và ngày 2/9/1945; tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới Độc lập, Tự do.

Mở đầu bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lý và chính nghĩa. Người đã trích dẫn câu nổi tiếng trong hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp để khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Tiếp theo tác giả tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và đập tan luận điệu xảo trá của kẻ thù. Dựa trên cơ sở thực tiễn và lịch sử, nhân dân ta đứng lên giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải tay Pháp.

Từ đó Người đưa ra lời tuyên ngôn và khẳng định ý chí giữ vững nền độc lập, tự do của nhân dân ta: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 9

Tuyên ngôn độc lập - tài liệu mang ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng với dân tộc. Giống như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam do Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình nhằm chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến; khẳng định quyền tự chủ và vị thế của dân tộc ta trên thế giới, điều này được xem là mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Bác Hồ đã triển khai Tuyên ngôn độc lập theo ba phần rõ ràng. Phần mở đầu: Bác đã đưa ra lý do và cơ sở cho việc tuyên bố này, trích dẫn các quyền cơ bản của con người từ hai tuyên ngôn của Mỹ và Pháp - hai quốc gia có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam. Phần nội dung: Bác phân tích những thực tế về tội ác của Pháp trong suốt hơn 80 năm, từ chính trị đến kinh tế và văn hóa-giáo dục. Phần kết luận: Bác tỏ ra mạnh mẽ và quyết tâm trong việc khẳng định ý chí giữ vững độc lập dân tộc. Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện sự tư tưởng và lòng yêu nước của Hồ Chí Minh, cũng như niềm khát vọng về độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 10

Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm văn học chính trị hoàn hảo, phản ánh tâm hồn và tài năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bắt đầu với việc trích dẫn từ 'Tuyên ngôn độc lập' của Mỹ và 'Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền' của Pháp để khẳng định quyền tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam. Tiếp theo, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong suốt hơn 80 năm bị xâm lược. Đó là tội ác về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn tôn vinh cuộc đấu tranh công bằng và chiến thắng của nhân dân Việt Nam. Kết thúc bằng lời tuyên bố quyền tự do và ý chí kiên định của toàn dân tộc.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 11

Vào ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử, đồng thời mở ra kỷ nguyên mới của sự độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn được viết nhằm nhắc nhở những người dân đã chịu đựng hơn 80 năm áp bức từ thực dân Pháp và Nhật Bản. Nó cũng là lời tố cáo về tội ác của các thực dân đã xâm lược đất nước, đặc biệt là Pháp và Mỹ. Đồng thời, Bác Hồ cũng muốn lan tỏa thông điệp này tới tất cả nhân dân trên toàn thế giới. Bản Tuyên ngôn không chỉ là việc trích dẫn các lý lẽ từ các Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp mà còn là việc phản ánh những sự thực đau lòng về sự áp bức từ các thực dân. Cuối cùng, mục đích của việc viết bản Tuyên ngôn là để tuyên bố sự chấm dứt của chế độ thực dân, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như quyết tâm bảo vệ sự độc lập của dân tộc bằng mọi phương tiện có thể.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 12

Con người được sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và họ phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là lý do không ai có thể phủ nhận, và cũng là nền tảng để nói về quyền của con người. Tất cả các Tuyên ngôn Độc lập từ Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ đến Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 đều ghi nhận những quyền cơ bản này.

Sau 80 năm bị thực dân Pháp xâm lược, dân ta đã chịu nhiều đau thương. Chúng lợi dụng cái gọi là tự do và bình đẳng để xâm lược và áp bức chúng ta. Họ tạo ra ba chế độ khác nhau ở ba miền, làm chia rẽ dân tộc và ngăn cản sự đoàn kết. Họ xây nhà tù thay vì trường học, sử dụng thuốc phiện và rượu để lôi kéo dân ta vào cảnh lệ thuộc, và bóc lột chúng ta đến xương tủy. Những cố gắng này làm dân ta nghèo đói và thiếu thốn hơn nữa.

Mùa thu năm 1940, khi phát xít Nhật xâm lược, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Nhật - Pháp. Từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hàng triệu người dân chết đói. Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật, và sau đó Nhật đã tước vũ khí của Pháp. Trước đó, Việt Minh đã kêu gọi Pháp chống Nhật, nhưng bị khủng bố và giết chết.

Mặc dù chịu áp bức, dân ta vẫn giúp đỡ người Pháp và giữ tính mạng của họ. Từ năm 1940, dân ta đã nổi dậy chống lại Nhật và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dân ta đã đánh đổ ách thống trị của thực dân, và tuyên bố độc lập với Pháp.

Chính Phủ lâm thời của nước Việt Nam tuyên bố độc lập với Pháp, xóa bỏ tất cả các hiệp định đã ký với họ.

Bằng lời tuyên bố kiên quyết chống lại âm mưu biến nước ta thành thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít, dân tộc và đất nước ta sẽ được các quốc gia Đồng minh công nhận quyền độc lập và tự do.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 13

Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, một bước quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Tuyên bố này nhằm đến 'đồng bào cả nước' - những người đã chịu đựng hơn 80 năm dưới ách thống trị của Pháp và Nhật. Ngoài ra, nó cũng hướng đến các thực thể xâm lược, đặc biệt là Pháp và Mỹ, và tất cả nhân dân trên thế giới. Bác Hồ đã sử dụng cả lý luận và thực tế để bảo vệ quyền lợi của dân tộc. Mục tiêu cuối cùng của Tuyên ngôn là xóa bỏ chế độ thực dân, khẳng định quyền tự chủ và vị thế của dân tộc, cũng như quyết tâm bảo vệ độc lập bằng mọi phương tiện.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 14

Vào ngày 19/8/1945, quyền lực đã trở lại tay nhân dân tại thủ đô Hà Nội. Ngày 23/8/1945, trước hàng vạn đồng bào tại Huế, vua Bảo Đại đã thoái vị. Ngày 25/8/1945, gần 1 triệu người dân tại Sài Gòn - Chợ Lớn đã nổi dậy để giành lại chính quyền. Chỉ trong ít hơn 10 ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ.

Cuối tháng 8/1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và vào ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn người, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới về Độc lập và Tự do.

Trong phần mở đầu của bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã đề cập đến cơ sở pháp lý và lý lẽ. Người đã trích dẫn những câu nổi tiếng từ hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp để khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền mà không ai có thể vi phạm; con người sinh ra đã luôn phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Tiếp theo, tác giả lên án các tội ác của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và vạch trần âm mưu của kẻ thù. Dựa trên thực tế và lịch sử, nhân dân ta đã tự giành lại quyền lực từ tay Nhật mà không phải từ tay Pháp.

Dựa trên điều đó, Người đã phát biểu và khẳng định ý chí của nhân dân trong việc bảo vệ nền độc lập và tự do: “Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một quốc gia tự do và độc lập. Toàn bộ dân tộc Việt Nam quyết tâm sử dụng tất cả tinh thần, sức mạnh, tính mạng và tài sản để bảo vệ quyền tự do và độc lập đó”.

Cuộc sống hối hả có thể khiến chúng ta quên mất việc tận hưởng những khoảnh khắc đáng giá. Vì vậy, hãy để những chuyến đi mang lại sự cân bằng, mở rộng tầm nhìn và tạo ra những kỷ niệm khó quên. Mỗi hành trình sẽ giúp bạn thêm yêu đời và trân trọng cuộc sống hơn. Hãy lên kế hoạch ngay để tận hưởng trọn vẹn những trải nghiệm mới mẻ này! Nội dung dưới đây giúp bạn lên kế hoạch du lịch đến các địa điểm thú vị.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 15

"Bản Tuyên ngôn Độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn bản pháp lý tuyên bố sự ra đời của một quốc gia độc lập. Tuyên ngôn dựa trên những nguyên lý nhân bản và các tuyên ngôn nổi tiếng thế giới như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp để khẳng định tính chính nghĩa của cuộc cách mạng Việt Nam. Bản tuyên ngôn chỉ trích thực dân Pháp về việc áp bức, bóc lột và tước đoạt quyền tự do của nhân dân Việt Nam. Sau khi Pháp và Nhật đều rút khỏi Việt Nam, nhân dân đã giành lại độc lập và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ mới tuyên bố độc lập và cam kết bảo vệ quyền tự do, độc lập của quốc gia.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 16

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh, công bố vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, là một văn kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hồ Chí Minh bắt đầu bản tuyên ngôn bằng việc trích dẫn lời của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, khẳng định rằng tất cả các dân tộc đều sinh ra bình đẳng và có quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Điều này thiết lập nền tảng lý thuyết cho việc yêu cầu quyền tự quyết và độc lập của Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh rằng các quyền cơ bản không thể bị xâm phạm. Hồ Chí Minh chỉ trích thực dân Pháp vì đã lợi dụng khẩu hiệu tự do, bình đẳng để áp bức và bóc lột nhân dân Việt Nam. Kể từ khi phát-xít Nhật xâm lược Đông Dương vào năm 1940, Việt Nam đã phải chịu sự thống trị kép của Pháp và Nhật, dẫn đến tình trạng đói khổ và sự suy giảm nghiêm trọng về đời sống. Hồ Chí Minh tuyên bố rằng nước Việt Nam đã giành lại độc lập từ tay Nhật và không còn nằm dưới sự thống trị của Pháp. Tuyên bố xóa bỏ tất cả các hiệp ước ký kết với Pháp và các đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Cuối cùng Bác kêu gọi sự công nhận và cam kết bảo vệ nền độc lập mới của đất nước.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 17

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực, cho thấy tấm lòng và tài năng của Chủ tích Hồ Chí Minh. Mở đầu bằng những câu trích dẫn từ “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ, “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 18

Bản Tuyên ngôn Độc lập nêu rõ quyền bình đẳng của tất cả các dân tộc, dựa trên các nguyên tắc của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp. Phê phán thực dân Pháp về việc áp bức và bóc lột nhân dân Việt Nam. Bản tuyên ngôn thông báo sự kết thúc của ách thực dân và Nhật, đồng thời tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam độc lập.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 19

Văn bản “Tuyên ngôn độc lập” mở đầu là cơ sở lí luận của bản Tuyên ngôn độc lập. Bác tuyên bố quyền bình đẳng của mọi người và các dân tộc. Từ đó, Bác đã tố cáo những tội ác giặc đã gây ra và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Cuối cùng là lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 20

Hồ Chí Minh tuyên bố quyền bình đẳng của các dân tộc, chỉ trích thực dân Pháp và Nhật về việc áp bức nhân dân Việt Nam. Sau khi hai thế lực ngoại bang rút khỏi Việt Nam, bản tuyên ngôn công nhận sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và khẳng định cam kết bảo vệ độc lập của đất nước. 

Bố cục Tuyên ngôn độc lập

- Phần 1 (từ đầu đến "không ai chối cai được."): Trích dẫn một số luận điểm then chốt về quyền con người từ hai bản tuyên ngôn quan trọng bậc nhất trong lịch sử thế giới cận đại để làm chỗ dựa pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới.

- Phần 2 (từ "Thế mà hơn tám mươi năm nay" đến "vô cùng tàn nhẫn."): Tố cáo những hành động tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân và đất nước Việt Nam - những hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa".

- Phần 3 (từ "Mùa thu năm 1940" đến "tự tay Pháp."): Vạch trần vai trò tệ hại của thực dân Pháp trong việc “bảo hộ" đất nước Việt Nam.

- Phần 4 (từ "Pháp chạy" đến "Dân tộc đó phải được độc lập!"): Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp và kêu gọi thế giới công nhận quyền độc lập của nước Việt Nam.

- Phần 5 (từ "Vì những lẽ trên" đến hết): Tuyên bố quyền hưởng tự do, độc lập của nhân dân, đất nước Việt Nam và thể hiện ý chí của toàn dân tộc quyết tâm bảo vệ quyền tự do, độc lập vừa giành được.

Lưu ý: Có thể gộp phần 2 và phần 3, phần 4 và phần 5 lại với nhau.

Nội dung chính Tuyên ngôn độc lập

Vạch trần tội ác của thực dân Pháp cướp nước ta; tuyên bố nền độc lập dân tộc; khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

Đánh giá

0

0 đánh giá