Sách bài tập KHTN 9 Bài 43 (Chân trời sáng tạo): Di truyền nhiễm sắc thể

37

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 43: Di truyền nhiễm sắc thể sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 43: Di truyền nhiễm sắc thể

Câu 43.1 trang 116 Sách bài tập KHTN 9Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nguyên phân?

A. Nguyên phân là hình thức phân chia ở các tế bào nhân thực.

B. Kết thúc quá trình nguyên phân, từ một tế bào mẹ hình thành hai tế bào con giống nhau.

C. Quá trình nguyên phân diễn ra gồm kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

D. Trong quá trình nguyên phân, vật chất di truyền được phân chia đồng đều cho các tế bào con.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Quá trình nguyên phân được chia thành hai giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất, trong đó, giai đoạn phân chia nhân diễn ra qua bốn kì gồm: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

Câu 43.2 trang 116 Sách bài tập KHTN 9Trong quá trình phân chia tế bào, sự nhân đôi DNA diễn ra ở

A. kì đầu.

B. kì trung gian.

C. kì sau.

D. kì giữa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong quá trình phân chia tế bào, sự nhân đôi DNA diễn ra ở kì trung gian.

Câu 43.3 trang 116 Sách bài tập KHTN 9Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình nguyên phân?

A. Giúp cho các tế bào của cơ thể thực hiện các chức năng khác nhau, từ đó giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

B. Là cơ sở cho quá trình sinh sản hữu tính ở sinh vật.

C. Đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được di truyền một cách ổn định qua các thế hệ ở các loài sinh sản vô tính.

D. Tạo ra các cá thể sinh vật có nhiều đặc điểm khác nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân có số lượng nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu. Do đó, một trong những ý nghĩa của quá trình nguyên phân là đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được di truyền một cách ổn định qua các thế hệ ở các loài sinh sản vô tính.

Câu 43.4 trang 116 Sách bài tập KHTN 9Giai đoạn nào sau đây không thuộc quá trình nguyên phân?

A. Kì đầu.

B. Kì cuối.

C. Kì sau.

D. Kì trung gian.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Kì trung gian không thuộc quá trình nguyên phân mà là giai đoạn diễn ra trước khi nguyên phân. Quá trình nguyên phân được chia thành hai giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất, trong đó, giai đoạn phân chia nhân diễn ra qua bốn kì gồm: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

Câu 43.5 trang 116 Sách bài tập KHTN 9: Quá trình nào sau đây diễn ra không dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân?

A. Quá trình hình thành hạt và quả.

B. Quá trình lớn lên của quả.

C. Quá trình tái sinh đuôi ở thằn lằn.

D. Quá trình lành lại của vết thương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Quá trình hình thành hạt và quả thuộc quá trình sinh sản ở thực vật. Quá trình này dựa trên cơ sở là sự giảm phân hình thành giao tử (giao tử đực nằm trong hạt phấn và giao tử cái nằm trong noãn của bầu nhụy) và quá trình thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái).

Câu 43.6 trang 116 Sách bài tập KHTN 9Loài sinh vật nào sau đây có hình thức sinh sản dựa trên cơ sở là quá trình nguyên phân?

A. Cây bưởi.

B. Đỉa.

C. Trâu rừng.

D. Cây thông.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Trong các loài kể trên, loài đỉa có thể sinh sản dựa trên cơ sở là quá trình nguyên phân: Cơ thể của giun đốt nói chung cũng như đỉa nói riêng gồm một chuỗi các đơn vị giống nhau được gọi là các đốt. Giữa các đốt có vách ngăn. Với cấu trúc này khiến cho mỗi đốt là một phần của cơ thể, có thể điều chỉnh ở một mức độ nhất định hoạt động chung của cơ thể. Đó là lí do chủ yếu cho việc khi cắt/gây tổn thương cá thể ở một số vị trí nhất định thì cá thể đỉa cũng như giun đốt có khả năng tái sinh dựa trên cơ sở nguyên phân tạo tế bào mới và hình thành nên cá thể mới. Tuy nhiên, sự tái sinh này là hữu hạn, nếu làm phá vỡ cấu trúc thể xoang thì dù chỉ cắt cá thể ra làm đôi thì cá thể cũng không có khả năng tái sinh.

- Còn cây bưởi, trâu rừng, cây thông đều là những loài sinh sản hữu tính. Hình thức sinh sản của chúng dựa trên cơ sở của 3 quá trình là nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 43.7 trang 116 Sách bài tập KHTN 9Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm tiến hành nguyên phân một lần sẽ hình thành bao nhiêu tế bào con và mỗi tế bào có số lượng nhiễm sắc thể lần lượt là

A. 2 và 4.

B. 4 và 8.

C. 2 và 8.

D. 4 và 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Một tế bào ruồi giấm tiến hành nguyên phân một lần sẽ hình thành 2 tế bào con. Và vì các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân có số lượng nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu nên mỗi tế bào này có số lượng nhiễm sắc thể là 8.

Câu 43.8 trang 116 Sách bài tập KHTN 9: Giảm phân là hình thức phân chia ở các tế bào

A. soma.

B. mầm sinh dục.

C. sinh dục chín.

D. hợp tử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Giảm phân là hình thức phân chia ở các tế bào sinh dục chín để tạo ra các giao tử.

Câu 43.9 trang 117 Sách bài tập KHTN 9Trong giảm phân, quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai chromatid khác nguồn gốc của cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng diễn ra ở

A. kì đầu I.

B. kì đầu II.

C. kì giữa I.

D. kì sau Il.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong giảm phân, quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai chromatid khác nguồn gốc của cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng diễn ra ở kì đầu I.

Câu 43.10 trang 117 Sách bài tập KHTN 9Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về kết quả của quá trình giảm phân?

A. 1 tế bào (2n) → 2 tế bào (2n).

B. 1 tế bào (2n) → 4 tế bào (2n).

C. 1 tế bào (2n) → 2 tế bào (n).

D. 1 tế bào (2n) → 4 tế bào (n).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Giảm phân gồm 2 lần phân bào (giảm phân 1 và giảm phân II) diễn ra liên tiếp nhau, trong đó, quá trình nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể chỉ diễn ra một lần ở kì trung gian trước lần phần bào I. Do đó, qua giảm phân từ 1 tế bào lưỡng bội 2n sẽ hình thành nên 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.

Câu 43.11 trang 117 Sách bài tập KHTN 9Phát biểu nào sau đây là đúng khi giải thích sự phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể là cơ sở cho sự di truyền của các gene?

A. Nhiễm sắc thể tham gia vào quá trình sinh sản của tế bào.

B. Nhiễm sắc thể được cấu tạo bởi protein histone.

C. Nhiễm sắc thể là vật chất mang gene của tế bào.

D. Nhiễm sắc thể có thể bị đột biến cấu trúc hoặc đột biến số lượng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nhiễm sắc thể là vật chất mang gene của tế bào. Do đó, sự phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể là cơ sở cho sự di truyền của các gene.

Câu 43.12 trang 117 Sách bài tập KHTN 9Cặp nhiễm sắc thể nào sau đây là cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người nam?

A. XO.

B. YO.

C. XX.

D. XY.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ở người, nam giới mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, còn nữ giới mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX.

Câu 43.13 trang 117 Sách bài tập KHTN 9Có bao nhiêu diễn biến sau đây xảy ra trong quá trình giảm phân mà không có trong quá trình nguyên phân?

(1) Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai chromatid khác nguồn gốc của cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

(2) Sự phân li của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.

(3) Sự phân li của nhiễm sắc thể kép.

(4) Quá trình phân chia tế bào chất.

(5) Các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 43.14 trang 117 Sách bài tập KHTN 9Có bao nhiêu về nguồn gốc và sự kiện sau đây làm cho quá trình giảm phân có thể tạo nên các loại giao tử khác nhau về cấu trúc nhiễm sắc thể?

(1) Sự trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể trong kì đầu của giảm phân I.

(2) Sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo trong giảm phân II.

(3) Diễn ra gồm hai lần phân bào là giảm phân I và giảm phân II.

(4) Sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể trong giảm phân I.

A. 2.

В. 1.

С. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Quá trình giảm phân có thể tạo nên các loại giao tử khác nhau về cấu trúc nhiễm sắc thể là do:

(1) Sự trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể trong kì đầu của giảm phân I.

(4) Sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể trong giảm phân I.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các diễn biến xảy ra trong quá trình giảm phân mà không có trong quá trình nguyên phân là (1), (2).

Câu 43.15 trang 117 Sách bài tập KHTN 9: Có bao nhiêu nội dung dưới đây là đúng khi nói về sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính?

(1) Nhiễm sắc thể thường có nhiều cặp, nhiễm sắc thể giới tính chỉ có một cặp hoặc một chiếc.

(2) Nhiễm sắc thể thường tồn tại thành từng cặp tương đồng, nhiễm sắc thể giới tính tồn tại thành từng cặp không tương đồng.

(3) Nhiễm sắc thể giới tính mang gene quy định tính trạng giới tính còn nhiễm sắc thể thường không chứa các gene này.

(4) Nhiễm sắc thể thường giống nhau ở hai giới, nhiễm sắc thể giới tính khác nhau ở hai giới.

(5) Mỗi cặp nhiễm sắc thể thường có hai chiếc, còn nhiễm sắc thể giới tính chỉ có một chiếc.

A. 1.

B. 2.

С. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các nhận định đúng là: (1), (3), (4).

(2) Sai. Nhiễm sắc thể thường tồn tại thành từng cặp tương đồng, nhiễm sắc thể giới tính tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY).

(5) Sai. Mỗi cặp nhiễm sắc thể thường có hai chiếc, còn nhiễm sắc thể giới tính chỉ có một chiếc (XO) hoặc hai chiếc (XX, XY).

Câu 43.16 trang 118 Sách bài tập KHTN 9Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về di truyền liên kết?

(1) Đảm bảo được sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gene nằm trên một nhiễm sắc thể.

(2) Làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp ở đời con.

(3) Các gene nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân tạo giao tử.

(4) Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết là các gene quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau hoặc trên cùng một nhiễm sắc thể.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các phát biểu không đúng là (2), (3), (4).

(1) Đúng. Liên kết gene đảm bảo được sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gene nằm trên một nhiễm sắc thể.

(2) Sai. Liên kết gene làm giảm khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp ở đời con.

(3) Sai. Trong di truyền liên kết, các gene nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phân li cùng nhau về một giao tử và tổ hợp cùng nhau qua quá trình thụ tinh.

(4) Sai. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết là các gene quy định các tính trạng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.

Câu 43.17 trang 118 Sách bài tập KHTN 9Hiện tượng di truyền liên kết được phát hiện bởi

A. Mendel.

B. Morgan.

C. Watson.

D. Crick.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Hiện tượng di truyền liên kết được phát hiện bởi Morgan và cộng sự trên đối tượng là ruồi giấm.

Câu 43.18 trang 118 Sách bài tập KHTN 9Sự xác định giới tính ở sinh vật chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây, ngoại trừ

A. hormone.

B. cặp nhiễm sắc thể giới tính.

C. nhiệt độ.

D. nguồn thức ăn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sự xác định giới tính ở sinh vật chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như cặp nhiễm sắc thể giới tính, bộ nhiễm sắc thể trong tế bào, hormone, nhiệt độ,… ngoại trừ nguồn thức ăn.

Câu 43.19 trang 118 Sách bài tập KHTN 9Trong điều kiện nhiệt độ nào sau đây, trứng của rùa tai đỏ (Trachemys scripta) sẽ nở thành con đực?

A. 26 - 28 °C.

B. 28 - 31 °C.

C. 31 - 32 °C.

D. 26 - 32 °C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ở rùa tai đỏ (Trachemys scripta), nếu trứng được ấp trong điều kiện từ 26 - 28 °C sẽ trở thành con đực, từ 31 - 32 °C sẽ nở thành con cái.

Câu 43.20 trang 118 Sách bài tập KHTN 9Để tác động làm cá vàng cái biến đổi kiểu hình thành cá đực, người ta dùng hormone

A. methyl testosterone.

B. methyl estrogen.

C. ethyl testosterone.

D. ethyl estrogen.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Dùng hormone methyl testosterone tác động vào cá vàng cái sẽ gây biến đổi kiểu hình thành giới đực trong khi cặp nhiễm sắc thể giới tính không thay đổi.

Câu 43.21 trang 118 Sách bài tập KHTN 9Hãy xác định các tế bào trong hình bên đang ở kì nào của quá trình nguyên phân.

Hãy xác định các tế bào trong hình bên đang ở kì nào của quá trình nguyên phân

 

Lời giải:

A: Kì đầu

B: Kì trung gian

C: Kì sau

D: Kì cuối

E: Kì giữa

Câu 43.22 trang 118 Sách bài tập KHTN 9Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân trong sinh sản hữu tính.

Lời giải:

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân trong sinh sản hữu tính:

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân trong sinh sản hữu tính

Câu 43.23 trang 119 Sách bài tập KHTN 9Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi.

Trong chăn nuôi, công tác chọn và tạo giống đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi ở Việt Nam luôn hướng tới chọn và tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, chống chịu tốt, chất lượng sản phẩm tốt bằng phương pháp lai hữu tính. Một số thành tựu phổ biến như:

- Con lai F1 giữa ♂ lợn Móng Cái và ♀ lợn bản có khả năng sinh trưởng cao hơn so với lợn bản, tỉ lệ nạc cao hơn ở lợn Móng Cái; thịt mềm, nhiều nước; năng suất chế biến cao; màu thịt sáng hơn so với bố mẹ.

- Lai ♀ lợn Móng Cái giống thuần trong nước và ♂ lợn Landrace hoặc Yorkshire nhập nội tạo ra con lai F1 cho năng suất cao, tăng trọng nhanh, thịt thơm ngon, phù hợp với khí hậu và điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam.

- Lai ♂ bò Sindhi đỏ thuần với ♀ bò vàng ở Việt Nam tạo giống bò lai Sind thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, sản lượng sữa và thịt khá cao, mắn đẻ, hiền lành và nuôi bê con giỏi.

a) Tại sao phương pháp lai hữu tính có thể tạo ra các giống vật nuôi có năng suất vượt trội?

b) Chọn một trong các thành tựu trên, tìm hiểu và cho biết đặc điểm của các cá thể bố mẹ. Từ đó, chứng minh con lai có ưu điểm vượt trội hơn so với bố mẹ.

c) Con người cũng đã sử dụng phương pháp lai hữu tính để tạo ra các giống thực vật có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt. Để tăng nhanh số lượng giống cây trồng mang các đặc tính tốt, người ta có thể sử dụng phương pháp nào? Cơ sở khoa học của phương pháp này là gì?

Lời giải:

a) Phương pháp lai hữu tính có thể tạo ra các giống vật nuôi có năng suất vượt trội vì lai hữu tính dựa trên cơ sở tế bào học là các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, do đó, quá trình lai hữu tính tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở đời con → có thể tạo ra các giống vật nuôi có năng suất vượt trội.

b) - ♀ Bò vàng ở Việt Nam thích nghi với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam, mắn đẻ, hiền lành, nuôi bê giỏi.

- ♂ Bò Sindhi đỏ nhập nội cho sản lượng sữa và thịt cao.

- Bò lai Sind thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam; sản lượng sữa và thịt khá cao; mắn đẻ; hiền lành và nuôi bê con giỏi.

c) Để tăng nhanh số lượng giống cây trồng mang các đặc tính tốt, có thể sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô). Cơ sở khoa học của nhân giống vô tính là quá trình nguyên phân.

Câu 43.24 trang 119 Sách bài tập KHTN 9Nối tên của các giai đoạn trong quá trình nguyên phân với diễn biến tương ứng.

Nối tên của các giai đoạn trong quá trình nguyên phân với diễn biến tương ứng

Lời giải:

(1) - (b): Ở kì giữa nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

(2) - (c): Ở kì cuối của nguyên phân, nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn, tế bào tiến hành phân chia tế bào chất.

(3) - (a): Ở kì đầu của nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép dần co xoắn, màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào hình thành.

(4) - (d): Ở kì sau của nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép tách nhau tại tâm động thành các nhiễm sắc thể đơn, nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực tế bào.

Câu 43.25 trang 120 Sách bài tập KHTN 9Có ý kiến cho rằng: "Việc sinh con trai hay con gái là do người mẹ quyết định". Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Giải thích.

Lời giải:

Ý kiến trên là sai. Giải thích: Ở người, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở nữ là XX, ở nam là XY. Trong quá trình giảm phân, mẹ cho trứng X, bố cho hai loại tinh trùng là X và Y. Sự kết hợp giữa trứng X với tinh trùng X → con gái, giữa trứng X với tinh trùng Y → con trai. Như vậy, việc sinh con trai hay gái phụ thuộc vào trứng được thụ tinh với loại tinh trùng nào chứ không phải do người mẹ quyết định.

Câu 43.26 trang 120 Sách bài tập KHTN 9Một số bệnh ở người như mù màu đỏ - lục, máu khó đông được quy định bởi gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có allele tương ứng trên Y; người mang gene trội không mắc các bệnh này. Dựa vào cơ chế hình thành cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người, giải thích tại sao khi người mẹ mắc bệnh sẽ sinh ra con trai mắc bệnh.

Lời giải:

Quy ước gene: A: bình thường và a: mắc bệnh; do gene nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X → kiểu gene của mẹ mắc bệnh là XªXa. Con trai nhận nhiễm sắc thể Y từ bố và nhiễm sắc thể Xª từ mẹ → kiểu gene của con trai là XªY biểu hiện bệnh.

Câu 43.27 trang 120 Sách bài tập KHTN 9Các nhận định trong bảng dưới đây là Đúng (Đ) hay Sai (S)?

STT

Nhận định

Đ/S

1

Cơ chế xác định giới tính ở nhiều loài sinh sản hữu tính là do sự có mặt của cặp nhiễm sắc thể giới tính hoặc bộ nhiễm sắc thể trong tế bào.

 

2

Di truyền liên kết được ứng dụng để tạo các tổ hợp gene quy định các tính trạng mong muốn.

 

3

Sự kết hợp giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội hoặc đơn bội đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính.

 

4

Các gene nằm trên cùng một nhiễm sắc thể sẽ phân li cùng nhau về một giao tử trong quá trình giảm phân và tổ hợp cùng nhau qua quá trình thụ tinh.

 

5

Sự di truyền đồng thời của tính trạng là do hiện tượng di truyền liên kết của các gene cùng nằm trên các nhiễm sắc thể.

 

6

Cặp nhiễm sắc thể giới tính được hình thành do sự phân li và tổ hợp của các nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân và thụ tinh.

 

7

Giới tính của sinh vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường trong và ngoài cơ thể.

 

8

Giảm phân là hình thức phân chia của các tế bào sinh dục sơ khai trong thời kì chín để tạo nên các giao tử.

 

9

Thomas Hunt Morgan đã phát hiện ra hiện tượng liên kết gene bằng việc thực hiện phép lai thuận nghịch.

 

Lời giải:

1 – Đ: Cơ chế xác định giới tính ở nhiều loài sinh sản hữu tính là do sự có mặt của cặp nhiễm sắc thể giới tính hoặc bộ nhiễm sắc thể trong tế bào.

2 – Đ: Di truyền liên kết được ứng dụng để tạo các tổ hợp gene quy định các tính trạng mong muốn.

3 – S: Sự kết hợp giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính.

4 – Đ: Trong di truyền liên kết, các gene nằm trên cùng một nhiễm sắc thể sẽ phân li cùng nhau về một giao tử trong quá trình giảm phân và tổ hợp cùng nhau qua quá trình thụ tinh.

5 – S: Sự di truyền đồng thời của tính trạng là do hiện tượng di truyền liên kết của các gene cùng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.

6 – Đ: Cặp nhiễm sắc thể giới tính được hình thành do sự phân li và tổ hợp của các nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân và thụ tinh.

7 – Đ: Giới tính của sinh vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường trong (cặp nhiễn sắc thể giới tính, hormone sinh dục,…) và ngoài cơ thể (nhiệt độ, ánh sáng,…).

8 – S: Giảm phân là hình thức phân chia của các tế bào sinh dục chín để tạo nên các giao tử.

9 – S: Thomas Hunt Morgan đã phát hiện ra hiện tượng liên kết gene bằng việc thực hiện phép lai phân tích ruồi đực F1 của phép lai P thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt.

Câu 43.28 trang 120 Sách bài tập KHTN 9Hình dưới đây mô tả quá trình phân bào ở các tế bào A, B, C, D; các chữ cái là kí hiệu của các gene tương ứng trên nhiễm sắc thể. Quan sát hình và trả lời các câu hỏi.

Hình dưới đây mô tả quá trình phân bào ở các tế bào A, B, C, D; các chữ cái là kí hiệu

a) Xác định các hình ảnh sau đây thuộc giai đoạn nào của quá trình phân bào. Giải thích.

b) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của tế bào mẹ và kiểu gene của các tế bào con.

Lời giải:

a) - Tế bào A đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân vì các nhiễm sắc thể kép tương đồng đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Tế bào B đang ở kì giữa II của quá trình giảm phân vì các nhiễm sắc thể kép đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và không tồn tại thành từng cặp tương đồng.

- Tế bào C đang ở kì sau II của quá trình giảm phân vì các nhiễm sắc thể kép đang tách thành nhiễm sắc thể đơn và phân li về hai cực của tế bào, các nhiễm sắc thể không tồn tại thành từng cặp tương đồng.

- Tế bào D đang ở kì sau của quá trình nguyên phân vì các nhiễm sắc thể kép đang tách thành nhiễm sắc thể đơn và phân li về hai cực của tế bào, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng.

b) - Tế bào A: bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ 2n = 4, kiểu gene của tế bào con là AaBb.

- Tế bào B: bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ 2n = 8, kiểu gene của tế bào con là AbcD.

- Tế bào C: bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ 2n = 6, kiểu gene của tế bào con là Mnp.

- Tế bào D: bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ 2n = 4, kiểu gene của tế bào con là KKGg.

Câu 43.29 trang 121 Sách bài tập KHTN 9Một tế bào mầm sinh dục tiến hành nguyên phân liên tiếp ba lần. Các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh dục chín và tiến hành giảm phân tạo giao tử. Tính số lượng giao tử được hình thành.

Lời giải:

- Số tế bào sinh dục được hình thành sau ba lần nguyên phân: 23 = 8 tế bào.

- Số giao tử được hình thành:

+ Nếu là tế bào sinh dục đực thì số giao tử tạo thành là 8 × 4 = 32.

+ Nếu là tế bào sinh dục cái thì số giao tử tạo thành là 8 × 1 = 8.

Câu 43.30 trang 121 Sách bài tập KHTN 9Khi nghiên cứu sự di truyền hai tính trạng độ lớn và vị quả ở một loài cây, người ta cho lai giữa P đều thuần chủng, nhận được F1. Cho F1 giao phấn với cá thể (T) chưa biết kiểu gene, đời F2 xuất hiện các kiểu hình theo số liệu sau: 3 996 cây cho quả bé, vị ngọt: 2 007 cây cho quả lớn, vị ngọt: 1 998 cây cho quả lớn, vị chua. Biết mỗi gene quy định một tính trạng, tính trạng quả lớn trội hoàn toàn so với quả bé.

a) Cho biết sự di truyền của các gene quy định tính trạng độ lớn và vị quả ở loài thực vật trên.

b) Xác định kiểu gene của P và lập sơ đồ lai.

Lời giải:

a)

- Xét từng cặp tính trạng:

+ Quả bé : quả lớn = 3 996 : (2 007 + 1 998) ~ 1 : 1.

+ Vị ngọt : vị chua = (3 996 + 2 007) : 1 998 ~ 3: 1 → Vị ngọt trội hoàn toàn so với vị chua.

- Xét chung hai cặp tính trạng:

(quả bé : quả lớn) × (vị ngọt : vị chua) = (1 : 1) × (3 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1 > tỉ lệ bài toán 2 : 1 : 1.

→ Tỉ lệ các tính trạng theo lí thuyết khác tỉ lệ đề bài và giảm biến dị tổ hợp → Các gene quy định hai cặp tính trạng liên kết trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.

b)

- Quả lớn trội hoàn toàn so với quả bé → Quy ước gene: A: quả lớn >> a: quả bé. Vị ngọt trội hoàn toàn so với vị chua → Quy ước gene: B: vị ngọt >> b: vị chua.

- Cho F1 giao phấn với cá thể (T) chưa biết kiểu gene được tỉ lệ mỗi loại tính trạng là:

+ Quả bé : quả lớn ~ 1 : 1 → F1 × T = Aa × aa.

+ Vị ngọt : vị chua ~ 3 : 1 → F1 × T = Bb × Bb.

→ Xét chung 2 tính trạng: F1 × T = (Aa × aa)(Bb × Bb).

- Pt/c khác nhau về hai tính trạng → F1 dị hợp hai cặp gene, cây T có kiểu gene là  Mà đời F2 không xuất hiện kiểu hình lặn về cả hai tính trạng → F1 không cho giao tử ab → Kiểu gene của F1 là  → Kiểu gene của P thuần chủng là 

- Sơ đồ lai:

Pt/c(quả lớn, vị chua) × (quả bé, vị ngọt)

GP aB

F1(100% quả lớn, vị ngọt)

F1×T: (quả lớn, vị ngọt) × (quả bé, vị ngọt)

G: :  

F2: TLKG: 

TLKH: 1 quả lớn, vị ngọt : 1 quả lớn, vị chua : 2 quả bé, vị ngọt.

Câu 43.31 trang 121 Sách bài tập KHTN 9Cho biết bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài và tế bào đang ở kì nào của quá trình nguyên phân trong các trường hợp sau đây:

a) Quan sát quá trình nguyên phân của một tế bào, người ta đếm được 16 nhiễm sắc thể kép xếp một hàng ở mặt phẳng giữa của thoi phân bào.

b) Quan sát quá trình nguyên phân của một tế bào, người ta đếm được ở đầu hai cực của tế bào có 20 nhiễm sắc thể đơn.

Lời giải:

a) Tể bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân, 2n = 16.

b) Tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân, 2n = 10.

Câu 43.32 trang 121 Sách bài tập KHTN 9Cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thu được F1 đồng loạt thân xám, cánh dài. Cho giao phối các cá thể ở thế hệ F1 với nhau thu được F2 gồm 25% thân xám, cánh ngắn : 50% thân xám, cánh dài : 25% thân đen, cánh dài. Cho biết quy luật di truyền chi phối hai tính trạng trên và lập sơ đồ lai từ P đến F2.

Lời giải:

- P thuần chủng, F1 đồng loạt thân xám, cánh dài → thân xám, cánh dài trội hoàn toàn so với thân đen, cánh ngắn.

- Quy ước gene: A: thân xám và a: thân đen, B: cánh dài và b: cánh ngắn.

- Xét từng cặp tính trạng:

+ Thân xám : thân đen = 3 : 1 → F1 × F1: Aa × Aa.

+ Cánh dài : cánh ngắn = 3 : 1 → Bb × Bb.

- Tỉ lệ chung các cặp tính trạng (3 : 1)(3 : 1) khác tỉ lệ đề bài, đồng thời F2 giảm biến dị tổ hợp → Các gene liên kết trên một nhiễm sắc thể.

- F2 không xuất hiện kiểu hình thân đen, cánh ngắn → F1 (Aa, Bb) không tạo giao tử ab → Kiểu gene của F1 → Kiểu gene của P thuần chủng là 

- Sơ đồ lai:

Pt/c(thân xám, cánh ngắn) × (thân đen, cánh dài)

GP aB

F1

F1× F1(thân xám, cánh dài) × (thân xám, cánh dài)

GF1 

F2: TLKG: 

TLKH: 1 thân xám, cánh ngắn : 2 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh dài.

Câu 43.33 trang 121 Sách bài tập KHTN 9Có 10 tế bào sinh dưỡng của cùng một loài phân bào nguyên nhiễm.

a) Nếu mỗi tế bào đều nguyên phân ba lần liên tiếp thì tổng số tế bào con sinh ra từ 10 tế bào trên là bao nhiêu?

b) Nếu tổng số tế bào con được tạo ra từ 10 tế bào trên là 1 280 tế bào và số lần nguyên phân của các tế bào đều bằng nhau thì mỗi tế bào đã nguyên phân liên tiếp mấy lần?

Lời giải:

a) Số tế bào con tạo ra: 10 × 23 = 80 tế bào.

b) Gọi n là số lần nguyên phân → 10 × 2n = 1 280 tế bào → n = 7 lần.

Câu 43.34 trang 121 Sách bài tập KHTN 9Ở một loại đậu, biết một gene quy định một tính trạng, hai cặp gene quy định hai tính trạng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, các gene trên một nhiễm sắc thể liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử. Khi lai hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, tính theo lí thuyết, ở thế hệ F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình như thế nào?

Lời giải:

- Lai P thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn → hạt trơn, có tua cuốn trội hoàn toàn so với hạt nhăn, không có tua cuốn.

- Quy ước gene: A: hạt trơn và a: hạt nhăn; B: có tua cuốn và b: không có tua cuốn.

- Các gene nằm trên một nhiễm sắc thể liên kết chặt chẽ với nhau. Ta có sơ đồ lai:

Pt/c(hạt trơn, không tua cuốn)  (hạt nhăn, có tua cuốn)

GP aB

F1(100% hạt trơn, có tua cuốn)

F1× F1(hạt trơn, có tua cuốn)  (hạt trơn, có tua cuốn)

GF1 

F2: TLKG: 

TLKH: 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá