Sách bài tập KHTN 9 Bài 47 (Chân trời sáng tạo): Cơ chế tiến hoá

178

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 47: Cơ chế tiến hoá sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 47: Cơ chế tiến hoá

Câu 47.1 trang 130 Sách bài tập KHTN 9: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, quá trình tiến hóa trong quần thể chịu tác động chính của các nhân tố tiến hóa sau đây:

(1) Đột biến.

(2) Di - nhập gene.

(3) Yếu tố ngẫu nhiên.

(4) Giao phối không ngẫu nhiên.

(5) Chọn lọc tự nhiên.

Trong các nhân tố tiến hóa trên, có bao nhiêu nhân tố làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể sinh vật?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

(1) Đúng. Đột biến làm xuất hiện các biến dị trong quần thể nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.

(2) Đúng. Di - nhập gene có thể mang đến nhưng allele và kiểu gene mới cho quần thể nên có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.

(3) Sai. Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm số lượng cá thể của quần thể một cách đột ngột, ngẫu nhiễn dẫn đến làm mất allele hoặc kiểu gene của quần thể nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

(4) Sai. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp và giảm tần số kiểu gene dị hợp nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

(5) Sai. Chọn lọc tự nhiên loại bỏ kiểu hình không thích nghi dẫn đến làm mất allele hoặc kiểu gene của quần thể nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 47.2 trang 130 Sách bài tập KHTN 9Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, quá trình tiến hóa trong quần thể chịu tác động chính của các nhân tố tiến hóa sau đây:

(1) Đột biến.

(2) Di - nhập gene.

(3) Yếu tố ngẫu nhiên.

(4) Giao phối không ngẫu nhiên.

(5) Chọn lọc tự nhiên.

Trong các nhân tố tiến hóa trên, có bao nhiêu nhân tố làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể sinh vật?

А. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong các nhân tố tiến hóa trên, các nhân tố làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể sinh vật gồm: (2), (3), (4), (5).

(1) Sai. Đột biến làm xuất hiện các biến dị trong quần thể nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.

(2) Đúng. Di - nhập gene có thể làm mất allele hoặc kiểu gene của quần thể do sự di cư của cá thể đến quần thể khác nên có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

(3) Sai. Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm số lượng cá thể của quần thể một cách đột ngột, ngẫu nhiễn dẫn đến làm mất allele hoặc kiểu gene của quần thể nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

(4) Sai. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp và giảm tần số kiểu gene dị hợp nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

(5) Sai. Chọn lọc tự nhiên loại bỏ kiểu hình không thích nghi dẫn đến làm mất allele hoặc kiểu gene của quần thể nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 47.3 trang 130 Sách bài tập KHTN 9Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, quá trình tiến hóa trong quần thể chịu tác động chính của các nhân tố tiến hóa sau đây:

(1) Đột biến.

(2) Di - nhập gene.

(3) Yếu tố ngẫu nhiên.

(4) Giao phối không ngẫu nhiên.

(5) Chọn lọc tự nhiên.

Trong các nhân tố tiến hóa trên, có bao nhiêu nhân tố có vai trò quy định chiều hướng tiến hóa của quần thể sinh vật?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có vai trò quy định chiều hướng tiến hóa của quần thể sinh vật.

Câu 47.4 trang 131 Sách bài tập KHTN 9Để giải thích cho sự tiến hóa của sinh vật, có một số quan điểm được đưa ra như sau:

(1) Sự tiến hóa của các loài sinh vật từ tổ tiên chung, tạo nên sự đa dạng của sự sống.

(2) Những biến đổi trong đời sống của cá thể sinh vật để thích nghi với điều kiện sống thay đổi đều có thể di truyền cho thế hệ sau.

(3) Sự thích nghi hợp lí của các sinh vật với môi trường sống của chúng.

(4) Quá trình đột biến tạo ra các allele mới làm nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

(5) Bản thân mỗi loài sinh vật có xu hướng vươn tới sự hoàn thiện.

(6) Quá trình giao phối giúp tổ hợp các đột biến trong quần thể, hình thành các kiểu gene mới, tạo nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

(7) Quá trình tiến hóa của sinh vật diễn ra gồm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

Trong các quan điểm trên, có bao nhiêu quan điểm là của Darwin về cơ chế tiến hóa?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong các quan điểm trên, các quan điểm là của Darwin về cơ chế tiến hóa là (1), (3).

Câu 47.5 trang 131 Sách bài tập KHTN 9Để giải thích cho sự tiến hóa của sinh vật, có một số quan điểm được đưa ra như sau:

(1) Sự tiến hóa của các loài sinh vật từ tổ tiên chung, tạo nên sự đa dạng của sự sống.

(2) Những biến đổi trong đời sống của cá thể sinh vật để thích nghi với điều kiện sống thay đổi đều có thể di truyền cho thế hệ sau.

(3) Sự thích nghi hợp lí của các sinh vật với môi trường sống của chúng.

(4) Quá trình đột biến tạo ra các allele mới làm nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

(5) Bản thân mỗi loài sinh vật có xu hướng vươn tới sự hoàn thiện.

(6) Quá trình giao phối giúp tổ hợp các đột biến trong quần thể, hình thành các kiểu gene mới, tạo nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

(7) Quá trình tiến hóa của sinh vật diễn ra gồm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

Trong các quan điểm trên, có bao nhiêu quan điểm là của Lamarck về cơ chế tiến hóa?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong các quan điểm trên, các quan điểm là của Lamarck về cơ chế tiến hóa là (2), (5).

Câu 47.6 trang 131 Sách bài tập KHTN 9Để giải thích cho sự tiến hóa của sinh vật, có một số quan điểm được đưa ra như sau:

(1) Sự tiến hóa của các loài sinh vật từ tổ tiên chung, tạo nên sự đa dạng của sự sống.

(2) Những biến đổi trong đời sống của cá thể sinh vật để thích nghi với điều kiện sống thay đổi đều có thể di truyền cho thế hệ sau.

(3) Sự thích nghi hợp lí của các sinh vật với môi trường sống của chúng.

(4) Quá trình đột biến tạo ra các allele mới làm nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

(5) Bản thân mỗi loài sinh vật có xu hướng vươn tới sự hoàn thiện.

(6) Quá trình giao phối giúp tổ hợp các đột biến trong quần thể, hình thành các kiểu gene mới, tạo nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

(7) Quá trình tiến hóa của sinh vật diễn ra gồm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

Trong các quan điểm trên, có bao nhiêu quan điểm là của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại về cơ chế tiến hóa?

A. 1.

B. 2.

С. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong các quan điểm trên, các quan điểm là của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại về cơ chế tiến hóa là (4), (6), (7).

Câu 47.7 trang 131 Sách bài tập KHTN 9Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?

A. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.

B. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.

C. Tiến hóa nhỏ là quá trình tiến hóa diễn ra trên quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài dẫn đến hình thành loài mới và các nhóm phân loại trên loài.

D. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Câu 47.8 trang 131 Sách bài tập KHTN 9Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình giao phối giữa các cá thể trong quần thể?

A. Quá trình giao phối làm giảm tính có hại của các đột biến phát sinh trong quần thể.

B. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tính đa dạng di truyền trong quần thể.

C. Giao phối không ngẫu nhiên giúp hình thành các kiểu gene thích nghi trong quần thể.

D. Giao phối ngẫu nhiên làm tăng tính đa dạng di truyền trong quần thể.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Cơ chế tạo nên kiểu gene thích nghi trong quần thể là sự kết hợp của 3 quá trình đột biến, giao phối ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên. Còn giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tần số kiểu gene đồng hợp dẫn đến giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 47.9 trang 131 Sách bài tập KHTN 9Darwin là người đầu tiên đưa ra khái niệm

A. biến dị di truyền.

B. đột biến gene.

C. thường biến.

D. biến dị cá thể.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Darwin là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể để chỉ những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài.

Các khái niệm biến dị di truyền, đột biến gene và thường biến là những khái niệm do thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại đưa ra.

Câu 47.10 trang 131 Sách bài tập KHTN 9Quá trình hình thành nhóm phân loại nào sau đây là kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ?

A. Họ.

B. Loài.

C. Bộ.

D. Ngành.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.

Câu 47.11 trang 131 Sách bài tập KHTN 9Sự ra đời của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại đã bổ sung những gì cho quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa?

Lời giải:

Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại đã làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của Darwin nhờ các kiến thức của di truyền học hiện đại, giải thích được cơ chế phát sinh biến dị và sự hình thành các biến dị. Tiến hóa nhỏ giải thích quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể do tác động của các nhân tố tiến hóa dẫn đến sự hình thành các quần thể thích nghi, sự cách li sinh sản và hình thành loài mới. Hình thành loài mới là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

Câu 47.12 trang 131 Sách bài tập KHTN 9Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

Lời giải:

Tiến hóa nhỏ

Tiến hóa lớn

Là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.

Là quá trình tiến hóa diễn ra theo hướng tiến hóa phân li, cấu tạo cơ thể ngày càng phức tạp, tạo ra thế giới sinh vật đa dạng, phong phú; hoặc theo hướng đơn giản hóa tổ chức cơ thể để thích nghi với điều kiện môi trường.

Diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.

Diễn ra trên quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài.

Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Được nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học, giải phẫu học so sánh, địa lí sinh vật,...

Kết quả là sự hình thành loài mới.

Kết quả là sự hình thành loài mới và các nhóm phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới và lãnh giới.

Câu 47.13 trang 132 Sách bài tập KHTN 9Hình ảnh bên mô tả sự đa dạng về màu sắc cánh ở một loài côn trùng. Quan sát hình và trả lời câu hỏi.

Hình ảnh bên mô tả sự đa dạng về màu sắc cánh ở một loài côn trùng

a) Theo quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, sự đa dạng về màu sắc cánh ở loài côn trùng ở hình bên được hình thành như thế nào?

b) Một bạn học sinh đưa ra phát biểu như sau: "Thực tế các màu sắc cánh của loài côn trùng trong hình là kết quả của một quá trình chọn lọc từ rất nhiều kiểu hình khác nhau, chỉ những kiểu hình thích nghi với điều kiện môi trường mới được giữ lại". Theo em, phát biểu trên là đúng hay sai? Giải thích.

Lời giải:

a) Theo quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, sự đa dạng về màu sắc cánh ở loài côn trùng ở hình bên được hình thành như sau: Quá trình đột biến và giao phối trong quần thể đã làm xuất hiện các biến dị di truyền về màu sắc cánh. Quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo các hướng khác nhau hình thành nên sự đa dạng về màu sắc cánh của các cá thể trong quần thể.

b) Phát biểu đó là đúng vì quá trình chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những kiểu gene khác nhau trong quần thể. Các kiểu gene quy định các kiểu hình thích nghi sẽ được giữ lại, các kiểu gene kém thích nghi sẽ bị đào thải nên các màu sắc cánh ở hình trên là kết quả của một quá trình chọn lọc từ rất nhiều kiểu hình khác nhau được xuất hiện từ trước đó.

Câu 47.14 trang 132 Sách bài tập KHTN 9Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể giao phối qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như bảng dưới đây. Dựa vào thông tin trong bảng, hãy cho biết:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể giao phối qua 5 thế hệ

a) Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào? Giải thích.

b) Đặc điểm của nhân tố tiến hóa trên.

Lời giải:

a) Quần thể chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên vì thành phần kiểu gene của quần thể F2 có sự thay đổi một cách đột ngột.

b) Đặc điểm của nhân tố tiến hóa yếu tố ngẫu nhiên:

- Làm thay đổi đột ngột tần số allele, thành phần kiểu gene của quần thể một cách vô hướng.

- Có thể đào thải hoàn toàn một allele ra khỏi quần thể bất kể là allele có lợi hay có hại.

- Tác động của yếu tố ngẫu nhiên phụ thuộc vào kích thước của quần thể. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele, thành phần kiểu gene càng mạnh và ngược lại.

- Yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gene của quần thể.

Câu 47.15 trang 132 Sách bài tập KHTN 9Quan sát hình ảnh sau đây và trả lời câu hỏi.

Quan sát hình ảnh sau đây và trả lời câu hỏi trang 132 Sách bài tập KHTN 9

a) Hình trên mô tả nhân tố tiến hóa nào?

b) Xác định các kiểu gene của quần thể A và quần thể B trước khi có sự tác động của nhân tố tiến hóa này.

c) Thành phần kiểu gene của quần thể B đã thay đổi như thế nào sau khi chịu sự tác động của nhân tố tiến hóa trên?

Lời giải:

a) Hình trên mô tả sự lan truyền gene từ quần thể này sang quần thể khác nhờ sự di cư. Như vậy, đây là hình thức di - nhập gene.

b) Quần thể A: HH, Hh, hh; quần thể B: hh.

c) Sau khi xảy ra di - nhập gene, quần thể B tăng sự đa dạng di truyền vì các cá thể từ quần thể A khi nhập cư đã mang đến các kiểu gene mới cho quần thể B. Thành phần kiểu gene của quần thể B sau khi xảy ra di - nhập gene là: HH, Hh, hh.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá