Sách bài tập KHTN 9 Bài 42 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể

158

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 42: Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 42: Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể

Câu 42.1 trang 115 Sách bài tập KHTN 9Cho các loại tiêu bản sau đây:

(1) Tiêu bản cố định.

(2) Tiêu bản tạm thời.

(3) Tiêu bản ngâm.

(4) Tiêu bản vết bôi.

Có bao nhiêu loại trong số các loại tiêu bản trên được sử dụng để quan sát nhiễm sắc thể?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong số các loại tiêu bản trên, có 2 loại tiêu bản thường được sử dụng để quan sát nhiễm sắc thể là (1), (2).

Câu 42.2 trang 115 Sách bài tập KHTN 9Để quan sát rõ hình thái của nhiễm sắc thể, người ta có thể sử dụng vật kính

A. 5×.

B. 10×.

C. 40×.

D. 100×.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Để quan sát rõ hình thái của nhiễm sắc thể, người ta có thể sử dụng vật kính 100×.

Câu 42.3 trang 115 Sách bài tập KHTN 9Loại dụng cụ nào sau đây được sử dụng để quan sát nhiễm sắc thể trong phòng thí nghiệm?

A. Kính lúp.

B. Kính thiên văn.

C. Kính hiển vi quang học.

D. Kính bảo hộ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Kính hiển vi quang học là loại dụng cụ được sử dụng để quan sát nhiễm sắc thể trong phòng thí nghiệm.

Câu 42.4 trang 115 Sách bài tập KHTN 9Để quan sát rõ hình thái của nhiễm sắc thể, người ta thường quan sát ở kì nào của quá trình phân bào?

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Để quan sát rõ hình thái của nhiễm sắc thể, người ta thường quan sát ở kì giữa của quá trình phân bào vì tại kì giữa, nhiễm sắc thể co xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng.

Câu 42.5 trang 115 Sách bài tập KHTN 9Để quan sát nhiễm sắc thể, tiêu bản có thể được làm từ loại tế bào

A. có khả năng phân chia mạnh.

B. có kích thước lớn.

C. có khả năng sinh trưởng mạnh.

D. có kích thước nhỏ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Để quan sát nhiễm sắc thể, tiêu bản có thể được làm từ loại tế bào có khả năng phân chia mạnh như tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây, tế bào hợp tử,… Vì dùng các mô đang phân chia mạnh sẽ tăng khả năng bắt gặp tế bào đang phân chia ở kì giữa của phân bào (thời điểm các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại).

Câu 42.6 trang 115 Sách bài tập KHTN 9Tiêu bản cố định là gì? Việc sử dụng tiêu bản cố định có ưu điểm và hạn chế gì?

Lời giải:

- Tiêu bản cố định là tiêu bản các mẫu vật đã được xử lí qua nhiều công đoạn khác nhau: xử lí mẫu, đưa mẫu lên lam kính, nhuộm và sấy khô, cố định mẫu bằng keo chuyên dụng.

- Ưu điểm: tiêu bản cố định có thể được sử dụng trong một thời gian dài nếu được bảo quản trong điều kiện thích hợp.

- Nhược điểm: màu tiêu bản cố định có thể giảm theo thời gian.

Câu 42.7 trang 115 Sách bài tập KHTN 9Hãy kể tên một số loại tế bào có thể được sử dụng để làm tiêu bản quan sát nhiễm sắc thể. Cho biết việc lựa chọn mẫu vật có vai trò như thế nào đối với bài thực hành.

Lời giải:

- Để làm tiêu bản quan sát nhiễm sắc thể, có thể sử dụng các tế bào có khả năng phân chia mạnh như tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây hoặc đầu lá non, tế bào hợp tử, tế bào đỉnh rễ,...

- Việc lựa chọn mẫu vật có vai trò quyết định cho sự thành công của bài thực hành vì để quan sát hình thái, số lượng của nhiễm sắc thể cần quan sát tế bào đang phân chia ở kì giữa của quá trình phân bào (thời điểm các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại).

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá