Sách bài tập KHTN 9 Bài 34 (Chân trời sáng tạo): Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

160

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Câu 34.1 trang 94 Sách bài tập KHTN 9: Việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch quá nhiều dẫn đến sự gia tăng nồng độ khí carbon dioxide trong khí quyển, gây ra

A. hiệu ứng nhà kính.

B. sự ô nhiễm đất.

C. sự thủng tầng ozone.

D. sự ô nhiễm nguồn nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch quá nhiều dẫn đến sự gia tăng nồng độ khí carbon dioxide trong khí quyền, gây ra hiệu ứng nhà kính.

Câu 34.2 trang 94 Sách bài tập KHTN 9: Những khí nào sau đây khi vượt quy định về nồng độ sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. Carbon dioxide và oxygen.

B. Methane và hơi nước.

C. Nitrogen và carbon monoxide.

D. Carbon dioxide và methane.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Những khí carbon dioxide và methane khi vượt quy định về nồng độ sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính.

Câu 34.3 trang 94 Sách bài tập KHTN 9: X là chất khí vừa tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh vừa là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Chất X có thể là

A. hydrogen.

B. carbon dioxide.

C. nitrogen.

D. oxygen.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

X là chất khí vừa tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh vừa là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Chất X có thể là carbon dioxide.

Câu 34.4 trang 94 Sách bài tập KHTN 9: Các nhà sản xuất khẩu trang y tế đã thêm vào vải sợi một lớp màng màu đen trong quá trình sản xuất khẩu trang với chức năng lọc không khí. Lớp màng này có chứa thành phần là

A. carbon hoạt tính.

B. thạch cao.

C. vôi sống.

D. phèn chua.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các nhà sản xuất khẩu trang y tế đã thêm vào vải sợi một lớp màng màu đen trong quá trình sản xuất khẩu trang với chức năng lọc không khí. Lớp màng này có chứa thành phần là carbon hoạt tính.

Câu 34.5 trang 94 Sách bài tập KHTN 9: Quá trình nào sau đây không sinh ra khí carbon dioxide?

A. Sản xuất vôi sống.

B. Đốt cháy khí đốt tự nhiên.

C. Quang hợp của cây xanh.

D. Quá trình hô hấp của người và động vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Quá trình quang hợp của cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide.

Câu 34.6 trang 95 Sách bài tập KHTN 9: Hàm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển của hành tinh chúng ta được giữ ổn định là do

A. CO2 không tác dụng với các chất khí khác trong không khí. 

B. trong không khí CO2 bị phân huỷ bởi nhiệt.

C. trong không khí CO2 hoà tan trong nước mưa.

D. cây xanh hấp thụ khí CO2 và do đốt cháy nhiên liệu, sự hô hấp của người và động vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Hàm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển của hành tinh chúng ta được giữ ổn định là do cây xanh hấp thụ khí CO2 và do đốt cháy nhiên liệu, sự hô hấp của người và động vật.

Câu 34.7 trang 95 Sách bài tập KHTN 9: Quan sát chu trình carbon được mô tả ở hình dưới đây:

Quan sát chu trình carbon được mô tả ở hình dưới đây trang 95 SBT Khoa học tự nhiên 9

Em hãy cho biết bằng những con đường nào mà carbon đã đi từ môi trường bên ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi và trở lại môi trường không khí và môi trường đất?

Lời giải:

Carbon đi vào cơ thể sinh vật thông qua quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất (carbon trong không khí hoặc hoà tan trong nước sau đó được sinh vật sản xuất dùng để quang hợp) → tạo chất hữu cơ → chuyển qua các bậc dinh dưỡng dưới dạng hợp chất hữu cơ → thải ra môi trường qua hô hấp, qua chất thải.

Câu 34.8 trang 95 Sách bài tập KHTN 9: Người ta đã căn cứ vào tính chất vật lí và tính chất hoá học nào của than để sử dụng than trong thực tế đời sống? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Căn cứ tính chất vật lý: Dựa vào khả năng hấp phụ của than để hấp phụ các chất độc (dùng trong mặt nạ phòng độc), loại chất bẩn trong lọc đường, lọc dầu thực vật, làm xúc tác cho phản ứng giữa các chất khí.

- Căn cứ tính chất hóa học:

+ Phản ứng của than với oxygen toả nhiều nhiệt cho nên từ lâu than được dùng làm chất đốt, làm nguyên liệu trong quá trình luyện quặng thành gang.

+ Carbon được dùng làm chất khử, ví dụ như quá trình điều chế sắt từ iron(III) oxide thông qua phản ứng với carbon theo phương trình hoá học sau:

3C + 2Fe2O3 t° 3CO2 + 4Fe

Nhiệt độ càng cao, tính khử của carbon càng mạnh. Người ta dùng carbon để điều chế một số kim loại từ oxide của chúng.

Câu 34.9 trang 95 Sách bài tập KHTN 9: Sự ấm lên toàn cầu là gì? Có ý kiến cho rằng: "Biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con người gây ra”. Theo em, ý kiến này có đúng không? Vì sao?

Lời giải:

Học sinh tham khảo thông tin sau:

Sự ấm lên toàn cầu chỉ xu hướng tăng nhiệt độ trung bình trên Trái Đất trong thời gian gần đây. Kết quả đo đạc và nghiên cứu hiện nay cho thấy nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỉ XX đã tăng lên 0,74 °C (± 0,2 °C); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỉ 1990 là thập kỉ nóng nhất trong thiên niên kỉ vừa qua (IPCC, 2007).

Cho đến nay, các nhà khoa học đều khẳng định rằng hoạt động của con người đã và đang làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đối khí hậu hiện nay là sự tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyền dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng là khí CO2 được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch (như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, ...), phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất.

Câu 34.10 trang 95 Sách bài tập KHTN 9: Giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính không chỉ làm cho không gian sống bền vững hơn, mà còn giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra nhanh hơn dự kiến ban đầu của các nhà khoa học. Với trách nhiệm là một học sinh, một công dân nhỏ của đất nước, em sẽ đề ra những biện pháp cụ thể và kêu gọi mọi người như thế nào để làm giảm lượng khí thải CO2 tại nơi em sinh sống?

Lời giải:

Một số biện pháp cụ thể giúp làm giảm lượng khí thải CO2 tại nơi em sinh sống:

- Tái sử dụng và tái chế các vật dụng.

- Trồng cây xanh và bảo vệ tài nguyên rừng.

- Thay thế các loại bóng đèn truyền thống bằng đèn tiết kiệm năng lượng như đèn LED.

- Hạn chế sử dụng lò sưởi và điều hoà nhiệt độ.

- Tuyên truyền vận động mọi người sử dụng năng lượng sạch.

- Hạn chế sử dụng túi nylon và các vật dụng làm bằng polymer sử dụng một lần.

- Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

Lý thuyết Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

1. Nguồn carbon và chu trình carbon trong tự nhiên

- Dạng tồn tại của nguyên tố carbon

So với các nguyên tố hóa học khác, carbon có trong thành phần của nhiều chất hơn cả.

- Ở dạng đơn chất, carbon tạo nên các loại than, kim cương có trong vỏ Trái Đất.

- Ở dạng hợp chất, carbon tồn tại phổ biến trong:

+ Oxide như carbon dioxide trong bầu khí quyển và thủy quyển.

+ Các muối carbonate, hydrocarbon,…trong vỏ Trái Đất.

+ Chất béo, tinh bột, amino acid,… trong vật sống

- Phản ứng cháy của các chất chứa carbon

Phản ứng đốt cháy các chất chứa carbon (than, hydrocarbon,…) tỏa ra nhiệt lượng khá lớn. Sản phẩm của các phản ứng này thường là carbon dioxide hoặc hỗn hợp carbon dioxide và hơi nước.

- Chu trình carbon

Chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide

Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa carbon từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hóa này diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín

Chu trình carbon trong tự nhiên là một quá trình phức tạp, liên quan đến sự chuyển động và trao đổi carbon giữa khí quyển, đại dương, đất đai và các hệ sinh thái.

Trong chu trình, CO2 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng carbon trong hệ sinh thái và khí quyển của Trái Đất, thông qua các quá trình sau:

- Quá trình phát thải carbon ở dạng khí CO2: CO2 được chuyển vào khí quyển thông qua nhiều quá trình khác nhau như quá trình hô hấp của sinh vật, quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, cháy rừng,…

- Quá trình hấp thụ carbon ở dạng khí CO2: COđược cây xanh sử dụng trong quá trình quang hợp để tạo ra các hợp chất hữu cơ

2. Nguồn gốc của methane

- Methane tạo thành từ sự phân hủy tự nhiên của xác sinh vật,…trong điều kiện thiếu không khí

- Methane từ lòng đất đi vào khí quyển do sự biến động của vỏ Trái Đất, như động vật

Nguồn gốc nhân tạo

- Qúa trình khai thác dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên làm phát tán một lượng methane vào không khí

- Quá trình con người ủ chất thải động vật và rác thải trong điều kiện thiếu không khí để sản xuất phân bón hữu cơ tọa ra một lượng methane phát tán vào không khí

3. Hiệu ứng nhà kính và sự ấm lên toàn cầu

- Hiệu ứng nhà kính và sự ấm lên toàn cầu có mối liên hệ với nhau. Sự gia tăng lượng khí nhà kính (CO2, CH4,…) trong khí quyển làm tăng hiệu ứng nhà kính, từ đó dẫn đến sự ấm lên toàn cầu.

- Biểu hiện của sự ấm lên toàn cầu

- Trong khí quyển nồng độ khí carbon dioxide tăng 1,5 lần, nồng độ khí methane tăng hơn 2 lần, làm nhiệt độ trung bình Trái Đất tăng hơn 1,1oC.

- Tác động của sự ấm lên toàn cầu

+ Gây nên hiện tượng thời tiết cực đoan: nắng nóng và mưa lũ bất thường

+ Làm cho mực nước biển, nước sông dâng cao do sự tan nhanh của băng ở vùng bắc cực và nam cực

+ Làm biến đổi môi trường sống của thực vật, động vật theo hướng tiêu cực

+ Làm tăng chi phí bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người

4. Một số biện pháp giảm lượng khí carbon dioxide trong nước và toàn cầu

- Giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường cho mọi công dân

- Giảm sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch bằng cách tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng xe điện, xe đạp, đi bộ,…

- Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng từ gió, từ mặt trời,… để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch

- Trồng rừng và bảo vệ rằng

- Nghiên cứu cách lưu trữ, xử lí carbon dioxide và khí methane để giảm việc phát thải chúng vào môi trường.

Sơ đồ tư duy Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá