Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao - Nội dung, tác giả, tác phẩm

557

Tài liệu tác giả tác phẩm Bài thơ của một người yêu nước mình Ngữ văn lớp 12 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Bài thơ của một người yêu nước mình lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Bài thơ của một người yêu nước mình - Ngữ văn 12

I. Tác giả Trần Vàng Sao

Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Trần Vàng Sao (1942 – 2018), quê ở Thừa Thiên Huế.

- Năm 1961 ông thi đỗ tú tài rồi vào Đại học Huế, tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Ngô Kha. Từ 1965 đến 1970, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế, viết báo với các bút danh Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao. Năm 1970 ông được đưa ra miền Bắc an dưỡng, chữa bệnh. Ở nơi đây, ông có viết nhật ký gồm những suy nghĩ của ông về cái gọi là "hậu phương xã hội chủ nghĩa" và sau đó bị tố cáo, đấu tố và

 

 cô lập đến nỗi ông có cảm giác không còn được coi là con người mà đã thành "một con vật, một con chó, theo như Hồi ký "Tôi bị bắt (Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù)" sau này của ông

- Sau khi Việt Nam thống nhất (tháng 4 năm 1975), Trần Vàng Sao xung phong về quê công tác nhưng không được chấp nhận; ông tự trở lại Huế làm liên lạc ở xã, sau đó được bố trí công tác tại Phòng Văn hóa thành phố Huế rồi được điều về làm liên lạc ở xã Hương Lưu (nay là phường Vỹ Dạ), Huế cho đến khi nghỉ hưu năm 1984. Hiện ông đang sống tại thành phố Huế.

- Ông hầu như không cho xuất bản thơ nhưng vẫn nổi tiếng với "Bài thơ của một người yêu nước mình" ký bút danh Trần Vàng Sao sáng tác tháng 12 năm 1967 và được chọn trong 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ 20.

II. Tìm hiểu văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình

1. Thể loại

- Tác phẩm Bài thơ của một người yêu nước mình thuộc thể loại: thơ tự do.

2. Xuất xứ

- In trong Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Giáo dục, 1985.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến côi cút): hình ảnh người mẹ.

- Phần 2 (đoạn còn lại): hình ảnh đất nước trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ là tiếng lòng của một con người mang nặng tình yêu với quê hương đất nước. Qua những vần thơ độc đáo và hình thứ thơ mới mẻ, tác giả đưa người đọc đến với nhiều dòng cảm xúc, đến với vẻ đẹp đất nước từ những gì gần gũi, thân quen nhất.

6. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ tự do

- Những liên tưởng, so sánh bất ngờ, thú vị, so sánh.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình

1. Hình ảnh người mẹ

- Mẹ tôi thức khuya dậy sớm.

- Ngoài năm mươi tuổi, chồng chết mười mấy năm.

- Mẹ vẫn tảo tần.

- Mẹ ít khi cười.

- Ngồi một mình hay khóc, vẫn thở dài mà không nói ra.

Bài thơ của một người yêu nước mình - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

2. Hình ảnh đất nước trong cảm nhận của nhân vật trữ tình

- Đất nước hiện ra qua những hình ảnh :

+ Hình ảnh thiên nhiên, con người đậm chất quê hương, đất nước. Đó là những ngọn gió, bông nứa trắng, toóc khô, bầy chim sẻ, những đứa trẻ.

+ Hình ảnh đất nước gian khó một thời kì lịch sử đã qua “đất nước này áo rách”, “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió”, “đất nước này lầm than”. Dẫu khó khăn về điều kiện vật chất, nhưng tình cảm rất mặn nồng “yêu nhau trong từng hơi thở”.

+ Đất nước hiện lên qua nét văn hóa dân gian: điệu nhạc vọng cổ chứa chan, tục thờ ba ông táo trong bếp, lá sen hiện lên như thể hiện linh hồn Việt.

+ Đất nước hiện lên qua những truyền thuyết Thánh Gióng, Âu Cơ.

- Đặc điểm chung: Đây đều là những hình ảnh gần gũi, bình dị, thân quen với mỗi con người Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã chắt lọc một số hình ảnh mang tính biểu tượng cao, chúng tượng trưng cho linh hồn dân tộc Việt Nam.

- Những từ ngữ, dòng thơ nào thể hiện trực tiếp tình cảm:

+ “Tôi yêu đất nước này như thế”, “Tôi yêu đất nước này áo rách”

+ “Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”,

+ “Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài”  

+ “Tôi yêu đất nước này chân thật”

- Điệp khúc trong bài thơ :

Tôi yêu đất nước này như thế

Tôi yêu đất nước này áo rách

Tôi yêu đất nước này lầm than

Tôi yêu đất nước này chân thật.

+ Điệp khúc như một lời ngân vang, lan tỏa tình yêu nước sâu sắc trong trái tim tác giả. Dẫu đất nước có muôn hình vạn trạng, ông vẫn giữ vững một tình yêu Tổ quốc mãnh liệt.

- Giọng điệu của nhân vật trữ tình :

+ Giọng tươi vui, nồng thắm khi miêu tả khung cảnh quê hương yên bình, tươi đẹp với những ngọn gió dịu êm thổi bông nứa trắng bên bờ sông thơ mộng, mùi toóc khô thơm ngát cùng bầy chim sẻ líu lo và những đứa trẻ vui đùa.

+ Giọng lắng xuống khi gợi về kí ức tuổi thơ, hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả sớm hôm với những nỗi đau trong lòng không ai thấu khi chồng mất sớm, còn bầy con thơ.

+ Giọng tự hào, niềm nở khi thể hiện tình yêu với Tổ quốc và những giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước.

+ Giọng mạnh mẽ, quyết tâm khi nhắc đến tình hình đất nước lúc bấy giờ còn đang chịu cảnh đô hộ, lầm than, chưa thống nhất.

=> Qua sự biến chuyển của giọng điệu, em nhận thấy trong tác giả chan chứa nhiều cảm xúc, đó là niềm vui, nỗi buồn, niềm tự hào, nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan và lòng quyết tâm, hi vọng đất nước sẽ sớm giành lại độc lập. Tất cả những cảm xúc ấy đều bắt nguồn từ tình yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình da diết trong tâm hồn tác giả.

IV. Đọc tác phẩm: Bài thơ của một người yêu nước mình

Bài thơ của một người yêu nước mình

Trần Vàng Sao

Buổi sáng tôi mặc áo đi giày

ra đứng ngoài đường

Gió thổi những bông nửa trắng bên sông

Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua

Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà

Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé

Tôi yêu đất nước này như thế

[…]

Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ

Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu

Một vết bùn khô trên mặt đá

Không có ai chia tay

Cũng nhớ một tiếng còi tàu.

Mẹ tôi thức khuya dậy sớm

Năm nay ngoài năm mươi tuổi

Chồng chết đã mười mấy năm

Thuở tôi mới đọc được i tờ

Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần

Nước sông gạo chợ

Ngày hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ

Sống qua ngày nên phải nghiến răng

Cũng không vui nên mẹ ít khi cười

Những buổi trưa buổi tối

Ngồi một mình hay khóc

Vẫn thở dài mà không nói ra

Thương con không cha

Hẩm hiu côi cút

[...]

Tôi yêu đất nước này áo rách

Căn nhà dột phên

không ngăn nổi gió

Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở

Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài

Thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai

Tôi yêu đất nước này như thế

Như yêu cây cỏ ở trong vườn

Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương

Nuôi tôi thành người hôm nay

Yêu một giọng hát hay

Có bài mái đẩy thơm hoa dại

Có sáu câu vọng cổ chứa chan

Có ba ông táo thờ trong bếp

Và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen

[...]

Tôi yêu đất nước này lầm than

Mẹ đốt củi trên rừng cha làm cá ngoài biển

Ăn rau rìu rau có rau trai

Nuôi lớn người từ ngày mở đất

Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật

Một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ

Một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng.

[…]

Đất nước này còn chua xót

Nên trông ngày thống nhất

Cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam

Cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc

Lòng vui hôm nay không thấy chật

Tôi yêu đất nước này chân thật

Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi

Như yêu em nụ hôn ngọt trên mỗi

Và yêu tôi đã biết làm người

Cứ trông đất nước mình thống nhất.

 (In trong Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Giáo dục, 1985)

V. Văn mẫu

Đề bài: Chọn và thực hiện một trong các nhiệm vụ sau:

- Hãy viết một đoạn / bài thơ về đất nước với chủ đề “Đất nước tôi”.

- Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu một vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao.

Mẫu 1:

Tình yêu quê hương, đất nước đã trở thành mạch nguồn dồi dào cho những sáng tác thi ca nhạc họa. “Bài thơ của một người yêu nước mình” của tác giả Trần Vàng Sao cũng nằm trong mạch nguồn ấy. Đất nước trong cảm nhận của ông là những gì gần gũi, cụ thể diễn hằng ngày trong đời sống, đó là ngọn gió, bông nứa trắng, toóc khô, bầy chim sẻ, những đứa trẻ, là điệu nhạc vọng cổ chứa chan, tục thờ ba ông táo, những truyền thuyết Thánh Gióng, Âu Cơ. Từng chi tiết bình dị, thân thuộc đi vào trong thơ ông một cách tự nhiên nhất. Kết hợp với hình thức thơ độc đáo, những dòng thơ không có dấu câu, như một sự khẳng định về mạch nguồn chảy mãi, không chịu dừng lại.  Tình yêu đất nước trong thơ Trần Vàng Sao gắn liền với tình thân gia đình, những rung động với từng cảnh vật, con người trên quê hương.

Mẫu 2:

Tục ngữ có câu: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh đó là một chân lí vô cùng đúng đắn. Đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất về cả tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách rời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống. Phải biết đoàn kết để cùng bảo vệ nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Đánh giá

0

0 đánh giá