Văn bản Quyết định khó khăn nhất - Võ Nguyên Giáp - Nội dung, tác giả, tác phẩm

823

Tài liệu tác giả tác phẩm Quyết định khó khăn nhất Ngữ văn lớp 12 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Quyết định khó khăn nhất lớp 12. 

Tác giả tác phẩm: Quyết định khó khăn nhất - Ngữ văn 12

I. Tác giả Võ Nguyên Giáp

Văn bản Quyết định khó khăn nhất -  - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyên Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Ông bắt đầu hoạt động cách mạng từ năm 1925 và là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Tháng 12/1944, ông được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

- Tháng 8/11945, ông là Ủy viên Ủy ban Quân sự Bắc kì, là thành viên Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

- Cách mạng tháng Tám thành công, ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.

- Năm 1948, ông được phong hàm Đại tướng, là Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam.

- Ông từng trực tiếp chỉ huy chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

- Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1951-1982), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1946-1980), Phó thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1978-1992).

→ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời ông luôn song hành cũng những chặng đường lịch sử của dân tộc trong thế kỷ XX.

- Với tầm tư tưởng và tầm văn hóa lớn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tái hiện những chặng đường lịch sử của dân tộc trong nhiều tác phẩm hồi kí (do người khác ghi lại): Những năm tháng không thể nào quên (1970); Chiến đấu trong vòng vây (1978); Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử (1944),...

II. Tìm hiểu văn bản Quyết định khó khăn nhất

1. Thể loại

- Tác phẩm Quyết định khó khăn thuộc thể loại: hồi kí.

2. Xuất xứ

- Trích trong Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi kí, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006.

3. Hoàn cảnh sáng tác Quyết định khó khăn nhất

Văn bản viết về một sự kiện quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một sự kiện đưa đến bước ngoặt lớn, đưa đến chiến thắng vang dội của quân dân ta. Đó là lúc tác giả, cũng chính là đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa ra một quyết định khó khăn, thay đổi phương châm tác chiến dựa trên sự thay đổi của địch.

4. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

5. Tóm tắt Quyết định khó khăn nhất

Văn bản viết về một sự kiện quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một sự kiện đưa đến bước ngoặt lớn, đưa đến chiến thắng vang dội của quân dân ta. Đó là lúc tác giả, cũng chính là đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa ra một quyết định khó khăn, thay đổi phương châm tác chiến dựa trên sự thay đổi của địch. Văn bản là những dòng hồi kí về diễn biến của sự kiện quan trọng này.

6. Bố cục Quyết định khó khăn nhất

- Phần 1 (từ đầu đến… “ở Tây Nguyên”): Lí do Đại tướng quyết định triệu tập Đảng ủy Mặt trận họp gấp.

- Phần 2 (tiếp theo đến … “chỉ huy của mình”): quyền chỉ huy và những quyết định “khó khăn nhất” trong kết hoạch tổng tấn công Điện Biên Phủ của Đại tướng.

- Phần 3 (phần còn lại): chiến thắng vẻ vang và những bài học sau trận chiến.

7. Giá trị nội dung

- Văn bản viết về một sự kiện quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một sự kiện đưa đến bước ngoặt lớn, đưa đến chiến thắng vang dội của quân dân ta. Đó là lúc tác giả, cũng chính là đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa ra một quyết định khó khăn, thay đổi phương châm tác chiến dựa trên sự thay đổi của địch. Văn bản là những dòng hồi kí về diễn biến của sự kiện quan trọng này.

8. Giá trị nghệ thuật

- Giọng điệu lôi cuốn, mang tính lịch sử, hào hùng.

- Khắc họa hình ảnh chân thực, giàu tính gợi hình, gợi cảm.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Quyết định khó khăn nhất

1. Quyết định khó khăn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

- Nguyên do: do sự thay đổi phái địch. Cụ thể địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố.

=> không thể đánh theo kế hoạch đã định, chắc chắn sẽ thất bại.

+ Tinh thần bộ đội là rất quan trọng, nhưng quyết tâm cần có cơ sở : Suy nghĩ của đại tướng về việc đi theo phương án cũ là không có cơ sở.

+ Chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là: Đánh chắc thắng....nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không ?: Ông gợi nhắc về điều quan trọng cốt yếu nhất cần lưu ý trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

+ Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là ...đánh chắc tiến chắc: Thái độ quyết tâm nên thay đổi phương án tấn công.

Quyết định khó khăn nhất - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

2. Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản

- Bài học: con người cần phải thay đổi linh hoạt các phương pháp khi giải quyết vấn đề sao cho phù hợp.

IV. Đọc văn bản Quyết định khó khăn nhất

Quyết định khó khăn nhất

(Trích Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử)

Võ Nguyên Giáp

[...] Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc. Phải chuyển từ phương án “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Thời gian chuẩn bị sẽ kéo dài. Ngoài công tác chuẩn bị đánh địch ở Điện Biên Phủ, bộ đội ta cần có những hoạt động tạo nên bất ngờ mới cho địch. Tôi nghĩ trước mắt sẽ điều ngay một cánh quân sang Thượng Lào thu hút quân địch về hướng này, có thể quét sạch hành lang Điện Biên Phủ – Luông Pha Băng (Luang Prabang) chúng mới lập ở lưu vực sông Nậm Hu (Nam Ou)a). Và cần nhắc Liên khu 5(2) triển khai nhanh chiến dịch ở Tây Nguyên... Phải họp ngay Đảng uỷ Mặt trận... Suốt đêm, tôi chỉ mong trời chóng sáng.

SÁNG ngày 26 tháng 1 năm 1954, Văn phòng thông báo cuộc họp Đảng uỷ Mặt trận.

Trước cuộc họp, tôi bảo đồng chí Hoàng Minh Phương, Trưởng đoàn phiên dịch của Bộ, chuẩn bị cho tôi gặp ngay đồng chí Trưởng đoàn Cố vấn quân sự.

Đồng chí Vi Quốc Thanh ngạc nhiên nhìn nắm ngải cứu trên trán tôi. Đồng chí ân cần hỏi thăm sức khoẻ, rồi nói:

– Trận đánh sắp bắt đầu. Đề nghị Võ Tổng(4) cho biết tình hình tới lúc này ra sao?

Tôi đáp:

– Đó cũng là vấn đề tôi muốn trao đổi với đồng chí Trưởng đoàn. Qua theo dõi tình hình, tôi cho rằng địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Vì vậy, không thể đánh theo kế hoạch đã định.

Tôi nói tiếp ba khó khăn lớn của bộ đội, rồi kết luận:

– Nếu đánh là thất bại.

- Vậy nên xử trí thế nào?

– Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc tiến chắc”.

Sau giây lát suy nghĩ, đồng chí Vi nói:

– Tôi đồng ý với Võ Tổng. Tôi sẽ làm công tác tư tưởng với các đồng chí trong đoàn cố vấn.

– Thời gian gấp. Tôi cần họp Đảng uỷ để quyết định. Và đã có dự kiến cho 30865 tiến về phía Luông Pha Băng, bộc lộ lực lượng chừng nào, kéo quân địch về hướng đó, không để chúng gây khó khăn khi quân ta kéo pháo ra...

Cuộc trao đổi giữa tôi với đồng chí Vi diễn ra khoảng hơn nửa giờ. Tôi nghĩ đồng chí Vi sẽ không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia đã cho rằng chỉ có “đánh nhanh thắng nhanh” mới giành thắng lợi. [...]

Khi tôi quay về Sở Chỉ huy, các đồng chí trong Đảng uỷ đã có mặt đông đủ. Tôi trình bày những suy nghĩ đã có từ lâu chung quanh cách đánh tập đoàn cứ điểm, những thay đổi quan trọng về phía địch từ sau hội nghị Thẩm Púa tới nay, ta vẫn giữ vững quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, nhưng phải thay đổi cách đánh.

Mọi người im lặng một lúc.

Anh Lê Liêm, Chủ nhiệm Chính trị, phát biểu:

- Đã động viên sâu rộng bộ đội về nhiệm vụ rồi, anh em đều rất tin tưởng, quyết tâm chiến đấu rất cao. Giờ nếu thay đổi thì giải thích cho bộ đội làm sao?

Anh Đặng Kim Giang, Chủ nhiệm Cung cấp, nói:

– Tôi thấy cứ giữ vững quyết tâm. Hậu cần chuẩn bị tới bây giờ đã khó khăn. Nếu không đánh ngay, sau này lại càng không đánh được!

Tôi nói:

— Tinh thần bộ đội là rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở... Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng, quyết định là phải có cách đánh đúng.

Đồng chí Hoàng Văn Thái nói:

– Anh Văn) cân nhắc cũng phải... Nhưng lần này ta có ưu thế về binh lực, pháo 105 và pháo cao xạ xuất hiện lần đầu sẽ tạo bất ngờ lớn, lại có kinh nghiệm của bạn, tôi thấy nếu đánh vẫn có khả năng giành thắng lợi.

Trao đổi một hồi chưa đi tới kết luận, cuộc họp tạm dừng một lát.

Khi cuộc họp tiếp tục, tôi nói:

– Tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. Vô luận tình hình nào, chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là: Đánh chắc thắng. Trước khi tôi ra đi, Bác trao nhiệm vụ: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.”. Với tinh thần trách nhiệm trước Bác và Bộ Chính trị, tôi đề nghị các đồng chí trả lời câu hỏi: “Nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không?”.

Anh Lê Liêm nói:

– Anh Văn nêu câu hỏi thật khó trả lời. Ai dám bảo là sẽ chắc thắng trăm phần trăm!

Anh Đặng Kim Giang nói tiếp:

– Làm sao dám bảo đảm như vậy!

– Tôi nghĩ với trận này, ta phải bảo đảm chắc thắng trăm phần trăm.

Bấy giờ, anh Hoàng Văn Thái mới nói:

– Nếu yêu cầu chắc thắng trăm phần trăm thì khó...

Lát sau, Đảng uỷ đi tới nhất trí là trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà ta chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục.

Tôi kết luận:

Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới.

Sau đó, tôi phân công anh Hoàng Văn Thái ra lệnh cho các đơn vị bộ binh, tôi ra lệnh cho pháo binh và trao nhiệm vụ mới cho 308.

Tôi gọi điện thoại cho pháo binh:

− Tình hình địch đã thay đổi. Quyết tâm tiêu diệt Trần Đình (bí danh của Điện Biên Phủ trong chiến dịch) vẫn giữ vững. Nay thay đổi cách đánh. Vì vậy, ra lệnh cho các đồng chí từ 17 giờ hôm nay, kéo pháo ra khỏi trận địa, lui về địa điểm tập kết, chuẩn bị lại. Triệt để chấp hành mệnh lệnh! Không giải thích.

Đầu dây đằng kia, tiếng đồng chí Phạm Ngọc Mậu, Chính uỷ pháo binh, đáp:

— Rõ! Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh.

-14 giờ 30 mới có liên lạc điện thoại với anh Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308.

– Chú ý nhận lệnh: tình hình thay đổi. Đại đoàn các đồng chí có nhiệm vụ hướng về Luông Pha Băng tiến quân. Dọc đường, gặp địch tuỳ điều kiện cụ thể mà tiêu diệt. Giữ vững lực lượng, có lệnh, trở về ngay. Giữ liên lạc vô tuyến điện. Khi được hỏi, mới trả lời.

— Rõ! — Anh Vũ đáp.

— Triệt để chấp hành mệnh lệnh!

– Xin chỉ thị về sử dụng binh lực như thế nào?

– Toàn quyền quyết định, từ một tiểu đoàn đến toàn đại đoàn. Hậu cần tự giải quyết. Đúng 4 giờ chiều nay, xuất phát!

– Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh.

Đồng thời, tôi chỉ thị cho một bộ phận nhỏ, mang theo một đài vô tuyến điện, đi về phía Mộc Châu), mỗi ngày ba lần đánh điện báo cáo: “Đại đoàn 308 đã về tới...”. Điện mật, xen đôi tiếng không dùng mật mã. Vì có những bức điện này, lúc đầu, địch tưởng 308 đang quay về đồng bằng.

Tình hình lúc này không cho phép dùng điện đài báo cáo với Trung ương, ngay tối hôm đó tôi viết thư hoả tốc đề nghị với Bộ Chính trị và Bác cho chuyển sang phương châm “Đánh chắc tiến chắc” quyết giành thắng lợi, nhưng chiến dịch sẽ phải kéo dài, cần khắc phục những khó khăn lớn về hậu cần. Đồng chí Nguyễn Công Dinh, một cán bộ tác chiến, được lệnh dùng chiếc xe Díp (Jeep)2) duy nhất của cơ quan tham mưu, mang thư đi gấp suốt ngày đêm về khu căn cứ.

Trong ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình.

Chỉ mười năm sau, nhân dịp kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, một số đồng chí phụ trách các đại đoàn mới nói thực với tôi ý nghĩ của mình. Chính uỷ đại đoàn công pháo Phạm Ngọc Mậu nói: “Khi có lệnh kéo pháo ra, đúng là: “Được lời như cởi tấm lòng!”.”. Đại đoàn trưởng 3120 Lê Trọng Tấn nói: “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ.”. Riêng đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ nói: “Ở Thẩm Púa, khi nghe phổ biến pháo binh của ta sẽ bắn hai ngàn viên pháo 105, ai cũng trầm trồ, cho rằng quân địch sẽ tan nát. Nhưng tôi hoàn toàn không tin như vậy! Ở Tu Vũ, địch đã bắn năm ngàn quả pháo mà đồn vẫn bị trung đoàn 883) tiêu diệt. Hai ngàn quả pháo với một tập đoàn cứ điểm rộng nhiều cây số vuông như Điện Biên Phủ có là bao! Tôi nghĩ nếu lần đó cứ “đánh nhanh giải quyết nhanh” thì cuộc kháng chiến có thể lui lại mười năm!”.

Thật là một bài học sâu sắc về dân chủ nội bộ!

(Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi kí NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006)

V. Văn mẫu

Đề: Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản là gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?

Bài học đặt ra trong văn bản đó chính là con người cần phải thay đổi linh hoạt các phương pháp khi giải quyết vấn đề sao cho phù hợp.

Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Khi nhịp sống ngày một tăng nhanh, các vấn đề xuất hiện ngày càng nhiều và có sự biến thiên, con ngưòi cần nhanh chóng thích ứng và sử dụng linh hoạt các biện pháp để giải quyết một vấn đề cũng như nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của vấn đề. Không thể thực hành một cách rập khuôn hay chủ quan duy ý chí mà cần có sự sáng tạo, linh hoạt. Có như vậy các vấn đề mới biến mất và con người mới không ngừng phát triển, hoàn thiện.

Đánh giá

0

0 đánh giá