Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 39: Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 39: Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính
Bài 39.1 trang 98 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào dưới đây là đúng về liên kết gene?
A. Trong tế bào, các gene luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết.
B. Liên kết gene đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
C. Liên kết gene làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gene chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Sai. Trong tế bào, các gene nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường có xu hướng di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết.
B. Đúng. Liên kết gene đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
C. Sai. Liên kết gene làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. Sai. Liên kết gene có thể xảy ra ở hai giới hoặc một giới tùy loài và tùy tính trạng.
Bài 39.2 trang 99 Sách bài tập KHTN 9: Di truyền liên kết có thể xảy ra khi nào?
A. Khi cặp bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản.
B. Khi không có hiện tượng di tuyền liên kết với giới tính.
C. Khi các cặp gene quy định các tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Khi các gene nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Di truyền liên kết có thể xảy ra khi các cặp gene quy định các tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Bài 39.3 trang 99 Sách bài tập KHTN 9: Loài nào dưới đây có cặp nhiễm sắc thể giới tính ZZ ở giới đực và ZW ở giới cái?
A. Ruồi giấm.
B. Các động vật thuộc lớp chim.
C. Người.
D. Động vật có vú.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Các loài động vật thuộc lớp chim có hệ nhiễm sắc thể giới tính Z – W, trong đó ZW là con cái, ZZ là con đực.
- Ruồi giấm, động vật có vú và người có hệ nhiễm sắc thể giới tính X – Y, trong đó XX là con cái, XY là con đực.
Bài 39.4 trang 99 Sách bài tập KHTN 9: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp nhiễm sắc thể giới tính là
A. XX ở nữ và XY ở nam.
B. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.
C. XX ở nam và XY ở nữ.
D. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX ở nữ và XY ở nam.
Bài 39.5 trang 99 Sách bài tập KHTN 9: Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính động vật?
A. Sự kết hợp các nhiễm sắc thể thường trong hình thành giao tử và hợp tử.
B. Yếu tố di truyền và nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển cá thể.
C. Sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ đối với sự phát triển của từng cá thể.
D. Sự phân li của nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình nguyên phân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Sự phân hóa giới tính thường do yếu tố di truyền chi phối nhưng ở một số loài sự phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường như nhiệt độ đối với rùa tai đỏ, ánh sáng đối với hoa lan,…
Bài 39.6 trang 99 Sách bài tập KHTN 9: Ai là người phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết ở sinh vật?
A. Mendel.
B. Morgan.
C. Darwin.
D. Paplop.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Morgan là người phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết ở sinh vật trong thí nghiệm nghiên cứu sự di truyền của tính trạng màu sắc thân, hình dạng cánh ở ruồi giấm.
Bài 39.7 trang 99 Sách bài tập KHTN 9: Ở động vật có vú và ruồi giấm, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở
A. con cái là XX, con đực là XO.
B. con cái là XO, con đực là XY.
C. con cái là XX, con đực là XY.
D. con cái XY, con đực là XX.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Ruồi giấm, động vật có vú và người có hệ nhiễm sắc thể giới tính X – Y, trong đó XX là con cái, XY là con đực.
Bài 39.8 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Hiện tượng nhiều gene cùng phân bố trên chiều dài của nhiễm sắc thể hình thành nên
A. nhóm gene liên kết.
B. cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C. các cặp gene tương phản.
D. nhóm gene độc lập.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Hiện tượng nhiều gene cùng phân bố trên chiều dài của nhiễm sắc thể hình thành nên nhóm gene liên kết. Nhóm gene liên kết thường có xu hướng di truyền cùng nhau, dẫn đến hiện tượng di truyền liên kết của các tính trạng tương ứng.
Bài 39.9 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Theo lí thuyết, phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?
A. Thân xám, cánh dài × Thân xám, cánh dài.
B. Thân xám, cánh ngắn × Thân đen, cánh ngắn.
C. Thân xám, cánh ngắn × Thân đen, cánh dài.
D. Thân xám, cánh dài × Thân đen, cánh ngắn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Ở ruồi giấm, thân xám là trội hoàn toàn so với thân đen, cánh dài là trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Mà phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene với cá thể mang tính trạng lặn. Do đó, trong các phép lai trên, phép lai: Thân xám, cánh dài × Thân đen, cánh ngắn là phép lai phân tích.
Bài 39.10 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có trao đổi chéo, cơ thể ruồi giấm đực có kiểu gene cho mấy loại giao tử?
A. 2 loại: BV, bv.
B. 4 loại: BV, Bv, bV, bv.
C. 2 loại: Bb, Vv.
D. 3 loại: Bb, BV, bV.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có trao đổi chéo, cơ thể ruồi giấm đực có kiểu gene có thể cho 2 loại giao tử BV, bv.
Bài 39.11 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Cá thể cái thuộc giới đồng giao tử, cá thể đực thuộc giới dị giao tử xuất hiện ở loài nào dưới đây?
A. Cá chép, cá diếc.
B. Vịt nhà, gà rừng.
B. Bướm tằm, ếch nhái.
D. Ruồi giấm, voọc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Ruồi giấm, voọc có cá thể cái thuộc giới đồng giao tử (XX), cá thể đực thuộc giới dị giao tử (XY).
Bài 39.12 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Nhóm gene liên kết là gì? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết.
Lời giải:
- Nhóm gene liên kết là các gene cùng nằm trên một nhiễm sắc thể, di truyền cùng nhau. Số nhóm gene liên kết của mỗi loài thường bằng số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài.
- Ý nghĩa của di truyền liên kết:
+ Di truyền liên kết làm hạn chế biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm tính trạng luôn đi cùng với nhau.
+ Trong chọn giống, người ta có thể ứng dụng di truyền liên kết để chọn được những tính trạng tốt đi kèm với nhau. Ngoài ra, các trình tự nucleotide đặc biệt di truyền liên kết với các gene liên quan đến đặc tính nào đó của sinh vật được dùng để làm chỉ thị cho đặc tính ấy, phát hiện ra cá thể mang đặc tính quan tâm ở giai đoạn sớm.
Bài 39.13 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Thế nào là di truyền liên kết? Vì sao Morgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu?
Lời giải:
- Di truyền liên kết là hiện tượng các tính trạng được quy định bởi các gene cùng nằm trên một nhiễm sắc thể có xu hướng di truyền cùng nhau.
- Morgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu vì:
+ Ruồi giấm dễ nuôi trong ống nghiệm.
+ Ruồi giấm đẻ nhiều, vòng đời ngắn (10 - 14 ngày đã cho một thế hệ).
+ Ruồi giấm có nhiều biến dị dễ quan sát, số lượng nhiễm sắc thể ít (2n = 8).
Bài 39.14 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Lời giải:
- Người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi vì các nhân tố môi trường trong và ngoài có ảnh hưởng lên sự phân hóa giới tính. Ví dụ: Dùng methyltestosterone tác động vào cá vàng cái có thể biến thành cá đực (về kiểu hình). Ở một số loài rùa, nếu trứng được ủ ở nhiệt độ khoảng 25 - 26 °C sẽ nở thành con đực, nếu nhiệt độ trên 30 °C trứng nở thành con cái.
- Ý nghĩa: Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính, người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.
Bài 39.15 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Xác định giao tử của các kiểu gene dưới đây, biết các gene liên kết hoàn toàn, không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo.
a)
b)
Lời giải:
a) Xét các gene nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, ở trạng thái dị hợp → giảm phân cho 21 = 2 loại giao tử: AB và ab.
b) Xét các gene nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng nhưng cả hai gene đều ở trạng thái đồng hợp → giảm phân cho một loại giao tử Ab.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 38: Quy luật di truyền của Mendel
Bài 39: Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính
Bài 41: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
Bài 42: Giới thiệu về tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên