Sách bài tập KHTN 9 Bài 30 (Cánh diều): Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

173

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 30: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 30: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

Bài 30.1 trang 71 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng về nguyên tố hoá học trong vỏ Trái Đất?

A. Nguyên tố oxygen có hàm lượng phần trăm cao nhất so với các nguyên tố khác.

B. Nguyên tố nhôm có hàm lượng phần trăm cao nhất so với các nguyên tố kim loại khác.

C. Các nguyên tố nhôm, sắt, calcium phổ biến hơn các nguyên tố kim loại khác.

D. Vì có mặt trong tất cả các hợp chất hữu cơ nên nguyên tố phi kim carbon có hàm lượng cao hơn so với nguyên tố phi kim silicon.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Hai nguyên tố oxygen và silicon có hàm lượng cao hơn hẳn so với các nguyên tố còn lại, trong đó nguyên tố oxygen có hàm lượng phần trăm cao nhất.

Bài 30.2 trang 71 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng về dạng tồn tại của nguyên tố hoá học trong vỏ Trái Đất?

A. Các nguyên tố thường kết hợp vói nhau tạo nên các hợp chất. Một số ít nguyên tố có dạng tồn tại là đơn chất.

B. Dạng hợp chất phổ biến của các nguyên tố là oxide và hydroxide.

C. Nguyên tố natri hoặc kali chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, không tồn tại ở dạng đơn chất.

D. Nguyên tố lưu huỳnh (sulfur) tồn tại ở cả dạng hợp chất và dạng đơn chất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong vỏ Trái Đất, các nguyên tố hoá học thường tồn tại ở dạng oxide và muối.

Bài 30.3 trang 72 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng về khoáng vật trong vỏ Trái Đất?

A. Khoáng vật là đơn chất hoặc hợp chất, thường ở thể rắn và có hình dạng nhất định, được kết tinh từ những quá trình biến đổi địa chất.

B. Khoáng vật bauxite được tạo thành từ sự kết tinh chất rắn có công thức hoá học là A12O3.

C. Khoáng vật calcite được tạo thành từ sự kết tinh chất rắn có công thức hoá học là CaCO3. Khoáng vật calcite là thành phần chính của đá vôi.

D. Khoáng vật thạch anh (hay quartz) được tạo thành từ sự kết tinh chất rắn có công thức hoá học là SiO2. Khoáng vật thạch anh là thành phần chính của đất sét.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khoáng vật thạch anh (hay quartz) được tạo thành từ sự kết tinh chất rắn có công thức hoá học là SiO2. Khoáng vật thạch anh không phải là thành phần chính của đất sét. Đất sét là một loại khoáng vật mềm, thành phần chính của đất sét thường là các khoáng vật phyllosilicat.

Bài 30.4 trang 72 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng về quặng và mỏ?

A. Quặng là tập hợp các khoáng vật trong đó có chứa khoáng vật có ích, đủ để sử dụng trong công nghiệp.

B. Quặng bauxite chứa một số khoáng vật như bauxite, hematite (thành phần chính là Fe2O3),..., trong đó khoáng vật bauxite chiếm lượng đáng kể, đủ để khai thác và sản xuất nhôm.

C. Quặng bauxite chỉ chứa khoáng vật bauxite với thành phần hoá học là A12O3.

D. Mỏ là nơi là nơi tập trung quặng tới mức có thể khai thác được.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Quặng bauxite chứa khoáng vật bauxite với thành phần hoá học là A12O3 và nhiều loại khoáng vật khác.

Bài 30.5 trang 72 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Đất trên bề mặt vỏ Trái Đất là một loại tài nguyên. Đây là môi trường tồn tại và phát triển của sinh vật; môi trường để con người sống và phát triển.

B. Sau một thời gian được khai thác, nhiều loại tài nguyên trong vỏ Trái Đất được tái tạo.

C. Tài nguyên trong vỏ Trái Đất là nguồn cung cấp vật liệu, nguyên liệu và nhiên liệu quan trọng cho con người.

D. Hoạt động khai thác tài nguyên giúp con người phát triển nền kinh tế và các quan hệ xã hội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Sau một thời gian được khai thác, tài nguyên trong vỏ Trái Đất không được tái tạo vì các tài nguyên đó cần thời gian rất dài mới được hình thành.

Bài 30.6 trang 72 Sách bài tập KHTN 9Các phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Khoáng vật lưu huỳnh là nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid, cát trắng là nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh.

B. Đất sét, cát, đá là nguồn vật liệu của ngành xây dựng.

C. Than, dầu mỏ là nguồn nhiên liệu của ngành năng lượng.

D. Khoáng vật calcite là nguồn nguyên liệu của ngành cầu đường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khoáng vật calcite là nguồn nguyên liệu của các ngành xây dựng trong đó có xây dựng cầu đường.

Bài 30.7 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Khi sử dụng kim loại nhôm tái chế, con người sẽ tiết kiệm được khoáng vật nào sau đây ?

A. Bauxite.

B. Hematite.

C. Calcite.

D. Thạch anh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Khi sử dụng kim loại nhôm tái chế, con người sẽ tiết kiệm được khoáng vật bauxite. Vì bauxite là nguyên liệu để sản xuất nhôm.

Bài 30.8 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Khi sử dựng sắt, thép tái chế, con người sẽ tiết kiệm được khoáng vật nào sau đây?

A. Bauxite.

B. Hematite.

C. Calcite.

D. Sulfur.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khi sử dựng sắt, thép tái chế, con người sẽ tiết kiệm được khoáng vật hematite. Vì hematite là nguyên liệu để sản xuất gang, thép (gang, thép là hợp kim của sắt).

Bài 30.9 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Khi sử dụng cốc được chế tạo bằng giấy thay cho cốc thuỷ tinh, con người sẽ tiết kiệm được tài nguyên nào sau đây?

A. Sỏi.

B. Calcite.

C. Đất sét.

D. Cát trắng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khi sử dụng cốc được chế tạo bằng giấy thay cho cốc thuỷ tinh, con người sẽ tiết kiệm được tài nguyên cát trắng. Vì nguyên liệu để sản xuất cốc thuỷ tinh là cát trắng.

Bài 30.10 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Theo em, khi sử dụng bàn, ghế, giường được chế tạo từ gỗ, con người sẽ tiết kiệm được những tài nguyên nào trong vỏ Trái Đất?

Lời giải:

Theo em, khi sử dụng bàn, ghế, giường được chế tạo từ gỗ, con người sẽ tiết kiệm được những tài nguyên trong vỏ Trái Đất là:

- Các tài nguyên khác như khoáng sản, dầu mỏ, … vì bàn, ghế, giường có thể chế tạo từ kim loại, nhựa,…

Bên cạnh đó, con người sẽ tiết kiệm được nguồn năng lượng trong chế tạo bàn, ghế, giường từ gỗ thay vì từ kim loại hay nhựa…

Bài 30.11 trang 73 Sách bài tập KHTN 9:

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy butane (thành phần chính của một loại gas) và quá trình đốt cháy hydrogen bởi oxygen.

b) Chỉ ra những lợi ích cơ bản khi sử dụng hydrogen làm nhiên liệu thay thế cho butane.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học:

2C4H10+13O2t°8CO2+10H2O2H2+O2t°2H2O

b) Những lợi ích cơ bản khi sử dụng hydrogen làm nhiên liệu thay thế cho butane:

- Không phát thải chất làm ô nhiễm bầu khí quyển.

- Tiết kiệm được nguồn khí thiên nhiên.

- Năng suất toả nhiệt cao hơn.

Lý thuyết Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

I. Nguyên tố hóa học trong vỏ Trái Đất

1. Hàm lượng các nguyên tố hóa học chủ yếu trong vỏ Trái Đất

Vỏ Trái Đất là phần cứng ở ngoài cùng của Trái Đất. Hầu hết các nguyên tố hóa học đều đuộc tìm thấy ở vỏ Trái Đất, trong đó nhiều nhất là oxygen, silicon, nhôm, sắt, calcium, natri, kali, magnesium.

2. Dạng chất trong vỏ Trái Đất

Lớp vỏ cứng của vỏ Trái Đất được tạo thành từ nhiều loại đất, đá và chứa các khoáng chất khác nhau. Thành phần chủ yếu của các khoáng chất này là các oxide và muối

Các oxide phổ biến nhất là SiO2 và Al2O3.

Muối silicate có trong mica, feldspar, đá hoa cương,… Muối carbonate có trong đá vôi, đá phấn, dolomite, đá cẩm thạch,…

III. Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

1. Lợi ích của việc khai thác tài nguyên trong vỏ Trái Đất.

Nhiều nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động sống và sản xuất của con người được khai thác từ vỏ Trái Đất.

- Cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng. Tài nguyên thường được sử dụng làm vật liệu là cát, đá,…

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất, ngành công nghiệp silicate, ngành sản xuất phân bón, ngành công nghiệp luyện kim,…

- Cung cấp nhiên liệu để tạo ra năng lượng phục vụ cho các quá trình sản xuất và quá trình sinh hoạt của con người.

2. Lợi ích của việc tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên trong vỏ Trái Đất

- Nguồn tài nguyên trong vỏ Trái Đất được khai thác qua hàng ngàn năm nên càng ngày càng cạn kiệt.

- Quá trình khai thác tài nguyên cũng gây ô nhiễm môi trường, làm thay đổi môi trường sống của sinh vật.

- Việc sử dụng các vật liệu được chế tạo lại từ các vật liệu hỏng, cũ hoặc phế thảo; sử dụng ethanol, hydrogen,… làm nhiên liệu thay thế than, dầu mỏ,…

Sơ đồ tư duy Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá