Sách bài tập KHTN 9 Bài mở đầu (Cánh diều): Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

142

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

Bài 1 trang 3 Sách bài tập KHTN 9Bộ ống dẫn thuỷ tinh được dùng để:

A. lắp ráp các ống thuỷ tinh.

B. lắp ráp các bộ thí nghiệm.

C. láp ráp các bình chứa hoá chất.

D. lắp ráp các dụng cụ thuỷ tinh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bộ ống dẫn thuỷ tinh được dùng để lắp ráp các bộ thí nghiệm.

Bài 2 trang 3 Sách bài tập KHTN 9Ống dẫn bằng cao su được dùng để:

A. kết nối giữa các ống nghiệm.

B. kết nối giữa các bình cầu.

C. kết nối giữa các ống dẫn thuỷ tinh.

D. kết nối giữa các dụng cụ thuỷ tinh

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ống dẫn bằng cao su được dùng để nối giữa các ống dẫn thuỷ tinh.

Bài 3 trang 3 Sách bài tập KHTN 9Nút cao su được dùng để:

A. nút các ống nghiệm và lắp các ống dẫn.

B. nút các lọ hoá chất và lắp bình cầu.

C. nút các lọ hoá chất vả lắp dụng cụ thuỷ tinh.

D. nút các lọ hoá chất và lắp các bộ thí nghiệm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Nút cao su được dùng để nút các lọ hoá chất và dùng để lắp các bộ thí nghiệm.

Bài 4 trang 3 Sách bài tập KHTN 9Cho biết tên các dụng cụ và hoá chất được sứ dụng trong thí nghiệm hình 1.

Cho biết tên các dụng cụ và hoá chất được sứ dụng trong thí nghiệm hình 1

Lời giải:

Trong thí nghiệm hình 1, đã sử dụng:

- Các dụng cụ gồm: Ống nghiệm, nút cao su có gắn ống thuỷ tinh gấp khúc, đèn cồn, giá kẹp ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đá viên.

- Các hoá chất gồm: Dung dịch C2H5OH, dung dịch CH3COOH đặc, dung dịch H2SO4 đặc, nước cất.

Bài 5 trang 4 Sách bài tập KHTN 9Ghép mỗi bưóc viết báo cáo khoa học trong cột A với một nội dung ở cột B cho phù hợp.

Ghép mỗi bưóc viết báo cáo khoa học trong cột A với một nội dung ở cột B cho phù hợp

Lời giải:

1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 – g, 5 – h, 6 – e, 7 – i, 8 – c.

Các bưóc viết báo cáo khoa học là:

Bước 1. Xác định tên báo cáo và người thực hiện

Chọn một câu mô tả ngắn gọn nội dung nghiên cứu.

Kèm theo là tên nhóm và tên người nghiên cứu.

Bước 2. Xác định mục đích nghiên cứu

Nêu điều cần đạt được của việc nghiên cứu.

Bước 3. Nêu câu hỏi nghiên cứu hay nhiệm vụ cần thực hiện

Xác định các câu hỏi cân trả lời hay các nhiệm vụ cần thực hiện.

Bước 4. Nêu giả thuyết hay kiến thức lí thuyết cho vấn đề hay nhiệm vụ

Viết ở dạng một giả định cho kết quả nghiên cứu.

Bước 5. Đưa ra phương pháp và kế hoạch nghiên cứu

Mô tả các phương pháp nghiên cứu, các công việc chuẩn bị và các bước tiến hành.

Bước 6. Thực hiện nghiên cứu, thu thập thông tin sỗ liệu, kết quả

Tiến hành thí nghiệm hay thực hiện khảo sát; mô tả các thông tin hay số liệu thu thập được.

Bước 7. Xử lí kết quả và nêu các nhận xét

Nêu những nhận xét, phân tích các thông tin thu được; đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết.

Bước 8. Rút ra kết luận

Nêu kết luận về điều đã rút ra được cho nghiên cứu.

Bài 6 trang 4 Sách bài tập KHTN 9: Nêu câu hỏi nghiên cứu khoa học với đề tài: “Sự ấm lên toàn cầu” trong chủ đề “Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất”.

Lời giải:

Câu hỏi nghiên cứu khoa học với đề tài: “Sự ấm lên toàn cầu” trong chủ đề “Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất”:

(1) Carbon và chu trình của carbon trong tự nhiên diễn ra như thế nào?

(2) Quá trình hấp thụ và phát thải nguyên tố carbon diễn ra ra sao?

(3) Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp để chống lại sự ấm lên toàn cầu.

Bài 7 trang 4 Sách bài tập KHTN 9Nhà bác học Georg Simon Ohm người Đức, khi nghiên cứu về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I qua một mạch điện vào hiệu điện thế U đặt vào hai đầu mạch và điện trở R của mạch đã tìm ra định luật với biểu thức: I=UR.

Nhà bác học đã thực hiện một quy trình nghiên cứu khoa học. Em hãy đóng vai là nhà bác học để thực hiện nghiên cứu này và cho biết:

a) Tên đề tài nghiên cứu.

b) Mục đích nghiên cứu.

c) Câu hỏi nghiên cứu.

d) Một giả thuyết cho nghiên cứu.

e) Tên các dụng cụ cần dùng làm thí nghiệm để nghiên cứu.

g) Sơ đồ mạch điện để lắp đặt các dụng cụ thí nghiệm.

h) Các bước lảm thí nghiệm và lập bảng số liệu để ghi kết quả thí nghiệm.

i) Cách xử lí số liệu thu thập được để kiểm tra giả thuyết đã nêu.

Lời giải:

a) Tên đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch điện.

b) Mục đích nghiên cứu: Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ của cường độ dòng điện qua mạch điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch đó và vào điện trở R của mạch.

c) Câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để tìm được mối liên hệ của cường độ dòng điện qua mạch điện với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn một đoạn mạch điện và điện trở R của mạch điện?

d) Một giả thuyết cho nghiên cứu: Cường độ dòng điện qua mạch điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch đó và phụ thuộc vào điện trở R của mạch điện đó.

e) Các dụng cụ cần dùng làm thí nghiệm để nghiên cứu: Nguồn điện có các nấc để thay đổi được hiệu điện thế (hoặc một số pin và để lắp pin); một số dây điện trở có thể ghép với nhau; các dây nối; công tắc; ampe kế; vôn kế.

g) Sơ đồ mạch điện đế lắp đặt các dụng cụ thí nghiệm như hình 1.

Nhà bác học Georg Simon Ohm người Đức, khi nghiên cứu về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện

h) Tiến hành các thí nghiệm như sau:

Thí nghiệm 1: Cố định dây điện trở, tìm mối quan hệ I và U

- Chọn một dây điện trở và mắc mạch điện như hình 1.

- Điều chỉnh hiệu điện thế nguồn để có các giá trị U1, U2, U3,… và đo các giá trị cường độ dòng điện tương ứng. Ghi kết quả vào bảng số liệu.

U

U1

U2

U3

I

I1

I2

I3

IU

 

 

 

 

 

Thí nghiệm 2: Cố định hiệu điện thế U, thay các dãy điện trở khác, tìm mối quan hệ I và U.

- Chọn một số dây điện trở R1, R2, R3 và lần lượt mắc mạch điện như hình 1.

- Điều chỉnh hiệu điện thế nguồn để có một giá trị hiệu điện thế U xác định và đo các giá trị cường độ dòng điện tương ứng. Ghi kết quả vào bảng số liệu.

R

R1

R2

R3

I

I1

I2

I3

IU

 

 

 

 

 

i) Cách xử lí số liệu thu thập được để kiểm tra giả thuyết đã nêu ở trên:

- Với thí nghiệm 1, xét tỉ số IU nếu là hằng số, chứng tỏ I tỉ lệ thuận với U.

- Với thí nghiệm 2, so sánh tỉ số IU để xem với cùng một giá trị U thì I phụ thuộc vào dây dẫn như thế nào. Dựa vào đó, nêu ra đặc điểm của mạch điện về khả năng cho hoặc ngăn cứu dòng điện qua mạch điện.

Bài 8 trang 5 Sách bài tập KHTN 9Một thí nghiệm nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện từ được bố trí như hình 2.

a) Kể tên các dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong thí nghiệm.

b) Mục đích của mỗi dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm.

Một thí nghiệm nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện từ được bố trí như hình 2

 

Lời giải:

a) Các dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong thí nghiệm: Nguồn điện, các dây nối, công tắc, nam châm điện, cuộn dây dẫn, đồng hồ đo điện (điện kế).

b) Mục đích của mỗi dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm:

- Nguồn điện để cung cấp dòng điện cho nam châm điện.

- Các dây nối để nối các thiết bị điện, tạo thành mạch kín.

- Công tắc để đóng ngắt dòng điện trong mạch điện.

- Cuộn dây dẫn dùng để tạo ra nam châm điện, sinh ra từ trường.

- Đồng hồ đo điện để nhận biết và đo cường độ dòng điện trong mạch điện.

Bài 9 trang 5 Sách bài tập KHTN 9Một thí nghiệm nghiên cứu về sự truyền của các tia sáng được bố trí như hình 3.

a) Hãy kể tên các dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong thí nghiệm.

b) Nêu mục đích của mỗi dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm.

Một thí nghiệm nghiên cứu về sự truyền của các tia sáng được bố trí như hình 3

Lời giải:

a) Các dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong thí nghiệm: Đèn, lăng kính.

b) Nêu mục đích của mỗi dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm:

- Đèn tạo tia sáng.

- Lăng kính nghiên cứu đường truyền của tia sáng qua nó.

Lý thuyết Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

I. Một số dụng cụ và hóa chất

1. Một số dụng cụ thí nghiệm

Dụng cụ

Đặc điểm, mục đích sử dụng

Hình ảnh một số thí nghiệm

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

- Được làm bằng thuỷ tinh có dạng lăng trụ tam giác.

- Được dùng để tiến hành thí nghiệm tìm hiểu về ánh sáng.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

- Được tạo từ một số đầu phát tia laser nối với nguồn điện.

- Được dùng để tạo ra chùm tia sáng trong một số thí nghiệm về ánh sáng.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

- Được làm từ các chất trong suốt như thuỷ tinh, nhựa, …

- Được dùng để thay đổi đường truyền ánh sáng trong các thí nghiệm.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

- Được làm từ kim loại và hợp kim có điện trở đủ lớn và ổn định.

- Được dùng trong các thí nghiệm về điện trở.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

- Được tạo từ dây đồng có sơn cách điện quấn liên tiếp trên lõi bằng vật liệu cách điện.

- Được dùng để tiến hành các thí nghiệm về từ trường và cảm ứng điện từ.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

- Gồm các ống thuỷ tinh có các đầu uốn khác nhau.

- Được dùng để ráp các bộ thí nghiệm.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

- Được làm từ cao su, có lỗ hoặc không có lỗ.

- Được dùng để nút các lọ hoá chất và dùng để lắp các bộ thí nghiệm.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9

- Được tạo từ vật liệu đàn hồi, có dạng ống dẫn.

- Được dùng để nối giữa các ống dẫn thuỷ tinh.

2. Một số hóa chất

Các hóa chất bao gồm:

- Hóa chất rắn: một số kim loại như natri (sodium – Na), đinh sắt, …; một số muối như silver nitrate (AgNO3), copper (II) sulfate dạng ngậm nước (CuSO4.5H2O); glucose, tinh bột, giấy phenolphthalein, giấy pH, …

- Hóa chất lỏng: dung dịch amonia (NH3) đặc, dung dịch iodine (I­2), nước bromine (Br2), …

- Hóa chất nguy hiểm: dung dịch sulfuric acid (H2SO4) 98%.

- Hóa chất dễ cháy: ethylic alcohol (C2H5OH).

II. Quy trình viết và trình bày báo cáo

1. Quy trình viết báo cáo khoa học

- Bước 1: Xác định tên báo cáo và người thực hiện

+ Chọn một câu mô tả ngắn gọn nội dung nghiên cứu.

+ Kèm theo tên nhóm và tên người nghiên cứu.

- Bước 2: Xác định mục đích nghiên cứu

Nêu điều cần đạt được của việc nghiên cứu.

- Bước 3: Nêu câu hỏi nghiên cứu hay nhiệm vụ cần thực hiện

Xác định câu hỏi cần trả lời hay các nhiệm vụ cần thực hiện.

Bước 4: Nêu giả thuyết hay kiến thức lí thuyết cho vấn đề hay nhiệm vụ

Viết ở dạng một giả định cho vấn đề nghiên cứu.

- Bước 5: Đưa ra phương pháp hoặc kế hoạch nghiên cứu

Mô tả các phương pháp nghiên cứu, các công việc chuẩn bị và các bước tiến hành.

Bước 6: Thực hiện nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu, kết quả

Tiến hành thí nghiệm hay thực hiện khảo sát; mô tả các thông tin hay số liệu thu thập được.

Bước 7: Xử lí kết quả và nêu các nhận xét

Nêu những nhận xét, phân tích các thông tin thu được; đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết.

Bước 8: Rút ra kết luận

Nêu kết luận về điều đã rút ra được cho nghiên cứu.

2. Quy trình trình bày báo cáo khoa học

Bước 1: Trình bày

- Nêu đầy đủ mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, phương pháp và kế hoạch nghiên cứu.

- Nêu cách thu thập thông tin (bằng khảo sát, điều tra hay thí nghiệm với những dụng cụ, hóa chất và bước làm cụ thể).

- Nêu kết quả thu được, cách xử lí các kết quả đó.

- Nêu những nhận xét, bình luận về kết quả, từ đó nêu ra kết luận.

Bước 2: Xin ý kiến trao đổi, góp ý

Những người tham gia nêu các ý kiến cho từng nội dung, nêu các câu hỏi cần làm rõ. Sau đó, người nghiên cứu trả lời các câu hỏi, ghi nhận các ý kiến đóng góp.

Bước 3: Hoàn thiện báo cáo

Dựa vào nội dung các trao đổi, người nghiên cứu hoàn thiện lại báo cáo hoặc thực hiện điều chỉnh hay mở rộng nghiên cứu.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá