Tài liệu tác giả tác phẩm Trở về Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Trở về lớp 12.
Tác giả tác phẩm: Trở về - Ngữ văn 12
I. Tác giả O-nít Hê-minh-uê
- O-nít Hê-minh-uê (1899 - 1961) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của nển văn học hiện đại Mỹ. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được coi là một diển hình cho "thế hệ lạc lối" - danh xưng chỉ lớp người trưởng thành trong Chiến tranh thế giới lẩn thứ nhất và phải gánh chịu những di hại tinh thẩn nặng nề của sự kiện này.
- Ông cũng là người đưa ra "nguyên lí tảng băng trôi" trong sáng tác văn học, theo đó những ngôn từ nhà văn viết ra chỉ là phần nổi của tảng băng, còn ý nghĩa thực sự của tác phẩm nằm ở phần chìm của nó.
- Các tiểu thuyết tiêu biểu của Hê-minh-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952). Năm 1954, Hê-minh-uê dược trao giải Nô-ben (Nobel) Văn học.
1. Thể loại
- Tác phẩm Trở về thuộc thể loại: tiểu thuyết.
2. Xuất xứ
- Linh Nguyễn dịch, http://nguvan.hnue.edu.vn 6/5/2023.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Tóm tắt
Lão chài Xan-chi-a-gô sống cô độc trong một túp lều trên bờ biển ngoại ô thành phố La-ha-ba-na. 84 ngày đêm ra khơi gặp vận xúi, đi đi về vế chẳng câu được một con cá nào. Lần này ông lại ra khơi chỉ có một mình đưa thuyền đến tận vùng Giếng Lớn nơi rất nhiều cá. Buông câu từ sáng sớm, mãi đến non trưa phao câu mới động đậy. Cá mắc câu kéo thuyền chạy. Lão gò lưng, gập mình kéo lại. Từ trưa tới chiểu, rồi một ngày một đêm nữa trôi qua. Bàn tay bị dây câu cứa rách nát ứa máu. Không một mẩu bánh mì vào bụng. Chân tê dại, tay trái bị chuột rút, mệt lả nhưng lão không chịu buông tha: "Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!". Sang ngày thứ 3, cá đuối dần, lão chài dùng lao đâm chết cá, buộc cá vào đuôi thuyền, hân hoan trở về bến. Con cá nặng độ 6 - 7 tấn, dài hơn con thuyền câu của lão độ 7 tấc. Trong màn đêm, đàn cá mập đuổi theo chiếc thuyền câu, lăn xả vào đớp và rỉa con cá kiếm. Lão chài dùng mái chèo quật tới tấp vào đàn cá dữ trong đêm tối. Khi lão Xan-chi-a-gô về tới bến, con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Lão nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, "mơ thấy đàn sư tử". Sáng hôm sau, bé Ma-nô-lín chạy sang lều rồi đi gọi bạn chài đến săn sóc ông lão.
5. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến "lòng bàn tay ngửa lên."): Ông lão trở về đất liền trong đêm tối, dùng hết sức lực còn lại để đưa chiếc thuyền cùng với cái đầu và bộ xương khổng lồ của con cá kiếm vào bờ. Sau đó, ông về lán và lăn ra ngủ.
- Phần 2 (tiếp theo đến "thằng bé nói."): Sáng hôm sau cậu bé đến lán, nhìn lão ngủ và khóc. Cậu bé đi mua cà phê cho ông lão. Một nhóm ngư dân vây quanh và đo bộ xương khổng lồ của con cá kiếm, họ gửi lời hỏi thăm ông lão qua cậu bé.
- Phần 3 (từ "Thằng bé mang lon cà phê" đến "tiếp tục khóc."): Khi cậu bé mang cà phê đến, ông lão tỉnh dậy, hai người trò chuyện với nhau về khoảng thời gian qua và lên kế hoạch cho chuyến đi câu cá cùng nhau sắp tới.
- Phần 4 (từ "Chiều hôm đó" đến "cô ta nói."): Chiều tối hôm đó, hai du khách trong bữa tiệc ở khách sạn nhìn thấy bộ xương con cá kiếm nhưng lại tưởng nhầm rằng đó là bộ xương của con cá mập.
- Phần 5 (phần còn lại): Ông lão quay lại với giấc ngủ sâu và mơ về những con sư tử trong khi cậu bé ngồi bên cạnh nhìn lão ngủ.
6. Giá trị nội dung
- Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn chính là sự thể hiện nguyên lý “tảng băng trôi”.
7. Giá trị nghệ thuật
- Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”.
- Hình tượng được lựa chọn kĩ lưỡng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa.
- Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm.
1. Hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô
- Hình tượng ông lão được khắc họa qua những lời độc thoại và độc thoại nội tâm
- Sự chiến thắng của ông lão đối với con cá
+ Niềm tin, sự tin tưởng vào bản thân, vào khả năng của bản thân có thể chiến thắng được con cá
+ Ý chí, nghị lực phi thường: dù có những lúc ông lão cảm thấy mệt nhưng ông vẫn cố gắng chiến đấu với con cá kiếm khổng lồ
+ Lòng khát khao chiến thắng
+ Khi chiến đấu với con cá khổng lồ, ông đã thắng nó, ông là một lão đánh cá lành nghề: Chỉ cần nhìn độ nghiêng, độ chếch của sợi dây ông có thể biết con cá đang bơi vòng tròn hay liên tục ngoi lên trong lúc bơi, dựa trên sự căng chùng của sợi dây có thể đoán được con cá đang làm gì,…
⇒ Qua hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô, tác giả Hê-minh-uê muốn: ca ngợi vẻ đẹp của con người. Đồng thời, qua đó, ông thể hiện niềm tin của mình vào chiến thắng của con người trong cuộc đấu tranh với những khó khăn, thử thách, khắc nghiệt của thiên nhiên.
2. Các nhân vật trước bộ xương của con cá kiếm
- Ma-nô-lin: Thán phục và hiểu biết => cậu bé thán phục trước sự to lớn của bộ xương => nhận thức được sự to lớn của thiên nhiên.
- Nhóm ngư dân: Ngạc nhiên và thán phục => ngoài sự ngạc nhiên trước kích thước của con cá thì còn là sự thán phục khả năng của ông lão.
- Chủ khách sạn: thờ ơ và thực dụng => ông ta hoàn toàn thờ ơ trước con cá to lớn mà chỉ chăm chăm vào xem kiếm được bao nhiêu lợi nhuận mà thôi.
- Hai người khách du lịch: họ hiếu kỳ trước bộ xương to lớn nhưng cũng hoài nghi về việc ông lão có phải là người đã bắt được con cá hay không.
3. Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại
- Ngôn ngữ kể chuyện: giản dị, mộc mạc với người nghe; khắc họa sinh động những sự kiện và đồng thời cũng tạo được nhịp điệu cho câu chuyện.
- Ngôn ngữ đối thoại: tự nhiên và bày tỏ cảm xúc chân thực.
- Liên hệ với “nguyên lí tảng băng trôi”: Ngôn ngữ kể chuyện và đối thoại trong đoạn trích sử dụng phong cách cô đọng, hàm ý, mở ra nhiều tầng nghĩa cho người đọc. Cách sử dụng ngôn ngữ này không chỉ tạo chiều sâu cho tác phẩm mà còn khiến người đọc suy ngẫm về nhiều khía cạnh của cuộc sống. Đồng thời, nó thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật của Hemingway với "nguyên lý tảng băng trôi", khi chỉ miêu tả những chi tiết bề nổi, để lại nội dung sâu xa cho người đọc tự khám phá.
IV. Đọc tác phẩm: Trở về
“Chẳng còn gì”, lão nói lớn. “Ta đã đi quá xa.”
Khi lão dong chiếc thuyền cập vào bến nhỏ thì đèn đóm ở Thê-rếch-xơ (Terrace) đã tắt và lão biết mọi người đã đi ngủ. Gió càng ngày càng to và bây giờ đang thổi mạnh.
Dù vậy bến cảng rất yên tĩnh và lão đưa thuyền lên trên một bãi cuội nhỏ bên dưới ghềnh đá. Không có ai giúp cả nên lão đã kéo thuyền lên đến mức xa nhất có thể. Rồi lão bước ra và buộc thuyền vào một tảng đá.
Lão tháo cột buồm, cuộn và buộc cánh buồm lại. Rồi lão vác cột buồm lên vai và bắt đầu trèo lên. Đó là lúc lão biết mình đã mệt đến chừng nào. Lão dừng lại một chốc và ngoảnh lại và nhìn thấy cái đuôi khổng lồ của con cá đang dựng thẳng sau đuôi thuyền trong ánh sáng phan chiếu từ đèn đường. Lão nhìn thấy đường nét trần trụi màu trắng của xương sống và khối sẫm màu của cái đầu với lưỡi kiếm nhô ra cùng tất cả sự trống rỗng ở khoảng giữa.
Lão lại bắt đầu leo lên dốc rồi trên đỉnh dốc lão ngã xuống và nằm một lát với cột buồm vắt qua vai. Lão cố ngồi dậy. Nhưng điều đó là quá khó và lão ngồi đó với cột buồm trên vai và nhìn ra đường. Một con mèo đi ngang qua đường phía xa để làm cái gì đó và lão già ngắm nhìn nó. Rồi lão chỉ ngắm nhìn con đường mà thôi.
Cuối cùng lão đặt cột buồm xuống và đứng dậy. Lão nhấc cột buồm đặt lên vai và bắt đầu bước đi. Lão đã phải ngồi xuống nghỉ năm lần trước khi đến được lán của mình.
Vào trong lán, lão dựa cột buồm vào tường. Trong bóng tối lão tìm thấy một chai nước và uống một ngụm. Rồi lão nằm xuống giường. Lão kéo chăn trùm lên đôi vai rồi phủ lên lưng, chân và lão nằm sấp mặt lên đống báo mà ngủ với hai cánh tay duỗi thẳng và lòng bàn tay ngửa lên.
Lão vẫn đang ngủ khi thằng bé ngó qua của vào buổi sáng. Gió thổi mạnh đến nỗi những chiếc thuyền trôi nổi không ra khơi được và thằng bé đã ngủ dậy muộn và di đến lớn của lão như nó vẫn đến mỗi sáng. Thằng bé nhìn thấy ông lão đang thở và rồi nó nhìn thấy hai bàn tay của lão và nó bắt đầu khóc. Nó lặng lẽ đi ra ngoài để lấy chút cà phê và nó cứ khóc suốt cả dọc đường.
Nhiều ngư dân vây quanh chiếc thuyền để xem thủ đang buộc vào mạn thuyền và một ngư dân lội xuống nước, ống quần xắn lên, dùng một sợi dây đo chiều dài bộ xương Thằng bé không đi xuống đó. Nó đã đến đó rồi và một trong những ngư dân đang trông chiếc thuyền cho nó. “Ông lão thế nào rồi?”, một người hét lên. “Đang ngủ”, thằng bé đáp. Nó không để tâm đến chuyện họ nhìn thấy nó khóc. “Đừng để ai làm phiền ông ấy”. “Nó dài mười tám feeti từ mũi đến đuôi”, người đang đo bộ xương kêu lên.
“Cháu tin là thế”, thằng bé nói.
Nó đi đến Thể-rếch-xơ và hỏi mua một lon cà phê.
“Nóng với nhiều đường và sữa.”
“Còn gì nữa không?”
“Không ạ. Rồi cháu sẽ xem ông ấy có ăn được gì không”
“Quả là một con cá ra trò”, chủ khách sạn nói. “Chưa từng có con cá nào như vậy. Hai con cá cháu bắt được hôm qua cũng rất được đấy.”. “Chết tiệt mấy con cá của cháu”, thằng bé nói và nó lại bắt đầu khóc.
“Cháu có muốn lấy đồ uống gì không?”, chủ khách sạn hỏi.
“Không ạ”, thằng bé nói. “Bảo với họ đừng quấy rầy Xan-ti-a-gô (Santiago), cháu sẽ quay lại.”
“Bảo ông ấy là bác rất tiếc nhé.”
“Cảm ơn bác”, thằng bé nói.
Thằng bé mang lon cà phê nóng lên lán của ông lão và ngồi kế bên cho đến khi lão tỉnh dậy. Có một lúc hình như lão sắp thức giấc. Nhưng rồi lão lại chìm vào giấc ngủ say và thằng bé băng qua đường để xin một ít củi hâm nóng cà phê.
Cuối cùng ông lão đã tỉnh dậy.
“Đừng ngồi dậy”, thằng bé nói. “Uống cái này đi.”
Cậu rất một ít cà phê vào cốc.
Ông lão cầm lấy và uống hết.
“Chúng đã đánh bại ông Ma-nô-lin (Manolin) a”, lão nói. “Chúng thật sự đánh bại ông”
“Nó không đánh bại được ông. Không phải là con cá ấy.”
“Không. Thật đấy. Là lúc sau đó ấy”
“Pê-đri-cô (Pedrico) đang trông coi thuyền và các thứ. Ông muốn làm gì với cái đầu ạ?”
“Để Pê-đri-cô băm nó ra làm mồi bẫy cá.”
“Còn lưỡi kiếm?
“Nếu cháu muốn thì cứ giữ lấy nó.”
“Cháu muốn”, thằng bé nói. “Bây giờ chúng là phải lên kế hoạch cho những Bảy Bảo chúng là phải tên việc khác.”
“Họ có tìm ông không?
“Tất nhiên rồi. Cùng với đội bảo vệ bờ biển và máy bay nữa.”
“Đại dương thì rất rộng lớn và chiếc thuyền thì nhỏ và khó nhìn ra được”, ông lão nói. Lão nhận ra thật dễ chịu khi có ai đó để nói chuyện cùng thay vì chỉ nói với chính mình và với biển cả. “Ông nhớ cháu”. Lão nói. “Cháu đã bắt được gì thế?”
“Một con vào ngày đầu tiên. Một con vào ngày thứ hai và hai con vào ngày thứ ba.”
“Giỏi đấy.”
“Bây giờ chúng ta lại đi câu cùng nhau.”
“Không. Ông không may mắn. Ông không còn vận may nữa.”
“Chết tiệt với cái vận may”, thằng bé nói. “Cháu sẽ mang vận may của cháu theo."
“Mọi người ở nhà cháu sẽ nói sao?”
“Cháu không quan tâm. Hôm qua cháu đã bắt được hai con. Nhưng giờ thì chúng ta sẽ đi câu cùng nhau vì cháu còn phải học nhiều thứ lắm.”
“Chúng ta phải tìm một cây lao độ thật sắc bén và phải luôn luôn giữ nó trên thuyền. Cháu có thể làm lưỡi dao từ một cái nhíp của xe Ford cũ. Chúng ta có thể đem nó đến Coa-na-ba-cô-a (Guanabacoa) để mài. Nó phải thật sắc bén và không luyện quá lửa để khỏi bị gãy. Dao của ông gãy rồi.”
“Cháu sẽ tìm một con dao khác và sẽ mang mài cái nhíp”
“Biển động mất mấy ngày nhỉ?”
“Có thể là ba ngày. Có thể hơn.”
“Cháu sẽ thu xếp mọi thứ”, thằng bé nói. “Ông cụ chữa cho tay lành lại đã.”
“Ông biết cách chăm sóc chúng mà. Vào ban đêm ông khạc ra thứ lạ lùng gì đó và cảm thấy như có cái gì trong lồng ngực vỡ ra.”. “Chữa cả cái đó nữa”, thằng bé nói.
“Nằm xuống đi, ông ơi, và cháu sẽ mang cho ông cái áo sạch. Và thứ gì đó để ăn.”
“Mang cho ông bất kì tờ báo nào trong lúc ông đi vắng nhé”, lão nói.
“Ông phải bình phục thật nhanh vì có nhiều thứ cháu phải học và ông có thể dạy cháu mọi thứ. Ông có đau nhiều không?
“Nhiều lắm”, lão nói.
“Cháu sẽ mang thức ăn và báo đến", thằng bé nói. “Nghỉ ngơi di ông ạ. Cháu sẽ đi ra hiệu thuốc mua thuốc chữa tay của ông nữa.”
“Nhớ bảo Pê-đri-cô rằng cái đầu là của anh ấy.”
“Vâng. Cháu nhớ rồi.”
Khi thằng bé ra khỏi cửa và đi xuống con đường mòn rải đá san hô nó lại tiếp tục khóc.
Chiều hôm đó có một bữa tiệc của nhóm khách du lịch ở Thê-rếch-xơ và khi nhìn xuống làn nước giữa những lon bia rỗng và những xác cá, một người phụ nữ trông thấy bộ xương sống to lớn màu trắng với một cái đuôi khổng lồ ở phần cuối cứ nổi lên và đung đưa theo thuỷ triều khi gió đông thổi qua vùng biển cuộn sóng bên ngoài lối vào bến cảng.
“Cái gì thế kia?”. Cô hỏi người bồi bàn và chỉ vào bộ xương sống dài của con cá khổng lồ giờ chỉ còn là rác rưởi chờ thuỷ triều cuốn đi.
“Ti-bu-ron (Tiburon)”, người bồi bàn nói. “Cá mập”
Anh ta định giải thích về chuyện đã xảy ra.
“Tôi không biết là cá mập lại có bộ đuôi phom dáng đẹp để như vậy
“Anh cũng thế”, người đàn ông đi cùng cô ta nói.
Phía ngoài đường, trong cái lán của mình, ông lão lại đang ngủ tiếp. Lão vẫn ngủ trong tư thế úp mặt xuống và thằng bé ngồi bên cạnh nhìn lão ngủ. Lão đang mơ về những con sư tử.
(Linh Nguyễn dịch, http://nguvan.hnue.edu.vn, ngày 06/5/2023)
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/van-ban-tro-ve-ho-minh-ue-a172910.html