Văn bản Giấu của - Lộng Chương - Nội dung, tác giả, tác phẩm

1.4 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Giấu của Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Giấu của lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Giấu của - Ngữ văn 12

I. Tác giả Lộng Chương

Văn bản Giấu của - Lộng Chương - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Lộng Chương (1918 - 2003) tên khai sinh là Phạm Văn Hiền, quê ở tỉnh Hải Dương, là đạo diễn sân khấu, nhà văn, nhà viết kịch tiêu biểu thuộc thế hệ văn nghệ sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Trong khoảng thời gian từ cuối những năm 1940 đến cuối những năm 1990, ông đã sáng tác, viết lại, chỉnh lí hàng trăm vở kịch thuộc nhiều thể loại, nổi bật là: A Nàng (kịch thơ, 1960), Đôi ngọc lưu li (chèo, 1962), Tình sử Loa thành (tuồng, 1979),...

- Ông thành công nhất ở lĩnh vực hài kịch với các vở tiêu biểu như: Mối lo của cụ Cửu (1950), Hỏi vợ (1958), Yểm bùa trừ sâu (1959), Quẫn (1960), Cưa mở hé (1969),...

- Lộng Chương đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh vể Văn học nghệ thuật năm 2000.

II. Tìm hiểu văn bản Giấu của

1. Thể loại

- Tác phẩm Tiền bạc và tình ái thuộc thể loại: Hài kịch.

2. Xuất xứ

- Nhiều tác giả, Nhà hoạt động sân khẩu Lộng Chương – Sống để cho đi!, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2021, tr.15 – 21.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Tóm tắt Giấu của

Đoạn trích Giấu của kể về một gia đình tư sản lâu đời phải đối phó với chính sách công tư hợp danh của Nhà nước. Họ sở hữu cả một gia tài kết xù nhưng lo sợ sẽ rơi vào cảnh trắng tay nên quyết định tẩu tán tài sản. Việc hai ông bà Đại Cát lọ mọ đi tìm chỗ giấu của cải ở khắp nơi trong nhà nhằm tranh việc thất thoát tài sản khi miền Bắc chuẩn bị công tư hợp doanh.

5. Bố cục Giấu của

– Phần 1. Mở đầu: Giới thiệu các nhân vật với thói tật và những toan tính.

– Phần 2. Thắt nút: Ông bà Đại Cát tìm mọi cách để che giấu và tẩu tán khối gia sản tích cóp được lâu nay, trước khi chuyển xưởng dệt của gia đình thành xưởng dệt công tư hợp doanh.

– Phần 3. Triển khai: Hai ông bà một mặt giấu vàng sau mấy bức ảnh trong phòng khách, mặt khác đi sắm sửa của hồi môn cho con gái để tẩu tán tài sản.

– Phần 4. Đỉnh điểm: Mẹ Đại Cát (cụ Đại Lợi) và em gái Đại Cát (bà Đại Hưng) biết tin này, cũng đòi được chia tài sản. Con gái Đại Cát là Thuý Trinh và người yêu cô (Hùng) là những thanh niên hăng hái tham gia lao động kiến thiết, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của nhà nước.

– Phần 5. Kết thúc: U Trinh – người làm công trong gia đình, tình cờ biết được chỗ hai ông bà Đại Cát giấu của, đã mách với Thuý Trinh và Hùng.

6. Giá trị nội dung

- Đoạn trích Giấu của tái hiện lại một góc nhỏ trong xã hội xưa, thể hiện sự xung đột giữa hiện thực và ý tưởng thông qua câu chuyện về một gia đình tư sản lâu đời. Quan đó thể hiện ý nghĩa sâu xa, châm biếm những thói hư tật xấu của xã hội.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thủ thuật trào phúng, ngôn ngữ đối thoại đỉnh cao.

- Xây dựng tình huống kịch đặc sắc.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Giấu của

1. Những điểm đặc sắc về lời chỉ dẫn trong vở kịch

- Tính ước lệ:

+ Sử dụng các chi tiết tượng trưng, ẩn dụ để thể hiện nội dung vở tuồng.

+ Sử dụng các động tác để thể hiện hành động và tâm trạng nhân vật.

-Tính dân gian:

+ Sử dụng các hình ảnh quen thuộc trong đời sống dân gian.

- Tính biểu cảm:

+ Sử dụng các chi tiết, hình ảnh, âm thanh để tạo hiệu ứng sân khấu ấn tượng.

+ Sử dụng ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh để tăng tính biểu cảm cho lời thoại.

=> Lời chỉ dẫn sân khấu trong "Giấu của - Lộng chương phần cảnh vào trò" đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, chủ đề và thể loại của vở tuồng. Lời chỉ dẫn sân khấu góp phần tạo nên hiệu ứng sân khấu ấn tượng, thu hút khán giả và truyền tải thông điệp của vở tuồng một cách hiệu quả.

Giấu của - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

2. Tình huống gây cười trong vở kịch

- Tình huống bất ngờ:

+ Ông Đại Cát và bà Đại Cát bàn bạc về việc giấu của cải. Tránh bị cụ cố phát hiện, loay hoay tìm chỗ giấu của cải.

- Hành động ngớ ngẩn:

+ Họ giấu vàng trong nồi canh, giấu bạc trong chăn bông, giấu tiền trong... quần áo.

=> Những hành động ngớ ngẩn của họ khiến cho tình huống trở nên hài hước.

- Lời nói ngộ nghĩnh:

+ Ông Đại Cát và bà Đại Cát nói năng lúng túng.

+ Họ sử dụng những lời nói ngộ nghĩnh để che giấu sự lo lắng của mình.

=> Những lời nói ngộ nghĩnh của họ càng làm tăng thêm tính hài hước cho tình huống.

- Tác dụng:

+ Tình huống hài hước giúp cho tác phẩm thêm sinh động và hấp dẫn.

+ Tình huống hài hước giúp châm biếm, sự tham lam, bủn xỉn của Ông Đại Cát và bà Đại Cát

+ Tình huống hài hước giúp thể hiện tính cách dí dỏm, hóm hỉnh của tác giả.

IV. Đọc tác phẩm Giấu của

Giấu của

(trích Quẫn)

Lộng Chương

CẢNH VÀO TRÒ

Bóng tối dày đặc.

Tiếng đồng hồ tích tắc như tiếng mọt đục trong đêm. Có tiếng động bước chân thận trọng, cánh cửa ngang “két” nhẹ. Một luồng ánh sáng đèn rọi vụt loé và chạy lướt chung quanh phòng, soi sáng từng mảng đồ đạc đủ các kiểu cổ kim đông tây... Rồi luồng sáng vươn lên tường, chiếu thẳng vào tấm ảnh bán thân một người đàn bà nạ dòng, cặp mắt trừng trừng nhìn thẳng, miệng loe một nụ cười ngây thộn: Ảnh bà Đại Cát.

Vẫn luồng ánh sáng ấy bỗng nhảy vọt sang tường đối diện, cắm thẳng vào tấm ảnh bán thân một người đàn ông đeo mục kỉnh (loang loáng trong kính ảnh) để râu vuông gọn tựa một đốt ngón tay đính giữa nhân trung, làm cho cái miệng ông ta như rúm lại, giống kiểu người chúm môi thổi sáo: Ảnh ông Đại Cát.

Tiếp đến là hai bóng người dắt tay nhau từ của ngang tối om, rón rén đi ra lượn quanh dưới hai tấm ảnh.

Hai bóng người đó chính là ông bà Đại Cát.

ÔNG ĐẠI CÁT – Bật lên tiếng cười như họ. Hụ! Hụ! Mợ xem... không suy suyển một li!

Luồng ánh sáng thu lại, chiếu thẳng vào hai người, soi rõ hai cặp chân đứng ríu vào nhau. Hai ống quần trắng của bà Đại Cát hơi rung rung.

BÀ ĐẠI CÁT – Cậu ạ... tôi thấy để đây... nó... nó lộ... lộ là!

ÔNG ĐẠI CÁT – Lộ gì? Hở mà kín, kín mà họ, không ai ngờ được!

BÀ ĐẠI CÁT – Thì cứ cất trong két ở ngay đầu giường mình có hơn không!

ÔNG ĐẠI CÁT - Để trong két, con Trinh nó mở ra luôn, có bao nhiêu nó biết cả,...

Đến lúc phải khai vốn, nó lại khai ra hết thì hỏng bét. Yên lặng một giây. Ơ hay... làm sao mẹ lại run cầm cập thể?

BÀ ĐẠI CÁT – Tôi... run đâu! Hai chân vẫn run

Cậu thử nghĩ xem còn giấu ở đâu kín hơn nữa không?

ÔNG ĐẠI CÁT - Không đâu hơn cả! Giấu đâu cũng không lọt được với cụ cố nhà này. Bà cụ lục lọi cả ngày...

BÀ ĐẠI CÁT – Cậu này... hay là treo nó lên buồng ngủ?

ÔNG ĐẠI CÁT - Treo ai lên buồng ngủ?

BÀ ĐẠI CÁT – Treo cậu và tôi...

ÔNG ĐẠI CÁT – Sao lại treo mợ và tôi lên buồng ngủ?

BÀ ĐẠI CÁT – Là tôi bảo treo hai cái ảnh ấy chứ!

ÔNG ĐẠI CÁT - À... Không được!

Ảnh đang treo ở dưới này lại vác lên đấy, có khác gì lạy ông tôi ở đây không?

Cứ để ngay trước mắt thiên hạ... thế mới cao tay. Họ không công tự hợp doanh ảnh của mình đâu!

BÀ ĐẠI CÁT – Hay là đem chôn?

ÔNG ĐẠI CÁT – Chôn? Chôn mợ và tôi ấy à?

BÀ ĐẠI CÁT – Khảo khỉ! Là chôn... cái khoản kia ấy chứ

ÔNG ĐẠI CÁT – Không được! Chôn xuống đào lên linh kinh, nhớ con U Trinh nó biết...

BÀ ĐẠI CÁT – Lưỡng lự một giây. Cậu này... Thế còn vòng xuyến tư trang có đúng là...

ÔNG ĐẠI CÁT - Đúng rồi... Tu trang không phải là vốn kinh doanh, không sợ! Luồng ánh sáng đèn chạy vút qua hai tấm ảnh.

BÀ ĐẠI CÁT – Thế cậu cho nốt chỗ này vào... Dúi cao tay chồng một gói nhỏ.

ÔNG ĐẠI CÁT – Đua đây. Cầm gói. Mợ khiêng với tôi cái kỉ, để tôi trèo...

Hai người khiêng lúng túng, khiến ông Đại Cát đánh rơi đèn. Cửa phòng tối mù.

BÀ ĐẠI CÁT – Buột miệng kêu to. Ối trời ơi... Làm sao thế này?

ÔNG ĐẠI CÁT - Suỵt! Im... khẻ chứ. Mợ định đánh thức cả nhà dậy đấy à?

BÀ ĐẠI CÁT - Nhưng tối quá cậu ơi... Đèn đâu... bấm lên.

ÔNG ĐẠI CÁT - Đang mở đây. Đậu mất rồi không biết?

BÀ ĐẠI CÁT – Mất gì? Mất à?

Hai người cùng mò, đâm phải nhau.

ÔNG ĐẠI CÁT – Khỉ!

Đứng yên để người ta mò thì không, cũng lại bỏ ra... để mà tru lên thế...

Bà Đại Cát vẫn quờ quạng, sờ phải mặt chồng.

ÔNG ĐẠI CÁT – Cũng rú lên. Úi trời... Cào cả vào mặt người ta rồi.

Mợ ngồi im đấy, để tôi bật đèn lên vậy.

Dò điểm ra chỗ bật điện, Đèn ống nhấp nháy, rồi bùng lên, Ánh sáng xanh lè, Bà Đại Cát vẫn còn phủ phục dưới đất. Hai vợ chồng mặc quần áo ngủ, lếch thếch, trông đến thiểu não.

ÔNG ĐẠI CÁT - Ô hay, mợ còn phục vị ra đấy làm gì nữa?

BÀ ĐẠI CÁT – Lẩy bẩy chống gối đứng dậy. Cái gối... đâu?

ÔNG ĐẠI CÁT - Đây! Tôi giữ thì mất làm sao được mà mợ lo! Nhặt đèn bấm.

BÀ ĐẠI CÁT – Ngồi phịch xuống sập, cao lại mái tóc, tuy còn run

Ối chao ơi, sung sướng quá! Đang buôn đang bán thì đùng đùng chuyển hướng cơ. Cậu làm khổ lây cả tôi.

ÔNG ĐẠI CÁT – Nheo mắt nhìn vợ. Lại sắp sửa...

BÀ ĐẠI CÁT – Nặng giọng. Sắp sửa làm sao?

ÔNG ĐẠI CÁT – Nói chứ... mợ chẳng khác gì thằng mù sờ voi chỉ thấy cái đuôi.

Tình hình mậu dịch quốc doanh bành trưởng như thế, các luồng hàng đều tập

trung quản lí như thế, mẹ bảo còn tung hoành buôn bán như trước làm sao được

nữa mà không chuyển sang sản xuất. Đến sừng sỏ như tay bác Tứ Hải, buôn bán

khét tiếng xưa nay, đã từng chọi cả với nhà buôn Pháp mà cũng còn phải chịu phép

đóng cửa hiệu, hùn vốn làm nhà máy da... nữa là mình

BÀ ĐẠI CÁT – Thế bây giờ mới công tư hợp doanh bằng hết.

ÔNG ĐẠI CÁT – Vẻ khó chịu. Ô là là... mợ chẳng hiểu gì cả!

BÀ ĐẠI CÁT – Dằn đỗi. Phải, tôi không hiểu. Cứ như vợ chồng Đại Hưng thế mà khôn. Buôn bán cầm chừng rồi rút dần vốn về, găm chặt vào lung, thế mà lại hay

ÔNG ĐẠI CÁT – I lay à? Cái trò thấu cáy không bịt mắt được ai đâu. [...]

Vừa lúc ông có tiếng động lạch cạch bên trong cm. Bà Đại Cát nắm lấy tay chồng.

BÀ ĐẠI CÁT – Cái gì thế? Im lặng, lại lịch kịch.

Khéo không con U Trinh... nó rình... đấy.

Ông Đại Cát xua tay, gật gật, rón rén đi tới của ngang, khe khẽ nắm quả điểm, mở nào

một cái bất ngờ. Không có ai, bên trong tối om. Bà Đại Cát trùng trùng theo dõi. Ông Đại Cát trù trừ đứng nhìn vào trong tối một giây, rồi cương quyết bật đèn bước vào. Bỗng ông giật thót người, nhảy lùi lại. Bà Đại Cát đứng bật lên.

BÀ ĐẠI CÁT – Cái gì thế... cậu?

ÔNG ĐẠI CÁT - Cười gượng. Hệ, hề... con chuột to quá.

Đúng lúc đó, chiếc đồng hồ treo rung nhẹ nhẹ và dõng dạc reo bốn tiếng. Hai vợ chồng Đại Cát đứng lặng nghe đến tiếng ngân cuối của đồng hồ.

ÔNG ĐẠI CÁT – Bàng hoàng. Sắp sáng rồi... Tự thấy sự thất thần của mình, vật liệu lại vẻ cứng cỏi. Ô hay, sao mình lại hốt hoảng thế nhỉ? Phải giấu nốt chỗ này đi chứ.

Giơ gói cầm ở tay.

Mợ ra đứng canh con U Trinh ở cửa ngang để tôi làm...

BÀ ĐẠI CÁT – Chưa định thần. Cậu ạ... hay là để... mai xem sao...

ÔNG ĐẠI CÁT – Còn xem gì nữa. Mai con Trịnh nó về rồi đấy.

Không, không nhanh tay lên, nhớ đợt thí điểm này mà xong, các ông ấy lấn công

ào ạt cho một trận, thì lại trở tay không kịp... Thôi, mợ cứ ra canh đi...

BÀ ĐẠI CÁT – Nhưng tôi đứng một mình ngoài ấy, tôi sợ lắm!

ÔNG ĐẠI CÁT – Sợ gì? Ô hay...

BÀ ĐẠI CÁT – Hay lôi đóng của lại, tôi đúng canh ở bên trong?

ÔNG ĐẠI CÁT – Bật cười. Khi ơi là khi! Thôi cũng được, mở ra đóng cửa lại.

Bà Đại Cát rộn rén đi ra cửa ngang...

BÀ ĐẠI CÁT – Nửa chừng quay lại. Cậu này...

ÔNG ĐẠI CÁT - Đang định bê cái kẻ đi. Cái gì nữa?

BÀ ĐẠI CÁT – Ảnh tôi và ảnh cậu xếp chật cả rồi, còn nhét vào đâu được nữa?

ÔNG ĐẠI CÁT - U nhi!

Nhìn lên hai cái ảnh sau nghĩ. Nhìn ra chung quanh. Dừng lại trước tấm ảnh cụ Đại Lợi to tướng, ngồi trên ghế hành lần tràng hạt.

Được rồi, cho vào ảnh mẹ... Rỡn.

Được thêm bà lão làm thần giữ của càng vững! Đây cơ. Mợ ra đóng cửa lại.

Bà Đại Cát lại nôn nén đi ra cầu ngang, nhè nhẹ đóng cửa lại.

ÔNG ĐẠI CÁT - Ngắm lướt tấm ảnh mẹ treo giữa nhà, trên cái tủ chẽ, rồi quay lại bảo có sắc giọng lại hiển.

Tắt đèn đi... sáng quá.

Bà Đại Cứt như một cái máy, quà tuy tắt đèn, căn phòng trở lại tôi xem. Hai bóng trắng vợ chồng Đại Cát chập chờn trong đêm dày đặc. Luồng ánh sáng đèn đợi loé lên vàng ta cắm thẳng vào tấm ảnh cụ Đại Lợi. Tấm ảnh chơi vơi giữa khoảng không với đôi mi chịu xệ và cặp mắt quằm quặp.

Màn từ từ hạ. Tết cảnh vào trò.

(Nhiều tác giả, Nhà hoạt động sản khấu Lộng Chương – Sống để cho đi, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2021, tr. 15 – 21)

V. Văn mẫu

Đề : Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết hài hước trong đoạn trích Giấu của.

Đoạn trích Giấu của là một vở hài kịch tiêu biểu của nhà văn Lộng Chương. Chi tiết hài hước xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, góp phần tạo nên tiếng cười vui nhộn và châm biếm sâu cay đối với xã hội miền Bắc trong những năm 60, thế kỉ XX, được thể hiện qua những lời đối thoại gây cười của nhân vật. Trong lúc tìm nơi để giấu của cải, ở hai nhân vật có những lời thoại: Bây giờ giấu của cải ở đâu?; Hay là giấu trong nồi canh?; Không được, bà Phán có thể ăn hết! Vậy giấu trong chăn bông?; Vậy... Giấu trong quần áo? Được! Cứ giấu trong quần áo! Những lời thoại hài hước giúp cho tác phẩm thêm sinh động và hấp dẫn, đó là một điểm sáng góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Nó châm biếm những thói hư tật xấu của xã hội đồng thời thể hiện tính cách dí dỏm, hóm hỉnh của tác giả. Điều này tạo bầu không khí vui nhộn, giúp giảm bớt căng thẳng, mang đến tiếng cười sảng khoái, giúp người đọc giải trí. Châm biếm sâu cay hơi bày bản chất tham lam, hèn nhát, thiếu bản lĩnh của tầng lớp quan lại. Qua đó thể hiện tài năng của tác giả với khả năng xây dựng nhân vật hài hước, sinh động, khả năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế, châm biếm sâu cay. Lời thoại hài hước là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của tác phẩm Giấu của.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá