Văn bản Nhân vật quan trọng - N. Gô-gôn - Nội dung, tác giả, tác phẩm

1.4 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Nhân vật quan trọng Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Nhân vật quan trọng lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Nhân vật quan trọng - Ngữ văn 12

I. Tác giả N. Gô-gôn

Văn bản Nhân vật quan trọng - N. Gô-gôn - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- N. Gô-gôn (1809 – 1852), là nhà văn, nhà soạn kịch, nhà phê bình văn học người Nga gốc U-Crai-na. Được coi là “ông hoàng của tiếng cười Nga”.

- Ông đã thành công trong việc biến văn học thành vũ khí cải tạo cuộc sống, giáo dưỡng thẩm mỹ, nâng cao ý thức công dân, thanh lọc đạo đức con người.

- Tiếng cười của ông dí dỏm, có duyên và đa dạng, từ châm biếm sắc bén đến hài hước nhẹ nhàng và trữ tình tinh tế, vừa miêu rả sinh động cuộc sống thường nhật, vừa thấm đẫm triết lí nhân sinh cao cả.

II. Tìm hiểu văn bản Nhân vật quan trọng

1. Thể loại

- Tác phẩm Nhân vật quan trọng thuộc thể loại: Hài kịch.

2. Xuất xứ

- Ni-cô-lai Gô-gôn, Quan thanh tra, Vũ Đức Phúc dịch, NXB Lao động – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2009, tr.62 – 69.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Tóm tắt Nhân vật quan trọng

Câu chuyện kể về tay công chức quèn hết tiền, lang thang đến một thị trấn miền Nam và bị tưởng nhầm là quan thanh tra từ thủ đô Peterburg đi thị sát. Đám quan lại ở đây, vốn là những kẻ bất tài, tham quyền, cậy chức, sách nhiễu dân chúng, từ thị trưởng, chánh án, viện trưởng tế bần, nhà kiểm học, chủ sự bưu vụ cho đến các bộ phận giúp việc cho quan... đều tỏ ra kinh hãi. Họ tìm mọi cách để tiếp cận “quan thanh tra”, mua chuộc, hối lộ. Họ còn tranh thủ nói xấu, tố cáo nhau để tâng công.

5. Bố cục Nhân vật quan trọng

- Phần 1 (từ đầu đến được ai ủy nhiệm như vậy): Thông báo về sự thật đằng sau bức thư mà tên thanh tra “dởm” để lại.

- Phần 2 (tiếp đến Pê-téc-bua): Cuộc trò chuyện giữa các nhân vật xoay quanh nội dung bức thư ấy.

- Phần 3 (đoạn còn lại): Những mất mát của tất cả bọn quý tộc khi bị tên thanh tra dởm lừa.

6. Giá trị nội dung

- Toàn cảnh những tên quan chức thay phiên nhau trình diện “Quan thanh tra dởm”, cùng thói nịnh bợ, đút lót. Qua đó phê phán sự thối nát của xã hội đương thời.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thủ pháp trào phúng tài tình.

- Xây dựng sự kiện kịch, cùng tình huống kịch đặc sắc.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Nhân vật quan trọng

1. Nhân vật Khơ-lét-xta-cốp

- Khoe khoang về chiến công: chém chết 18 tên Thổ Nhĩ Kỳ, đánh nhau với gấu

- Khoe khoang về việc mình có nhiều tiền bạc, nhiều bạn bè và có nhiều mối quan hệ với quan chức.

=> Lời khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp đã vô tình tiết lộ danh tính thực sự của anh: một viên chức bần cùng, thiếu tự tin và khát khao được tôn vinh và công nhận. Hành động này cũng phản ánh sự không hài lòng của anh đối với bối cảnh xã hội Nga thời đó, nơi mà bất công và sự suy thoái là điều thường thấy.

- Khơ-lét-xta-cốp là một tay nhân viên quèn, đến thị trấn để nghỉ ngơi nhưng lại cùng lúc thị trấn đó đang được đồn đoán sắp có một thanh tra đến thị sát. Họ sợ những hành vi của họ bị phanh phui và Khơ-lét-xta-cốp tình cờ nghe đc điều này nên đã tỏ ra kiêu căng và hống hách.

2. Thái độ của quan viên chức

- Thái độ của Thị trưởng và các quan chức trước sự vênh vang, kiêu ngạo của Khơ-lét-xta-cốp là minh chứng cho sự thối nát và bất công trong xã hội Nga hoàng.

- Họ được mô tả như những kẻ tham lam, ích kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không để ý đến cộng đồng hoặc quốc gia.

- Khi Khơ-lét-xta-cốp bỏ trốn, họ quay trở lại cuộc sống bình thường mà không hề có sự ăn năn về hành động của mình.

IV. Đọc tác phẩm Nhân vật quan trọng

Nhân vật quan trọng

(trích Quan thanh tra)

Ni – cô – lai Gô – gôn (Nikolai Gogol)

HỒI III

LỚP VI

(Các vai trên, thêm An-na An-trẻ-ép-na và Ma-ri-a An-tô-nốp-na)

THỊ TRƯỞNG - Xin giới thiệu gia đình tôi: Dây là nhà tôi và cháu gái.

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP (cúi chào) – Thưa bà, tôi rất sung sướng được cái hân hạnh đặc biệt gặp bà

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA - Dạ, chúng tôi còn vui mừng hơn khi được gặp một người như lớn ông...

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP (điệu bộ giả tạo) – Xin lỗi bà, trái hẳn lại, tôi mới là người vui mừng hơn.

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA - Dâu phải thế! Ông nói như thế thực là quá khen chúng tôi. Xin rước ông ngồi ạ!

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP - Được đúng bên cạnh bà đã là hạnh phúc lắm rồi; nhưng nếu bà muốn thì tôi xin phép ngồi ạ. Được ngồi gần bà tôi sướng quá đấy ạ.

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA – Xin lỗi ông, quả thực tôi không dám nhận những lời khen của ông. Ông quen ở thủ đô, nay phải đi Vôi-a-gi-rốp-ca", chắc khó chịu lắm đấy nhỉ?

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP – Thực khó chịu quá sức tưởng tượng. Tôi quen sống trong cái xã hội thượng lưu, vậy mà bỗng phải đi đường xa: nào hàng quán bẩn thỉu, nào dân đen ngu dốt tối tăm... Xin thú thực là nếu không gặp được dịp may mắn như thế này... (nhìn kĩ An-na An-đrê-ép-na và làm điệu bộ giả tạo trước mặt mụi), nó đền bù lại tất cả...

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA – Như vậy quả thục ông phải vất vả, khó chịu nhiều lắm.

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP - Nhưng thua bà, trong giờ phút này, tôi lại thấy rất dễ chịu.

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA – Ông cứ nói quá! Ông làm vinh dự cho tôi nhiều lắm, tôi thật không xứng chút nào.

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP – Vì lẽ gì không xứng kia ạ? Thưa bà, bà rất xứng đáng

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA – Tôi ở chốn quê mùa.

KHO-LÉT-XTA-CỐP – Nhưng, thưa bà, thôn quê cũng có những dòng sông nhỏ, những trái đổi xinh chứ, tất nhiên ai lại đi so sánh thôn quê với Pê-téc-bua! Chà, Pê-téc-bua! Thục đấy, đời sống ở thủ đô sao mà... Có lẽ bà tưởng tôi là một anh chàng thư kí nhì nhằng? Không, quan vụ trưởng là bạn thân với tôi đấy. Ngài vỗ vai tôi thế này, nói: “Người anh em, lại đằng nhà ăn với mình!”. Mỗi ngày tôi chỉ đến vụ có hai phút, đủ để ra lệnh làm như thế này, làm như thế kia! Ở đấy đã có một viên công chức, một anh thạo việc bàn giấy, cứ cầm bút một cái xoạch, xoạch... thảo nhu bay tất cả công văn cho tôi. Họ muốn cử tôi làm quan phó đoàn tuyển cử". Nhưng tôi nghĩ nhận chúc ấy làm quái gì.

Lại còn một thằng hầu lúc nào cũng cầm bàn chải chạy theo khi tôi lên cầu thang “Ông I-van A-lếch-xan-đrô-vích, ông cho phép con đánh hầu ông” (Nói với viên thị trưởng). Kìa, sao các ông lại đứng thế? Xin mời các ông ngồi!

THỊ TRƯỞNG - Dạ, theo ngạch bậc, chúng tôi phải đúng ạ.

ÁC-TÊ-MI PHI-LÍP-PÔ-VÍCH – Chúng tôi đứng cũng được ạ.

LU-CA LU-KÍCH - Ông cứ mặc chúng tôi, xin đừng bận tâm ạ.

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP – Không cần ngạch bậc, lễ nghi gì cả. Mời các ông cứ ngồi. (Thị trưởng và cả bọn ngồi). Tôi không thích lễ nghi phiền phức đâu nhé: trái lại, bao giờ tôi cũng cố tìm cách lẩn tránh cho không ai biết mình. Nhưng không tài nào lẩn tránh được chứ lị, không biết làm cách nào! Tôi vừa có mặt ở đâu, đã thấy có người nói: “Kìa ông I-van A-lếch-xan-đrô-vích đi kia kìa”. Có lần họ lại tưởng tôi là tổng tư lệnh. Thế là bọn lính từ trong bốt vội vàng nhảy xổ ra, bồng súng chào. Sau đó viên sĩ quan vốn biết tôi lắm, nói với tôi rằng: "Kìa, người anh em, thế mà bọn mình cứ tưởng lầm đằng ấy là tổng tư lệnh”.

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA – Thế kia đấy!

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP – Tôi quen nhiều đào hát lắm. Vì tôi cũng có đi xem nhiều vở ca kịch vui... Tôi thường gặp các nhà văn. Tôi là bạn cánh hấu của Pu-skin (Pushkin). Nhiều lần tôi bảo hắn là: “Thế nào người anh em Pu-skin?”. Hắn ta trả lời: “Bình thường, người anh em ạ, vẫn như mọi khi thôi”... Hắn là con người rất độc đáo.

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA – Như vậy là ông cũng viết văn nữa kia à? Làm nhà sáng tác chắc thú vị lắm thì phải. Chắc ông cũng gửi bài đăng trên các tạp chí chứ?

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP – Phải, tôi cũng có cho đăng trên tạp chí nhiều bài. Tôi viết nhiều tác phẩm lắm: Đám cưới chừng Phi-ga-rô (Figaro), Rô-be (Robe) con quỷ, Noóc-nu (Normu), Tôi không nhớ tên nhiều tác phẩm khác. Tôi viết mọi tác phẩm cũng là do tình cờ thôi. Tôi có muốn đâu, nhưng ban giám đốc nhà hát bảo tôi: “Người anh em, làm ơn viết cho tôi cái gì đi chứ!". Tôi nghĩ thầm: “Được lắm, người anh em ạ”. Thế rồi hình như chỉ một buổi tối là tôi viết xong tất cả, ai cũng phải kinh ngạc. Tôi suy nghĩ thực dễ dàng lạ lùng. Tất cả những tác phẩm kí tên nam tước Brăm-bê-út, Chiến hạm Hi vọng, Điện tín Mát-xcơ-va (Moska).... tất cả đều do tôi viết.

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA - Vậy ra ông là nam tước Brăm-bê-út à?

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP – Cố nhiên: tôi chữa thơ cho tất cả bọn họ. Thằng Xmiếc-đin (Smirdin) phải tặng tôi bốn chục nghìn rúp để tôi làm việc ấy cho nó đấy.

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA – Như vậy, đúng ông là tác giả cuốn lu-ri Mi-lốt-xláp-xki (Yuri Miloslavsky) rồi.

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP – Phải, đó là sáng tác của tôi.

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA – Tôi đoán đúng ngay mà.

MA-RI-A AN-TÔ-NỐP-NA – Kìa, mợ ơi, cuốn ấy có ghi rõ lên tác giả là Da-gốt-xkin cơ mà!

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA – Dấy, thấy chưa, tạo biết mà, đến ở đây mà mày cũng sắp cãi đấy.

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP – Ờ đúng đấy, chính Da-gốt-xkin là tác giả cuốn sách đó, nhưng còn một cuốn lu-ri Mi-lốt-xp-xki khác nữa kia, cuốn ấy mới là của tôi.

AN-NA AN-ĐRÊ-ÉP-NA - Vậy cuốn tôi đọc đúng là cuốn ông viết đấy. Ông viết hay quá đi mất thôi!

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP – Thú thật là tôi sống bằng nghề văn đấy. Tôi có cái nhà đẹp nhất ở Pê-téc-bua. Ai cũng biết: nhà của ông I-van A-lếch-xan-đrô-vích (Nói với cả bọn). Các ông ạ, sau này nếu có dịp các ông đến Pê-téc-bua mời các ông vui lòng lại chơi, lại chơi nhà tôi. Tôi cũng hay mở những cuộc khiêu vũ gia đình lắm.

AN-NA AN-DRÊ-ÉP-NA: Tôi chắc rằng những cuộc khiêu vũ do ông mở, tráng lệ huy hoàng không thể tả được.

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP – Còn phải nói! Này nhé, thí dụ, trên bàn, tôi cho bày một quả dưa hấu đáng giá bảy trăm rúp, Xúp nấu xong để nguyên trong xoong từ thành Pa-ri nước Pháp được chở thẳng sang bằng tàu thuỷ, khi mở nắp xoong ra, hơi bốc lên nghi ngút chưa từng thấy ở trên đời này. Ngày nào tôi cũng dự những cuộc khiêu vũ. Rồi thì chúng tôi họp nhau chơi bài câm, quan thượng thư Bộ ngoại giao, các vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Anh, nước Pháp, nước Đức” và tôi. Chơi có thể nói là một lũ đi như sắp chết mới thôi. Khi về nhà, chạy nhanh lên tầng gác thứ tư, chỉ kịp nói với mụ đầu bếp: “Này, Ma-ru-xca (Maruska), đưa áo khoác đây". Tôi nói lảm nhảm gì ấy nhỉ? À, quên mất, tôi ở ngay gác hai. Chỉ có mỗi một cầu thang để leo lên thôi... Mỗi khi tôi ngủ dậy, ai mà ghé nhìn chỗ hành lang nhà tôi thì sẽ thấy lạ lắm. Bá tước, hoàng thân lúc nhúc xô đẩy nhau, nói lào xào nhưng ấy, chỉ nghe thấy tiếng già... giề... giề... Đôi khi có cả quan thượng thư... (Thị trưởng và mọi người khác khiến núm đứng cả dậy). Họ viết thư cho tôi đề: “Kính gửi cụ lớn”. Có lần tôi điều khiển cả một vụ. Câu chuyện kể cũng lạ: một hôm quan vụ trưởng biến đi đâu mất, không ai biết là đi nơi nào. Cố nhiên thế là mọi người bàn tán xôn xao: ai thế chân bây giờ? Vô số anh nguyên soái cũng muốn tấp tểnh leo lên, nhung, xin các anh, khó lắm, không cáng đáng được đâu. Mới nhìn tưởng dễ nhưng di sâu vào xem, chà, hắc búa lắm! Không biết làm cách nào, họ phải cây cục tìm đến tôi. Thế là lập tức ngoài phố nhan nhản những phái viên được cử đến chỗ tôi, hết phái viên, phái viên lại phái viên,... các ông thử tưởng tượng xem, có đến ba vạn năm nghìn phái viên, hoàn cảnh khó xử quá, tôi xin hỏi các ông làm thế nào? Họ nói “I-van A-lếch-xan-đrô-vích, xin mời ông ra điều khiển vụ ngay”. Thú thật là lúc ấy tôi cũng hơi bối rối, mặc cả quần áo ngủ ra tiếp, định bụng từ chối, nhung lại nghĩ nếu mình làm thế thì việc sẽ đến tại hoàng thượng; rồi công việc làm ăn của mình lại...

Thế là tôi nói: “Thưa các ngài, được, xin vui lòng, tôi nhận nhiệm vụ, tôi nhận, làm thì làm, tôi nhận, nhưng đối với tôi ấy à, không lơ mơ đậu nhé, không. Tôi để ý đấy nhé! Tôi...”. Mà thật, khi tôi qua bên vụ, thật đúng như động đất ấy, tất cả mọi người đều sợ, cứ run bắn người lên như chiếc lá ấy. (Thị trưởng và mọi người đều run cầm cập vì hoảng sợ; Kho-lét-xiu-cấp cùng nói cùng Hằng). Hừ! Tôi không thích dừa đâu nhé.

Tôi làm cho tất cả bọn chúng nó khiếp vía lên. Ngay đến Quốc vụ viện còn phải hãi tôi kia. Chứ sao? Tôi thế. Tôi chả xem thằng nào là gì... Tôi nói với tất cả bọn họ: tự tôi biết tôi là ai, tự tôi. Đâu cũng tôi, đâu cũng tôi.

Ngày nào tôi cũng vào trong điện. Chỉ mai kia là tôi sẽ được thăng đại thống ch…

(Trượt chân, suýt ngã xuống sàn, nhưng cả bọn công chức kính cẩn đỡ y lên).

THỊ TRƯỞNG (lại gần, toàn thân run cầm cập, cố gắng lắp bắp) – Hù... hì... qua... qua... qua... qua...

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP (nói nhanh dõng đục) – Cái gì?

THỊ TRƯỞNG – Hừ hừ... qua... qua... qua... qua ...

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP (vẫn nói với giọng cũ) – Tôi chẳng hiểu gì cả? Ông nói lặng những cái gì ấy.

THỊ TRƯỞNG - Qua... qua... qua... quan lớn ngài có muốn nghỉ ngơi không ạ? Buồng đây ạ, có đủ mọi thứ cần dùng

KHƠ-LÉT-XTA-CỐP – Thật dấm đó, nghỉ với chẳng ngơi. Ừ thì nghỉ, xin sẵn sàng... Các ông ạ, bữa ăn vừa rồi khá lã... ắm... Tôi bằng lòng lắm. Tôi bằng lòng lắm. Cá thu nạc muối ngon tuyệt, cá thu nạc muối ngon tuyệt!

Đi ra, vào buồng bên cạnh, thị trưởng theo sau.

(Ni-cô-lai Gô-gôn, Quan thanh tra, Vũ Đức Phúc dịch", NXB Lao động – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009, tr. 62 – 69)

V. Văn mẫu

Đề : Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về cách khắc phục "thói Khơ-lét-xta-cốp".

Thói khoác lác, hay nói dối để tô vẽ bản thân, là một tệ nạn tồn tại dai dẳng trong xã hội. Nó như một rào cản ngăn con người hướng đến giá trị chân thực, làm xói mòn niềm tin và gây tổn hại đến các mối quan hệ. Khắc phục thói khoác lác là một quá trình lâu dài và cần sự chung tay của tất cả mọi người, từ bản thân mỗi cá nhân, gia đình, cho đến cộng đồng.Tại sao cần khắc phục thói khoác lác? Thói khoác lác mang lại nhiều hậu quả tiêu cực. Nó làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của bản thân, khiến người khác mất niềm tin, xa lánh và khinh miệt. Lời nói dối có thể che giấu sự thật trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến sự vỡ lở, gây tổn hại đến các mối quan hệ và ảnh hưởng đến tâm lý của người nói dối. Làm thế nào để khắc phục thói khoác lác? Từ bản thân mỗi người - Nâng cao nhận thức, Hiểu rõ tác hại của thói khoác lác, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hình ảnh bản thân. Rèn luyện tính trung thực: Luôn nói sự thật trong mọi tình huống, hướng đến lối sống chân thành và chính trực.Tự tin vào bản thân: Nhận thức giá trị thực sự của bản thân, không cần dùng lời nói dối để che giấu sự tự ti hay thiếu sót. Từ gia đình - Giáo dục con cái: Cha mẹ cần giáo dục con về tầm quan trọng của sự trung thực, tạo môi trường cởi mở để con chia sẻ và bộc lộ bản thân một cách chân thành. Khuyến khích con phát triển tính cách: Giúp con xây dựng sự tự tin, bản lĩnh, không cần dựa vào lời nói dối để khẳng định bản thân. Từ xã hội - Xây dựng môi trường sống Xây dựng môi trường đề cao sự trung thực, liêm khiết, tạo động lực cho mọi người sống tốt đẹp và chân thành. Khuyến khích hành động tốt đẹp: Khen ngợi và khích lệ những hành động trung thực, phê bình và lên án những hành vi gian dối, khoác lác. Khắc phục thói khoác lác là một hành trình dài cần sự chung tay của tất cả mọi người. Hãy cùng nhau xây dựng một xã hội nơi mà sự trung thực được đề cao, nơi mỗi người đều tự tin vào giá trị bản thân và trân trọng những lời nói chân thành.

Đánh giá

0

0 đánh giá