Văn bản Bến trần gian - Lưu Sơn Minh - Nội dung, tác giả, tác phẩm

1.5 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Bến trần gian Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Bến trần gian lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Bến trần gian - Ngữ văn 12

I. Tác giả Lưu Sơn Minh

Văn bản Bến trần gian - Lưu Sơn Minh - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Lưu Sơn Minh sinh năm 1974 tại thành phố Hà Nội, thành công nổi bật với những truyện viết vể để tài lịch sử.

- Các tác phẩm chính: Mưa sâm cầm (tập truyện ngắn, 1999), Trần Quốc Toản (tiểu thuyết, 2006), Trần Khánh Dư (tiểu thuyết, 2016).

II. Tìm hiểu văn bản Bến trần gian

1. Thể loại

- Tác phẩm Bến trần gian thuộc thể loại: Truyện ngắn.

2. Xuất xứ

- Lưu Sơn Minh, Mưa sâm cầm, NXB Văn học, Hà Nội, 2002, tr.57 – 67.

3. Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn đầu tay Bến trần gian viết trên giảng đường trường Y được giải Cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội 1992 – 1994.

4. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

5. Ý nghĩa nhan đề Bến trần gian

- Bến trần gian - không chỉ là một khung cảnh vật lý mà còn là biểu tượng đậm chất nhân văn, đựng đầy những ý nghĩa sâu xa về cuộc sống và sự tồn tại của con người. Đó là nơi mà cuộc hành trình của con người trải qua, từ gặp gỡ đến chia ly, từ niềm vui đến nỗi buồn, qua muôn vàn cung bậc cảm xúc và những thử thách đầy cam go, từ đó giúp họ trưởng thành và trở nên mạnh mẽ hơn.

- Bến trần gian - nơi để nhớ về những người đã hy sinh, làm động lực để thế hệ sau nắm vững trách nhiệm và ý nghĩa của cuộc sống. Tại đây, con người có thể tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ và tiếp thêm sức mạnh từ những người xung quanh. Bến trần gian là nơi để gìn giữ niềm tin vào một cuộc sống đẹp đẽ và hy vọng vào một tương lai tươi sáng.

6. Tóm tắt Bến trần gian

Tác phẩm “Bến trần gian” thể hiện những suy tư sâu sắc của tác giả Lưu Minh Sơn về đời sống tâm linh của con người từng trải qua nhiều mất mát vì chiến tranh. Qua tác phẩm, tác giả ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người như lòng dũng cảm, sự hy sinh, niềm tin vào cuộc sống và lòng vị tha. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ mong muốn về một thế giới hòa bình và hạnh phúc.

7. Bố cục Bến trần gian

- Phần 1 (từ đầu đến đò ơi..đò): tiếng gọi đò với những nỗi niềm đau thương gợi ra.

- Phần 2 (tiếp theo đến...sụm xuống): ý nghĩa của biểu tượng bến trần gian.

- Phần 3 (đoạn còn lại): sự tưởng nhớ về những người đã hi sinh.

8. Giá trị nội dung

- Tác phẩm thể hiện những suy tư sâu sắc của tác giả Lưu Minh Sơn về đời sống tâm linh của con người từng trải qua nhiều mất mát vì chiến tranh.

- Qua đó, tác giả ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người như lòng dũng cảm, sự hy sinh, niềm tin vào cuộc sống và lòng vị tha. Đồng thời, cũng bày tỏ mong muốn về một thế giới hòa bình và hạnh phúc.

9. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, sinh động.

- Sử dụng các yếu tố kì ảo đặc sắc.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Bến trần gian

1. Ý nghĩa biểu tượng của bến trần gian

a. Bến trần gian - không gian đặc biệt

- Bến là nơi gặp gỡ, chia ly, là ranh giới giữa hai thế giới: hiện tại và vĩnh hằng.

- Bến trần gian là nơi con người gặp gỡ, trò chuyện với những người lính đã hy sinh.

- Không gian bến mang đậm màu sắc huyền ảo, linh thiêng.

b. Bến trần gian - biểu tượng cho cuộc đời

- Bến là nơi con người trải qua muôn vàn cung bậc cảm xúc: vui, buồn, sướng, khổ.

- Bến là nơi con người đối mặt với những thử thách, gian nan.

- Bến là nơi con người học cách trưởng thành, vượt qua chính mình.

c. Bến trần gian - biểu tượng cho sự hy sinh

- Bến là nơi ghi dấu những hy sinh thầm lặng của những người lính.

- Bến là nơi tưởng nhớ, tri ân những người đã ngã xuống vì độc lập tự do.

- Bến là lời nhắc nhở về trách nhiệm của thế hệ sau đối với những người đã khuất.

d. Bến trần gian - biểu tượng cho niềm tin vào cuộc sống

- Bến là nơi con người tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ.

- Bến là nơi con người tiếp thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khăn.

- Bến là nơi con người giữ gìn niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp.

e. Bến trần gian - biểu tượng cho sự bất tử

- Bến là nơi con người gặp gỡ những người đã khuất, nhưng họ vẫn sống trong lòng mọi người.

- Bến là nơi con người gửi gắm niềm tin vào sự bất tử của tâm hồn.

- Bến là nơi con người hướng đến một tương lai tốt đẹp.

Bến trần gian - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

2. Những suy tư của tác giả về đời sống tâm linh

a. Nỗi ám ảnh về chiến tranh

- Chiến tranh đã để lại những vết thương lòng sâu sắc cho con người, đặc biệt là những người lính.

- Họ phải chứng kiến sự hy sinh của đồng đội, người thân, và bản thân họ cũng phải chịu đựng những đau đớn về thể xác và tinh thần.

- Nỗi ám ảnh về chiến tranh khiến họ luôn sống trong lo âu, sợ hãi và dằn vặt.

b. Nỗi khát khao bình yên

- Sau chiến tranh, con người khao khát được sống trong hòa bình, được hàn gắn những vết thương lòng và xây dựng lại cuộc sống.

- Họ mong muốn được sum họp bên gia đình, được yêu thương và chia sẻ.

- Nỗi khát khao bình yên là động lực để con người vượt qua những khó khăn và tiếp tục sống.

c. Niềm tin vào cuộc sống

- Mặc dù trải qua nhiều mất mát, con người vẫn giữ niềm tin vào cuộc sống.

- Họ tin rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, và họ sẽ có cơ hội để bù đắp những gì đã mất.

- Niềm tin vào cuộc sống giúp con người có thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách và hướng đến tương lai.

d. Lòng vị tha và sự bao dung

- Sau chiến tranh, con người có xu hướng vị tha và bao dung hơn.

- Họ sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và giúp đỡ những người gặp khó khăn.

- Lòng vị tha và sự bao dung giúp con người xích lại gần nhau hơn và cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

e. Suy tư về kiếp nhân sinh

- Chiến tranh khiến con người suy ngẫm về kiếp nhân sinh, về giá trị của cuộc sống.

- Họ nhận ra rằng cuộc sống ngắn ngủi và quý giá, và họ cần trân trọng từng khoảnh khắc hiện tại.

- Suy tư về kiếp nhân sinh giúp con người sống có ý nghĩa hơn và biết yêu thương cuộc sống hơn.

IV. Đọc tác phẩm Bến trần gian

Bến trần gian

(trích)

Lưu Sơn Minh

Anh đã đi mấy chục năm, vượt qua bao nhiêu khuôn mặt chỉ để đêm nay tới đây và gọi “Đò ơi!”.

Dòng sông không hiểu đang chảy hay đã ngùng chảy từ lâu. Chỉ có ánh trăng rụt rè sáng một nửa sông phía bên kia không bị bóng cây si che lấp [...]. Hồi còn bé, bà thường kể cho anh nghe ngoài sông đêm có tiếng mà gọi đò, tiếng gọi như một lời khẩn cầu có sức hút huyền bí đến lạ lùng. Bao nhiêu cô gái đã chạy ra bến và chèo một mạch qua sông rồi lại chèo về, cứ thế cho đến sáng. Sau đó, chẳng còn ai dám lấy họ nữa.

Bóng anh trội nhè nhẹ ven sông, đổ lên những thân cây đẫm sương. Mấy chục năm, cây cỏ vẫn thế. Anh cứ trôi, trôi mãi... và cất tiếng gọi: “Đò... ơi, đò...”. Bà cụ Lăng lọm khọm đi ra sau vườn. Đêm nay trăng sáng quá, bà không sao ngủ được. Bà nhớ lại đêm trước ngày thằng Lăng đi bộ đội. Sau khi dự hội diễn ở ngoài đình trở về, nó lặng lẽ ngồi đầu hè thổi sáo. Bà thì ngồi trong nhà ngắm nhìn đứa con trai duy nhất. Bóng nó đổ xuống sân lừng lũng. Bà thấy mắt mình nhoà đi, hình như bà khóc... Cái bóng cú tự nhiên mờ dần dưới chân Lăng. “Chết... mất bóng thì mày thành ma hở Lăng?”... Bà vội giụi mắt, không, cái bóng Lăng vẫn còn nguyên ở dưới sân. Đúng, bà nhớ lắm, nó quay lại cười với bà: “U đi ngủ đi, con ngồi thêm chút nữa rồi con cũng đi ngủ. Đêm nay trăng sáng quá”...

Ngoài vườn, cây nhài lặng lẽ thơm. Hồi thằng Lăng đi rồi, con Thuỳ mang cây nhài ra trồng ở vườn. Nó bảo bà: “Con chờ anh Lăng suốt đời”. Chiều chiều, nó sang nhà nấu cơm quét tước giúp bà. Thế mà bây giờ con bé đã một nách năm đứa con [...]. Bà biết con bé vẫn thỉnh thoảng lẻn ra ngoài bờ sông khóc. Bà lập cập mở cánh cổng ra ngoài bờ sông, trăng đã lên cao tít trên kia.

Anh đã đi mấy chục năm mà vẫn luẩn quẩn trong rừng. Cho tới một hôm, trong cuộc viễn du vô định, anh gặp một ông già râu tóc bạc phơ. Ông bảo: “Lại đây con, ta biết con lang thang đã lâu lắm rồi. Ta cho con cái lá này, con hãy gài vào vành tai. Cái lá sẽ giữ cho linh hồn con không tan ra khi quay về chốn cũ. Từ giờ con sẽ bay được. Lên đường đi con. Hãy tìm về nơi con đã ra đi..”.

Và suốt chục ngày trời, anh trôi nhẹ nhàng qua những làng mạc, những cánh đồng khô cằn và phì nhiêu, những con sông và núi đồi. Anh trôi qua tất cả, vậy mà đến con sông này thì anh không thể vượt qua được nữa. Phải có một con đò đón anh qua sông. Và thế là anh gọi “Đò... ơi, đò”.

Thuỳ ngồi trên bến sông khóc. Đã lâu chị mới lại được ngồi một mình ở đây. Chị mong đêm nay bà cụ Lăng ngủ yên. Mọi khi đêm nào chị khóc ngoài này bà cũng ra an ủi, [..]

Thuỳ đứng phắt dậy, chị cần phải qua sông, chị cần phải rời bỏ cuộc sống này đi tìm Lăng của chị. Không cần suy nghĩ gì nữa, chị với lấy chèo và chèo cắm củi. Gió thổi nhẹ vào tóc chị, vào gãy chị. Thuỳ như thấy đang quay về thời con gái... Đúng rồi... có một con thuyền nhỏ. Thế là công anh gọi đò không uổng phí. Nhanh lên cô lái ơi!

Anh không nhìn xuống dòng sông nữa, anh nhìn sang bên kia sông, nơi anh trở về, u, u ơi... Mấy chục năm rồi, nhanh lên, tôi không thể đứng đây được nữa, tôi phải về với u tôi. Tự nhiên anh liếc vội vào gốc si. Chẳng hiểu có mà không nhưng anh cứ thấy rờn rợn, nhanh lên cô lái ơi...

Thuỳ thoáng giật mình. “Bây giờ mà có ai nhìn thấy mình thì mang tiếng quá”.Chị tháo chiếc khăn vuông trên vai che kín khuôn mặt và chèo tiếp. Giờ thì chị lại chèo quá chậm. Có lẽ đúng ra là chị không chèo mà để mặc cho con thuyền trôi từ từ.

Cứ như thế, gió sẽ đưa chị đến một bến bờ, không thời gian, không còn những ràng buộc. Lăng sẽ đón chị ở đó. Mà... cũng có thể anh không còn ở nơi ấy nữa, nhưng chị cứ đi, con thuyền sẽ trôi theo những xoáy nước của định mệnh. Gió đêm nay thổi mạnh và con thuyền trôi từ bờ này sang bờ kia thẳng băng như theo một con đường định sẵn. Đuôi thuyền dần dần khuất hẳn trong bóng tối của cây si cổ thụ... Bến nào đẩy ơi!...

Anh lượn đi lượn lại trên bờ một cách sốt ruột: “Sao cô ta lại chèo chậm như thế?”. Mà hình như cô ta không chèo nhưng con thuyền vẫn từ từ trội về phía anh [...]. Lá si rụng nhè nhẹ và đôi lúc có một quả si rụng xuống cái miếu thờ phía bên kia đánh bộp.

Con thuyền cứ chầm chậm trôi.

Và cuối cùng thì nó cũng chạm vào bờ đất. Anh hấp tấp nhảy xuống đò. Trời ơi, cô lái bịt kín mặt bằng một cái khăn vuông. Đôi mắt quen lắm, hay là... anh không dám nghĩ nữa. Có cái gì giống ánh nhìn vô cảm của cô gái chết đuối ngày xưa. Thôi chết, khéo đây đúng là con đò ma rồi. Anh ngồi rúm lại phía cuối thuyền, giọng nghèn nghẹt “Cô cho tôi qua”. Dường như không nghe thấy, cô lái đò quay mũi thuyền và lại chậm chạp chèo về. Anh miên man nhìn lên những rặng cây quen thuộc.

Thuỳ vừa thấy mũi thuyền chạm vào bến thì nghe tiếng gọi “Thuỳ ơi, về đi con”. Lại bà cụ Lăng rồi. U không cho con di tìm anh Lăng ư, bao giờ cũng thế, khi nào con muốn về với Lăng thì u lại níu con lại với xóm làng. “U ơi”... Thuỳ bật khóc, chị quay mũi thuyền và chèo về. Chị biết rằng thế này có nghĩa là lại sống như những ngày vừa rồi. Thuỳ quờ tay lên mũi thuyền rút mấy que hương. Chị vừa châm hương vừa lầm rầm khấn. “Lăng ơi, em không thể đi với anh được, em còn phải trông nom u, với cả... còn anh ấy và các con em...”.

Anh vẫn ngồi núp phía cuối thuyền. Cô lái đò hình như đang lẩm bẩm gì đó. Anh chỉ có thể nhìn thấy những chấm đỏ ẩn hiện ở phía trước. Anh muốn nhảy xuống sông để chạy trốn. Đúng cô ta là ma rồi, chỉ có ma mới khóc không ra tiếng và nói không ra tiếng. Nhưng dường như chân anh cứng lại, dính chặt vào thuyền. Mùi khói hương thơm nhè nhẹ đưa về phía anh. Bất giác anh sờ lên vành tai, chiếc lá vẫn còn. Sắp hết khoảng tối của bóng cây, anh khẽ xoay người cho đỡ mỏi nhưng không được. Chẳng biết rồi con thuyền ma này sẽ đưa anh về đâu. Anh hét lên:

“Hãy buông tha tôi ra, xin đừng dưa tôi về xu của ma, tôi còn phải về thăm u, mấy chục năm rồi...”

Nhưng không có tiếng động nào phát ra nổi, ngay cả lưỡi anh cũng như hoá đá. Anh cuống cuồng nhìn qua hai bên, nhất định chỉ vì khói hương của loài ma mị này mà anh bị dính chặt ở đây...

Thuỳ cập con thuyền vào bờ. Bà cụ Lăng thì thào: “Mẹ cha mày, mày định bỏ mà đi hả con? Làm thân con gái thì phải chịu, mày trốn sao nổi...”.

Thuỳ sà vào lòng bà và khóc. Bà cụ lập cập quờ tìm tay Thùy: “Thôi con, về nhà đi. Bọn trẻ nó dậy mà không thấy mày lại khóc hết nước mắt. U hiểu mày, thằng Lăng nó biết thế này cũng mát ruột con ạ. Về đi...”.

Thuỳ neo thuyền vào cái cây ven sông và lầm lũi biến dẫn vào bóng đêm.

Còn lại một mình, bà cụ Lăng thở dài chậm chạp trở về nhà, vừa đi vừa đấm lưng “Rõ khổ con bé, thằng chồng phải cái nóng tính. Dẻ lắm thì nuôi nhiều, khổ sở quá rồi hay cáu, mai lại phải sang bảo nó một nhời”...

Con đò vừa cập bến, anh ngạc nhiên thấy cô lái nhảy lên bờ và khóc trong lòng một bà cụ rất lâu. Thế rồi cô ấy biến mất vào những rặng cây ven sông. Còn bà cụ thì lập cập chống gậy quay về. Cái dáng đi quen thuộc của những người quanh năm còng lưng vì hạt lúa. Bao nhiêu mùa lúa còng xuống vì thóc thì cái dáng người cũng còng xuống bấy nhiêu. C, nhưng mà... ai trông như là u ấy nhỉ? Thôi khéo đúng là u rồi. U vẫn cầm cái gậy đánh chó ngày xưa, cái gậy con chặt ở bụi trúc sau nhà. Đúng rồi, u ơi, con bị trói ngoài này... Anh không hề cảm thấy rằng mấy nén hương đầu thuyền đã lại...

Hình như có tiếng ai gọi dưới sông, mà giọng người làng này. Lạ nhỉ, đã về đến đây, không lên bờ còn ngồi dưới ấy mà gọi. Bà cụ Lăng lại quay ra bến sông “Ai đó... ơ... ới?”.

- Con đây mà u.

Ơ kìa, đúng thằng Lăng ngồi ở trên thuyền... Bà đánh rơi cái gậy khỏi tay và lật bật chạy xuống bến...

- Sao mày ngồi đấy hả Lăng, lên với u đi.

Lăng ngẩng đầu lên:

– Con bị ngửi hương ma nên hoa đá ở đây rồi.

- Đâu, làm gì có ma?

- Cô lái đò lúc nãy là ma đấy u ơi!

- Mày khéo mơ ngủ rồi con ạ, nó là cái Thuỳ đấy mà?

– Thuỳ hả u? – Anh cuống cuồng vùng dậy – U, bây giờ cô ấy đâu rồi, u kéo con lên với!

Bà cụ đưa tay ra. Lăng cầm vào tay mẹ. Chợt bà cụ thoảng thốt kêu lên:

- Sao tay mày lạnh thế, Lăng?

Lăng vụt lên bờ, anh chơi vơi trên những đám cỏ đầm đìa ánh trăng

- Thôi rồi, mày là ma hả Lăng?

Và Lăng đột nhiên thấy lờ mờ trong trí nhớ rằng anh đã chết. Anh đã trúng đạn từ lâu rồi, mấy chục năm trước hồn anh cứ luẩn quẩn trong rừng cho đến ngày gặp ông già tóc bạc. Anh kêu lên:

- U ơi, thế người chết là ma hả u?

- Ừ, chết rồi phải thành ma chứ còn gì nữa! Thế ai rắc vàng cho mày mà mày biết nẻo về đây?

Và Lăng kể cho mẹ nghe những tháng ngày, những năm, mấy chục năm phiêu bạt, chuyện ông già và chiếc lá.

Bà cụ lặng người đi. Đâu đây có tiếng chó nhà ai sủa nhau nhảu nghe là lạ...

- Người chết thì phải đi thôi con ạ, đùng luấn quấn trần gian làm gì nữa. Bây giờ mày chỉ làm người ta sợ thôi!

- U ơi, u để cho con tới thăm Thuỳ đã

Bà cụ kéo vội dải yếm lên chùi mắt.

- Không được, mày mà đến thì nó cũng sợ mày. Với cả còn chồng con nó nữa. Lăng, quay về xứ ma đi, mày không được ở lại để làm hại người sống [...].

Lăng dật dờ mấy vòng, chẳng rõ anh có khóc không bởi đêm nay sương rơi nhiều quá. Bãi cỏ ven sông ướt đẫm.

- U, u có nhớ con không?

Bà cụ Lăng quay mặt đi.

- Không, đi nhanh lên con, mặt trời sắp lên rồi. Cái lá ấy sẽ làm mày trở thành kẻ bị mọi người thù ghét. Bao giờ giỗ thì u lại khấn mày về với u, thế rồi Tết nhất lại về. Con xuống dưới ấy cũng có anh có em, cả thày mày nữa...

Lăng từ từ gỡ chiếc lá ra khỏi vành tai.

- U ơi, u cố ăn uống cho khoẻ, u nhớ...

Cả một đoạn sông tối hẳn lại, hình như có những đám mây vừa kéo ngang bầu trời. Bà cụ Lăng sụm xuống.

Buổi sáng ngày mười sáu là một buổi sáng đẹp trời. Thuỳ chạy sang nhà bà cụ Lăng từ sớm. Lúc chị thắp mấy nén hương lên bàn thờ thì thấy trong khung ảnh Lăng có một chiếc lá màu xám, kiểu màu của lá rụng đã lâu. Thuỳ vội vào nhà trong tìm bà cụ.

- U ơi, u khóc hở ?

– Đâu, tạo có khóc đâu – Bà cụ chối đây đẩy.

– Đúng u khóc, u lại nhớ anh Lăng hở ?

– Mẹ cha mày – Bà cụ giụi mắt – Tao đang lo vợ chồng mày cãi nhau, chốc tao

định sang bảo nó một nhời.

- Sáng nay anh ấy xin lỗi con rồi, u ạ.

- Rõ khéo trẻ con, có với nhau năm mặt con rồi mà cứ như là...

Thuỳ khẽ kêu lên “...” rồi giấu mặt vào lòng bà “Thế mà lại sắp giỗ anh Lăng rồi u nhỉ...”.

Bà cụ Lăng không nói gì, bà mải nhìn ra vườn. Ngoài ấy cây ổi thằng Lăng trồng đang xào xạc. Chốc bà phải ra vườn hái mấy quả vào thắp hương cho nó. “Tội nghiệp thằng bé, u nhớ mày lắm, Lăng ơi”. Hai giọt nước mắt chậm chạp lăn trên gò má răn reo rồi rơi xuống tóc Thuỳ.

... Hình như ngoài sống người ta bảo đêm qua có ai lôi thuyền nhà chị Thuỳ ra ngoài này rồi lại thắp hương trên mũi thuyền mà chị ấy không biết... Nắng lên...

Tháng Tư năm Quý Dậu

(Lưu Sơn Minh, Mưa sâm cầm, NXB Văn học, Hà Nội, 2002, tr. 57 – 67)

Đánh giá

0

0 đánh giá