Văn bản Hải khẩu linh từ - Đoàn Thị Điểm - Nội dung, tác giả, tác phẩm

71

Tài liệu tác giả tác phẩm Hải khẩu linh từ Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Hải khẩu linh từ lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Hải khẩu linh từ - Ngữ văn 12

I. Tác giả Đoàn Thị Điểm

Văn bản Hải khẩu linh từ - Đoàn Thị Điểm - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) biệt hiệu Hồng Hà nữ sĩ, người huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng.

- Cha và anh đều đồ đạt và làm nghề dạy học, bản thân bà cũng từng mở trường và có công dạy học cho cung nữ trong phủ chúa Trịnh.

- Là người tài sắc, biết làm nghề thuốc, văn chương nổi tiếng đương thời.

- Tác phẩm còn lại của bà gồm Truyền kì tân phả và bản dịch (diễn âm), Chinh phụ ngâm khúc (nguyên tác Hán văn của Đặng Trần Côn).

II. Tìm hiểu văn bản Hải khẩu linh từ

1. Thể loại

- Tác phẩm Hải khẩu linh từ thuộc thể loại: Truyện.

2. Xuất xứ

- Chỉnh lí theo: Nguyễn Đăng Na, Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập một, Truyện ngắn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr.329 – 343.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Tóm tắt Hải khẩu linh từ

Bích Châu – người phụ nữ với những nét đẹp sáng ngời về cả ngoại hình lẫn phẩm chất. Bà đã giúp vua Lê Thánh Tông thoát khỏi những hiểm nguy trước thời thế đất nước bị xâm lược, bằng cách báo mộng về việc vua Chiêm Thành xâm lược, được bà cứu sống,... Nhờ công lao của bà, vua Trần Duệ Tông đã lập đền thờ bà với mong muốn tỏ lòng biết ơn, thể hiện sự tôn kính với bà.

5. Bố cục Hải khẩu linh từ

- Phần 1 (từ đầu đến “cung phi”): giới thiệu lai lịch, chân dung của nhân vật Bích Châu.

- Phần 2 (tiếp theo đến đem thi hành): nội dung bài biểu Kê minh thập sách.

- Phần 3 (tiếp theo đến hay xấu): Bích Châu và những lần giúp nhà vua thoát khỏi hiểm nguy.

- Phần 4 (đoạn còn lại): Bích Châu được minh oan và sự ghi nhớ công lao của nhà vua đối với bà.

6. Giá trị nội dung

- Chuyện kể về người con gái xứ Nam Định xinh đẹp và tài giỏi – Bích Châu. Ở bà, tác giả xây dựng lên một hình tượng theo đúng chuẩn mực thước đo của thời xưa: công, dung, ngôn, hạnh. Đồng thời ca ngợi, tỏ lòng biết ơn, thể hiện sự tôn kính với bà – người đã có công giúp vua, giúp đất nước thoát khỏi hiểm nguy.

7. Giá trị nghệ thuật

- Có sự đan xen giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Hải khẩu linh từ

1. Nhân vật Nguyễn Cơ (Bích Châu)

*Lai lịch:

- Tên đầy đủ: Nguyễn Cơ.

- Biệt danh: Bích Châu, Chế Thắng phu nhân.

- Quê quán: Hải Yến, Hải Hậu, Nam Định.

- Chồng: Trần Duệ Tông.

- Con: Không có.

- Cung phi nhà Trần là con gái nhà quan.

*Chân dung:

- Ngoại hình:

+ Xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn.

+ "Mày ngài, mắt phượng, má đào, môi son".

+ "Dáng người lả lướt, uyển chuyển".

- Tính cách:

+ Thông minh, sắc sảo.

+ Cương trực, mạnh mẽ.

+ Yêu nước, thương dân.

+ Có lòng nhân ái.

- Tài năng:

+ Nữ công gia chánh.

+ Văn chương, thi ca.

+ Nắm binh pháp, thao lược.

+ Có khả năng lãnh đạo.

*Vai trò trong "Hải Khẩu Linh Từ":

- Nhân vật chính:

+ Câu chuyện xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của bà.

+ Thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

- Nữ anh hùng:

+ Có công giúp vua Trần Duệ Tông dẹp giặc ngoại xâm.

+ Cứu nguy cho đất nước.

- Biểu tượng cho lòng yêu nước:

+ Sẵn sàng hy sinh bản thân vì đại nghĩa.

+ Gương sáng cho thế hệ sau.

Hải khẩu linh từ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

2. Những chi tiết gợi sự linh thiêng, huyền bí trong tác phẩm “Hải Khẩu Linh Từ”

- Hình ảnh Bích Châu:

+ Nàng xuất hiện trong giấc mơ của vua Trần Duệ Tông.

+ Nàng có nhan sắc phi thường, "dung nhan lộng lẫy, sắc đẹp rạng ngời".

+ Nàng có khả năng tiên tri, báo mộng.

- Cung điện dưới đáy biển:

+ Nơi Bích Châu sinh sống.

+ Cung điện nguy nga, tráng lệ, "bốn bề gấm vóc, muôn vẻ châu ngọc".

+ Có nhiều điều kỳ lạ, "cá chép hóa rồng, vượn biến thành người".

- Sự trợ giúp của thần linh:

+ Long Quân giúp vua Trần Duệ Tông đánh tan quân Chiêm Thành.

+ Bích Châu giúp vua Trần Duệ Tông tìm được con trai.

- Tác động đến cảm xúc:

+ Kích thích trí tò mò, ham muốn khám phá:

+ Những chi tiết kỳ ảo, huyền bí khiến người đọc tò mò muốn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

+ Khơi gợi trí tưởng tượng, giúp người đọc hình dung về thế giới kỳ diệu dưới đáy biển.

- Gây ấn tượng mạnh mẽ:

+ Hình ảnh Bích Châu đẹp lộng lẫy, cung điện nguy nga tráng lệ,... tạo ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

+ Câu chuyện thêm ly kỳ, hấp dẫn nhờ những chi tiết kỳ ảo.

- Gợi cảm giác thiêng liêng, tôn kính:

+ Hình ảnh Long Quân, Bích Châu thể hiện sức mạnh phi thường của thần linh.

+ Khơi gợi niềm tin vào thế giới tâm linh, vào sự trợ giúp của thần linh.

- Gây xúc động, đồng cảm:

+ Số phận oan nghiệt của Bích Châu khiến người đọc thương cảm.

+ Niềm tin vào công lý được khẳng định khi Bích Châu được minh oan.

IV. Đọc tác phẩm Hải khẩu linh từ

Hải khẩu linh từ

(Đền thiêng cửa bể)

(trích)

Đoàn Thị Điểm

Nguyễn Cơ – cung phi triều Trần là con gái nhà quan. Nàng có tiểu tự là Bích Châu, tỉnh tình đứng đắn, dung nhan tươi tắn, lại thông hiểu âm luật [...]. Vua Duệ Tông biết tiếng, cho kén vào cung.

Một hôm, đúng tiết Trung thu trời đẹp, vua mở yến hội các phi lần. Đứng tựa hiên ngọc, nhà vua đưa mắt ngóng nhìn bốn hướng, thấy cảnh lâu đài tấp nập, mọi nơi ca múa, ánh đèn chói lọi cùng ánh trăng lồng bóng vào nhau.

Rồi nhân lúc rượu nồng, nhà vua nảy ra thi hứng, ngẫu nhiên thành một vế đối

– Thu thiên hoạ các qui ngân đăng, nguyệt trung đan quế

Nhà vua ngâm nga một lát, rồi ngoảnh nhìn Nguyễn Cơ mà bảo:

- Nàng có thể đối lại câu ấy chăng?

Nguyễn Cơ liền dời gót sen, hé môi đào chúm chím chậm rãi ứng khẩu

– Xuân sắc Trung đài khai bảo kính, thuỷ để phù dung.

Nghe nàng úng đối, nhà vua khen ngợi hồi lâu, rồi ban cho đội ngọc long kim nhĩ và nhận câu đối của nàng có hai chữ “phù dung” liền lấy hai chữ đó đặt tên cho nàng. Từ đó Phù Dung Nguyễn Cơ được vua yêu quý hơn tất cả các cung phi.

Bấy giờ Nguyễn Cơ thấy chính sự quốc gia tiếp theo thói tệ thời Hồn Đức nên ngày càng suy kém, bèn viết bài biểu" Kê minh thập sách” dâng lên. Đại khái, nội dung của bài đó như sau:

“Trộm nghĩ đời củi khỏi bếp tranh", để phòng cháu trước khi chưa chảy, dùng đầu rằng của tôi để ngừa mưa trước lúc chưa mưa. Dân tình để chìm đắm vào sự yên vui, còn thế vận khó lòng giữ được luôn bình trị [...]. Thần là kẻ thiếp hèn mọn, tên lạc Bích Châu, lúc nhỏ sinh ở bồng môn", khi lớn được hầu nơi tiêu thất [...]. Xin bày tỏ mười điều băn khoăn tấc dạ:

Một là, năng giữ cỗi gốc của nước, trừ hà bạo thì lòng người yên vui.

Hai là, giữ phép xưa bỏ phiền nhiều thì kỉ cương không rối,

Ba là, nên kẻ quyền thần, để ngăn ngừa chính sự mọt nát

Bốn là, thải bới kẻ những tạm để trữ lệ khoét đục của dân

Năm là, xin cổ động Nho phong, khiến cho đuối lửa cùng ánh mặt trời soi sáng.

Sáu là, mở đường cho người nói thẳng, để cho cánh cửa của lòng thành cùng với đường can gián đều mở toang.

Bảy là, cách kén quân, nên chú trọng vào dũng lực hơn là cao lớn.

Tám là, chọn tướng nên cầu người thao lược mà không căn cứ vào thế gia

Chín là, khí giới quý ở bền sắc không chuộng văn hoa.

Mười là, trận pháp cốt cho lễ chính, cần chỉ điệu múa.

Mười điều kể trên rất là thiết thực, phơi bày tấn lòng trung, mong được bề trên soi xét. Hay tất làm, đỏ lất bỏ, vua nghĩ đến chăng! Nước được trị, dân được yên, thiếp mong lắm vậy!”

Tôi sở đang lên, vua vui thích quá võ vào cây đàn mà reo lên.

- Không ngờ một nữ tử lại thông tuệ dường này! Thật là một Từ phim ở trong cung

của trẫm vậy.

Tuy nhiên nhà vua vẫn còn do dự, chưa đem thi hành [...].

(Lược một đoạn: Năm Long Khánh thứ tư - 1376, có hệ tôi tâu trình việc quân Chiêm Thành quấy phá bờ cõi, vua muốn đem quân trừ diệt. Quan Ngự sử Lê Tích can gián “vua không nên lấy giận riêng mà khởi binh”. Bích Châu biết vua không nghe lời nói thẳng và tỏ rõ ý khinh địch, bèn làm biểu dâng lên, nói rõ lẽ thiệt hơn, trong đó nhấn mạnh: bậc thánh nhân nên rộng lượng, đạo trị nước nên chú ý cái gốc, nên nghỉ việc binh để dân chúng yên vui).

Tờ biểu dâng lên, vua không trả lời, lại hạ lệnh duyệt binh, định đến tháng Chạp kéo quân đi đánh. Nàng thấy lời can không được vua nghe theo, so sức mình, lượng sức giặc, tấm lòng lo nước nhớ vua dăm chiêu ra sắc mặt. Nàng than:

– Nghĩa là vua tôi, ơn là chồng vợ, đã không lấy lòng trung can gián nổi để giữ nền bình trị, lại không khéo lấy lời ngay để ngăn lòng hiếu chiến, thật là sống thừa trong cõi đất trời vậy.

Từ đó, nàng không để lòng đến sự trang điểm, ăn ngủ không yên, cố ý nài xin được đi hộ giá. Vua chuẩn y lời tâu ấy. Đúng ngày, nhà vua đem hai mươi vạn quân

lên đường. Bóng cờ rợp trời, thuyền bè đầy sông, ba quân thuận dòng mà tiến, thẳng tới địa giới Kỳ Hoa". Các phụ lão nghe tin quân nhà vua đến, tranh nhau dâng lụa cùng thức ăn, đứng xếp hàng ở bờ sông chào đón và tâu:

– Thần miếu ở phía trước rất hiển linh, các tàu thuyền qua lại nếu đến đó lễ bái thì sẽ được thuận buồm xuôi gió, không thì một mái chèo, một mảnh buồm đều bị đắm xuống đáy biển hết

Vua uý lạo các phụ lão, cho lui về, rồi hạ lệnh tạm đóng quân ở bên bãi vắng. Khi ấy đang cuối mùa đông, mưa tuyết mới tạnh, trăng mờ mờ sáng, tiếng gió tiêu điều, cá bơi lượn đớp bóng cây mai, chim về tổ đan cành cổ thụ. Nàng Bích Châu cuốn rèm gấm lên, ngồi tựa mạn thuyền một mình, nàng rót rượu ngon, đốt hương thơm, bao nhiêu cảnh trời biển thiên nhiên đều thu vào trong tầm mắt. Lúc gần nửa đêm, Bích Châu ngửa mặt lên xem tượng trời 2, thấy một đám mây đen từ phương đông lại, lấn vào ngôi sao thứ tư bắc cực rất gấp. Nàng sợ hãi chỉ vào sao ấy mà nói:

Ngôi sao kia ứng vào phận phi tần, chả biết yêu khí nơi nào dám đến xâm phạm? Có lẽ sao kia khinh ta không có thanh gươm Bao Công hay sao?

Nói xong, nàng liền đóng cửa sổ di nằm, trằn trọc không yên giấc. Chợt nghe tứ bề đã điểm trống canh tư. Nàng ngồi dậy bói một quẻ Kinh dịch", trúng vào quả “Phục” biến sang quẻ “Di” [….].

Khi mặt trời chiếu vào cửa sổ trong thuyền, thì thuyền quân tiến đến cửa biển. Bỗng một trận gió lốc cuồn cuộn thổi vào thuyền vua, lớp lớp cờ đào bị gió cuốn sang phía tây nam. Nàng nói:

– Trận gió ấy lạ thay! Tiếng ào ào, sắc ảm đạm, chắc là một thủ gió gian tà!

Vua hỏi:

– Là nghĩa thế nào?

Nàng tâu:

− [..] Xin nhà vua cấp tốc chỉnh bị sáu quân" để đối phó.

Nàng nói chưa dứt lời, quả nhiên gió bão nổi lên, sóng biển gào thét. Nhà vua hạ lệnh thả neo để lánh trận gió mạnh. Cuối canh ba bỗng có một người nanh to râu xóm, diện mạo hung tợn, đầu đội mũ lưu tinh, mình mặc áo gấm vậy, bước dài, cúi đầu, nghiêng mình, lắc lư đi thẳng đến trước mặt vua thi lễ. Vua hỏi:

– Ngươi là ai? Đêm khuya tới dây chắc có điều gì muốn nói?

Người ấy thưa

– Tội là đô đốc vùng biển nam", làm quan nơi giang hồ, hiện còn thiếu người nội trợ. Nghe nói, bệ hạ cung tần rất nhiều, nay ngẫu nhiên gặp nhau, cho nên nổi cơn sóng mạnh để thay câu thơ Hoa đường". Vậy xin nhà vua ban cho một mĩ nữ, tôi sẽ kết cỏ) để báo đáp. Nếu bệ hạ chỉ để làm của riêng thì tôi không thể nào bỏ qua được.

Vua gật đầu, sực tỉnh giấc. Vua liền cho vời phi tần đến, kể lại giấc mộng. Các cung phi đều tái mặt, nhìn nhau im lặng, không ai nói gì cả. Trong lúc đó, nàng Bích Châu chứa chan nước mắt, nghẹn ngào nói chẳng ra lời, quỳ trước mặt vua, tâu:

– Ngôi đền thiêng kia, các phụ lão đã trình tâu; cái nguy sóng gió đó, chúng nghiệm đã báo. Nếu không phải là oan khiên ngày trước, cũng tất là nghiệp chướng ngày nay. Thiếp không dám tham luyến phồn hoa, tiếc thân bồ liễu, xin trả cho xong cái nợ trước mắt kia.

Vua buồn rầu nói:

– Lành dữ có mệnh, phúc hoạ do trời. Thiêng như Kiềm Doanh cũng không tự chủ trương được. Này xem, Diệt Minh là một tráng sĩ đã chém được con thuồng luồng cướp ngọc bích, Kính Chi" là một văn nhân còn giết được loài trai bể quen thói hiếp đáp, huống chi trầm là một ông vua vạn thặng lẽ nào không tự chủ được, lại tin lời mê hoặc để nàng mắc luy oan?

Nàng khẩn khoản:

– Thiếp tuy là phận gái, vả cũng theo đòi bút nghiên, có tin mẻ những việc ma quỷ đâu! Nhưng khốn, việc đã đến nơi, thế không thể đùng được. Ví bằng nấn ná e lại xảy ra tai biến to, có khi hải thuyền bị tan vỡ hết. Vả lại, khi hành quân, tướng sĩ là trọng, ân ái là nhẹ; đời xưa có người giết vợ, vứt con, cũng là do sự vạn bất đắc dĩ.

Vua nghe nàng nói, lòng thêm buồn bã, không nỡ rời bỏ nàng. Chính lúc ấy gió gào cuộn đất, sóng vỗ ngút trời, đã mấy phen thuyền rồng chục lật úp. Nàng khóc, tâu:

– Có duyên may được hầu chăn gối, dám tiếc cái chết để nghĩa phụ phàng; không phải Cai trướng" ngậm oan, khác Ngôi đình nuốt giận, chỉ hiềm:

Ra quân chưa thắng thần xuôi trước,

Luống để anh hùng nước mắt tuôn!

Đó là điều di hận của thiếp vậy. Sau khi thiếp chết, xin bệ hạ sửa văn nghỉ võ, kén dùng người hiền, làm điều nhân nghĩa, dụng chước dài lâu cho nước nhà. Được như thế thì u hồn thiếp có thể ngậm cười nơi chín suối!

Nói xong, nàng nhảy xuống biển. Trong gió gào sóng cuộn, còn nghe văng vẳng tiếng nàng

– Đa tạ quân vương, từ nay xin vĩnh biệt...

Vua và các phi tần kinh hoàng luống cuống, ai cũng thương khóc. Bỗng chốc, gió tan mưa tạnh, biển hết sóng cồn. Vua sai thuỷ quân mò tìm không thấy tung tích nàng đâu cả.

Nhà vua liền đặt lễ tế, đọc bài văn chiêu hồn [...].

Nhà vua tế xong, ba quân văn võ đều khóc sướt mướt. Vua lập tức hạ lệnh lên đường, tiến sâu vào cửa động Ý Mang", trúng phải quỷ kế của Bà Ma, toàn quân và nhà vua bị hãm ở trong động ấy, khiến bụi trần dậy đất, cáo hổ đầy đường.

Nhưng rồi vận suy đã hết. Bĩ cực thái lai. Lòng trời quyến cố nhà Lê mở ra vận hội lớn. Đến triều Thánh Tông trị vì, khoảng niên hiệu Hồng Đức, ngoài biên thuỳ lại có giặc ngoại xâm. Vua nghe tin, bảo tả hữu:

- [..] Ngày nay, hôn chúa Chiêm Thành kiêu căng khinh mạn, đảo ngược luân thường tàn hại sinh dân, nếu không đem quân đi trị tội, thì làm sao cứu được dân lành?

Rồi hạ chiếu xuất quân, vua thân hành thống suất thuỷ binh tiến phát. Khi ấy gặp mùa xuân khí trời ấm áp, buồm gấm gió đưa, thuyền rồng êm sóng. Hai bên bờ sông chim oanh học nói, ngang mặt nước có diệc lặn bơi [...].

Chưa đầy một tháng thuỷ quân đã kéo đến cửa bể Kỳ Hoa. Bỗng nhiên mưa gió một mù, sóng biển dâng trào. Vua hạ lệnh cho các chiến thuyền theo thứ tự đóng lại. Trông sang bên kia bờ, cây to rợp đất, khí uất ngang trời, vua bèn cho dời thuyền đến gần xem. Thì ra đó là một toà miếu cổ, hương khỏi nghi ngút, hoa thơm ngào ngạt, các chuột ra vào trong bụi rậm, chim sẻ ríu rít nơi lau lách, hành khách treo tiền giấy trên cành cây, người làng gác thuyền bên cạnh đền. Vua hỏi dân sở lại, biết rõ đầu đuôi chuyện trước, liền chỉ vào miếu truyền rằng:

– Đã lâu nay nghe tiếng nhà người luôn luôn làm nhiều điều ngang ngược. Nay quân của trẫm đi qua đây, còn dám làm điên cuồng như thế, dẫu âm dương cách biệt nhưng phép nước trong tay la. Nhà ngươi hả lại không biết việc mộc yêu", cổ quái chăng? Nay phải hối lại lỗi xưa, nếu không thì một phiến gạch vụn, một nắm tro tàn cũng bị phá tan thành đất phẳng.

Nói xong, tiếng sóng càng mạnh, khi ấy mặt trời đã lặn, bóng trăng lên cao, đêm khuya thỉnh thoảng nghe tiếng người thuyền chài hát văng vẳng ở trong cảng nhỏ. Vua băn khoăn không ngủ, ngồi xem sách. Gần lúc gà gáy, vua tựa án rồng chợp mắt thiu thiu, bỗng thấy một người con gái, nhan sắc rất đẹp, từ dưới nước hiện lên, lạy khóc mà nói:

– Thiếp là cung nhân đời Trần Duệ Tông, không bị chìm đắm ở bến Đố Phụ và cũng không bị nước cuốn ở Tiêm Đài, chỉ là hồng nhan bạc mệnh, chiếc bóng một mình, phiêu lưu vào trong tay yêu quái. Từ khi về nơi thuỷ quốc", ở lẫn với loài hội tanh, xấu hổ làm vợ họ Trương +, bi luỵ làm tù nước Sở", ngậm sầu như biển, coi ngày bằng năm, giận thân không thể hoá ra hồn tinh vệ…, chỉ đau lòng mà thốt ra phú Li lao. May sao ngày nay gặp đức Thánh hoàng dám xin cả gan tấu bày, mong được ra tay tế độ, vớt kẻ trầm luân, để cho tiện thiếp lại được trông thấy ánh sáng mặt trời. Đó là ân lớn của bệ hạ tái tạo vậy.

Vua nghe nói xót thương mà bảo:

- Nỗi oan của phu nhân cũng như Liễu Thị, có nghĩa hơn Tào Nga, ngàn đời về sau cũng lấy làm đau lòng cắn răng! Chỉ hiềm, âm dương cách biệt, thuỷ bộ đôi đường, dẫu có rừng gươm núi giáo cũng chưa rõ làm cách gì để cứu với?

Nàng thưa:

– Việc này rất dễ. Bệ hạ nhân từ tín nghĩa khắp cả đến mọi loài vật. Tên đô đốc bể Nam kia, tội ác đầy rẫy, sóng biển không rửa hết. Ngoài biển Nam Minh có Quảng Lợi vương là vị thống trị nó, xin bệ hạ gửi cho Quảng Lợi vương một lá thư trách rằng, thiếu sự ngăn phòng kẻ dưới, tự khắc Quảng Lợi vương phải trị tội tên hung thần kia

Rồi nàng liền dâng ngọc minh châu mà bảo:

– Ngọc châu này gọi tên là triệt hải", soi thấy cả nơi âm u, kính dâng lên để thay thông thiên Lê? ở Ngưu Chử

Nói xong nàng biến mất. Vua duỗi tay ra nhặt lấy ngọc châu, chợt tỉnh giấc thì tiếng chuông đã báo sáng. Nhà vua sai thị thần là Nguyễn Trọng Ý viết một phong thư, bắn ra ngoài biển, treo ngọc minh châu nhìn ra, quả nhiên thấy lầu son gác tía, thành đồng ao nóng, con cháu ngư long cưỡi ngựa đi kiệu, qua lại dưới thành, không lúc nào ngớt bóng. Khi ấy có Kình hiệu uý đi tuần tiễu về, nhặt được bức thư mà nhà vua đã niêm phong cẩn thận, vội vàng đem vào tâu.

Chính lúc ấy Quảng Lợi vương ngồi ở điện Linh Đức, sai Long thượng thư mở ra đọc. Thư rằng:

“Thường nghe: ban phúc người thiện, ra tại kẻ dâm, đạo trời nhanh như tiếng dùi với trống; ban thưởng người tốt, phạt tội kẻ xấu, vương chính vững như chất đá cùng vàng trên dưới như nhau, xưa nay một lẽ. Nay trầm nối ngôi chính truyền của tổ tiên, đem quân đánh Chiêm Thành là do tội ác của chúng, trời đất thần người đều không tha thứ. Quân thuyền trăm vạn tiến phát, ba nghìn thuỷ lộ mở đường. Hoàng việt vẫy thì cá tôm chìm lặn, loài vật cũng biết sợ hãi; bạch mao trở thì gió mây biến sắc, ai là không sợ giản thư? Ấy thế mà bầy tôi diều hâu độc dữ của ông còn dám chống lại đội quân chim cắt tung cánh của trẫm, y làm yêu làm quái, hiếp oan cung nữ vua Trần, tham sắc tham tài, lại nhiễu hại tính mệnh dân lành. Kẻ kia tất hung hăng quá lắm, sao ngài cứ lặng ngắt ngồi yên? Phải sáng suốt soi gian, dùng để kẻ tiểu nhân lẫn với người quân tử; nên quyết đoán việc làm, nghiêm dùng quốc pháp, giết bọn gian tà. Xin gửi phong thư, chờ mong phục bút!".

Quảng Lợi vương nghe đọc xong, mặt rồng nổi giận, nói:

– Người nào cai quản địa phương ấy?

Ngao ngự sử ở trong triều ban nhảy ra tâu:

– Đó là hải khẩu Giao đô đốc vậy. Y là cành vàng lá ngọc, chịu trách nhiệm trông coi một phương trời, chuyên quyền phóng lúng tham sắc đẹp, ăn hối lộ.

Quảng Lợi vương dập gươm xuống bàn nói:

-Quả nhân ít đức, dùng người không xứng đáng lũ các người a dua để cho y làm rối loạn kỉ cương, mang tiếng với trần gian; tội ác của y không khác gì tứ hung và ngũ cẩu, thực đáng sợ vậy! Nay phải phanh thây để làm răn cho hạng người tham bạo”.

Khi ấy Côn thừa tướng 5 đứng lên tâu:

– Đức xấu của Giao đô đốc tung khắp cả trên trần gian và dưới âm ti, nếu chỉ dùng hình pháp trị y, chưa đủ làm cho mọi người hả dạ. Nay không gì hơn là, viết thư trả lời, rồi sai tướng đi bắt để làm tội một cách công khai, cho tỏ rõ hiến chương” của chúng ta rất nghiêm ngặt.

Quảng Lợi vương cho là phải, liền hạ lệnh cho Ngạc tổng binh, Miết tòng sự đem vài nghìn lính mặc áo giáp, đội mũ trụ đi tróc nã Giao đô đốc. Lại sai Lí hàn lâm thảo thu, Long các thần sửa lại, Quy đốc bưu sung chức giang sử mang thư ra đầu bãi biển. Vua sai học sĩ Lương Thế Vinh nhặt lấy xem. Đó là một lá thư viết vào lụa, mở ra đọc, thấy thư viết:

“Thường nghe: khí mùa xuân ấm áp, hang lối chưa kịp thấm nhuần; ánh mặt trời soi chung, chậu úp không thể thấu đến. Vì trời đất còn có chỗ thiếu sót mà tạo hoá cũng phần nhiều không đều. Tôi đây thẹn rằng, tài hèn lạm giữ chức cao, hết lòng cầu tìm người hiền tài, mong có sự phò giúp của lương tá. Vốn đã biết, vương đạo phải công bằng rất mục, nhưng khốn nỗi gian tà còn che lấp thông minh. Cho nên phiên trấn xa xôi, còn có cường thần làm bậy... Dẫu là hai nơi âm dương cách biệt, nhưng ba thước gươm sáng chẳng dung gian tà.

Kính cẩn trả lời, dám mong xét đến”.

Đọc xong thư ấy, vua trao lại cho quần thần cùng xem. Khi mọi người để mắt trông ra ngoài biển đều thấy: đi trước là Ngạc tổng binh, theo sau có các loại cá lớn, các loài rùa, ba ba,... như sấm như sét tiến thẳng vào hải phận của Giao thần. Miết tòng sự dõng dạc tuyên chỉ:

– Tên Giao thần kia, nhỏ mọn tài hèn, hùng phiên trọng nhậm; không giữ lòng chính trực, lại quen thói tà dâm, dấn thân nơi nguồn lợi tham ô, chìm đắm vào ba đào sắc dục. Thật là đáng đem ra chém giết, dùng chính trăm hình”; nhưng nghĩ đến đánh dẹp có công hãy khoan bát nghị dày lên lục địa, cho được toàn sinh. Khâm thử !

[...] Giao thần cụp đuôi biến mất.

Bỗng chốc, sóng biếc lặng im, non xanh phơi bóng, “hòn ngọc Minh Châu” lúc trước không biết hiện thân vào nơi nào, chỉ thấy pha lê nhấp nhánh, hương hài nổi lên, vẻ đẹp vẫn y nguyên, nhan sắc bình sinh không thay đổi. Vua cho lấy lễ hoàng hậu mai táng, làm văn tế, dâng lên lễ điện rồi đề lên tường bên trái miếu ấy bài thơ:

Một vị hiện phi của vua Trần,

Hi sinh vì nước quản chi thân.

Đào hoa chìm nổi cơn giông tố,

Đỗ Nhược mơ màng giấc mộng xuân

Dòng nước vô tình chôn Sở phụ,

Hương hồn nào chỗ viếng Tương quân

Than ôi! Trăm vạn quân hùng mạnh,

Lại kiếm thư sinh một hịch văn!

Đề thơ xong, nhà vua chỉnh đốn quân lũ lên đường. Quân đi đến đâu như gió mùa thu bẻ cành khô, núi Thái Sơn đè quả trứng, bắt sống tù trưởng, hát khúc khải hoàn. Khi vua kéo quân về, gặp lúc mặt trời xế chiều, thuyền quân lại đi qua nơi cũ, nhân tiện đóng quân ở dưới đền.

Đêm ấy trăng sáng sao thưa, nước trời hoà sắc, vua hồi tưởng lại việc thần thuồng luồng nổi sóng, bà Duệ phi quyên sinh, ngậm ngùi than thở:

- Quốc gia hưng vượng tất có điềm lành, quốc gia suy đổi tất có điềm dữ, điềm lành hay điềm dữ thật có liên quan đến đức của ông vua tốt hay xấu.

Nói xong, trong lòng nhà vua bồi hồi không ngớt. Ngọn đèn lờ mờ, đồng hồ nhỏ giọt, chợt nhà vua thấy một mĩ nhân vẻ mặt đoan trang, mặc áo trắng, đến trước vải chào mà thưa:

- Nhờ ơn Thánh hoàng tế độ u hồn, nay thiếp đã lên tiền, tiêu diêu nơi mây trắng. Thượng đế thương lòng trung thành của thiếp, sai giáng linh xuống trần, được trông coi hoạ phúc một phương. Thiếp đã mở xem tiên tích, biết bệ hạ là Tiêu Điện tiên đồng ngày sau được gặp, sẽ ngậm vành đáp tạ để trả ơn to như núi cao biển rộng của người. Duy có một điều thắc mắc về câu kết bài thơ ngụ đề vàng ngọc ở trên tường, làm cho thiếp không được yên lòng về chỗ vua tôi, chồng vợ.

Vua gật đầu nói:

- Phu nhân lúc nào trong lòng cũng nhớ đến vua, thực là một người anh kiệt trong đám nữ lưu. Trầm sẽ vì phu nhân mà đổi lại câu ấy.

Nói rồi vua cầm bút định viết, liền sực tỉnh dậy, hoá ra một giấc chiêm bao. Sáng hôm sau, vua cho quét vôi cầu cũ mà viết lại rằng:

Muôn thuở cương thường không hổ thẹn,

Thư anh vờn sóng dưới chân đến.

Sau khi về đến kinh đô, nhà vua hạ chiếu cho lập đền thờ phu nhân, cấp ruộng tế và cắt người coi đền, lại sắc phong thần, trong đó có hai chữ “Chế Thắng”. Mãi đến đời nay khói hương vẫn còn nghi ngút, rất là linh ứng

Ngô Lập Chi dịch

(Chỉnh lí theo: Nguyễn Đăng Na, Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập một, Truyện ngắn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 329 – 343)

V. Văn mẫu

Đề: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ), nêu cảm nhận của bạn về hình tượng nhân vật Bích Châu trong tác phẩm.

Nàng Bích Châu trong tác phẩm "Hải Khẩu Linh Từ" hiện lên là một hình tượng nhân vật đa chiều, đầy ấn tượng. Nàng không chỉ là một người con gái xinh đẹp, nết na mà còn là một vị nữ thần linh thiêng, một biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm. Bích Châu xuất thân là một cô gái bình thường, nhưng vì lòng yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm, nàng đã dũng cảm hy sinh bản thân để bảo vệ quê hương. Sau khi chết, nàng hóa thành vị nữ thần linh thiêng, luôn âm thầm giúp đỡ và phù trợ cho vua và quân dân ta trong cuộc chiến chống giặc. Hình tượng Bích Châu thể hiện niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, vào sự phù trợ của thần linh trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Đồng thời, nó cũng ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý chí quyết tâm chiến thắng của nhân dân ta. Nàng Bích Châu là một hình tượng nhân vật đẹp đẽ, cao quý, mang giá trị nhân văn sâu sắc. Nàng là biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý chí quyết tâm chiến thắng của nhân dân ta.

Đánh giá

0

0 đánh giá