Ngữ văn lớp 11 trang 106 Tập 2 Chân trời sáng tạo

59

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 106 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Ôn tập cuối học kì 2 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2

Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)Nêu một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du. Theo bạn, với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có những đóng góp gì trong việc phát triển thể loại truyện thơ Nôm của dân tộc?

Trả lời:

C1:

* Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:

- Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.

- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

- Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

- Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:

+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả

 + Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.

+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

* Những đóng góp của Nguyễn Du trong việc phát triển thể loại truyện thơ Nôm của dân tộc: Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam

C2:

1. Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:

- Nguyễn Du (1766? –1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của ông.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập" (78 bài thơ), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài thơ).

+ Tác phẩm chữ Nôm: "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát; "Văn chiêu hồn" (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh).

- Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam.

Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bạn hiểu thế nào là yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình? Theo bạn, đoạn thơ sau có yếu tố tượng trưng không? Dựa vào những dấu hiệu nào để khẳng định như vậy?

                                     Này lắng nghe em khúc nhạc thơm

                                     Say người như rượu tối tân hôn;

Như hương thấm tận qua xương tuỷ, 

                                     Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn

                                     Hãy tự buông cho khúc nhạc hường

                                     Dẫn vào thế giới của Du Dương

                                     Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy

Hiển hiện hoa và phảng phất hương...

                                                         (Xuân Diệu, Huyền diệu)

Trả lời:

C1:

- Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình là việc sử dụng hình ảnh, tả cảm xúc mang ý nghĩa trừu tượng bằng những hình ảnh, cảm xúc cụ thể kết hợp cùng việc sử dụng những phép tu từ, để truyền tải nội dung sâu sắc hơn.

- Những dấu hiệu nào để khẳng định như vậy là:

+ Đoạn thơ được sử dụng để tả cảm xúc tình yêu đang vô cùng sâu nặng và ám ảnh tác giả.

+ Sử dụng hình ảnh “khúc nhạc” để tượng trưng cho cảm xúc tình yêu, khi đó "khúc nhạc" là một hình ảnh trừu tượng được sử dụng để truyền tải những cảm xúc sâu sắc về tình yêu.

+ …

C2:

- Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình là sử dụng các từ, các hình ảnh để truyền tải những cảm xúc, suy tư, tình cảm một cách ẩn ý, không trực tiếp.

- Đoạn thơ trên có yếu tố tượng trưng.

+ Dấu hiệu: Sử dụng các từ ngữ tượng trưng để miêu tả tình cảm.

Ví dụ: "khúc nhạc" biểu tượng cho tình cảm, "âm điệu, thần tiên" diễn tả tình cảm. "hương thấm tận qua xương tủy" và "phảng phất hương" cũng là một hình thức sử dụng tượng trưng để miêu tả tình cảm một cách tinh tế và ẩn ý.

Câu 5 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nếu một số điểm khác biệt chính giữa truyện và truyện kí.

Trả lời:

C1:

- Một số điểm khác biệt chính giữa truyện và truyện kí:

+ Truyện thường được viết theo dạng truyền thống, được chia thành nhiều chương, có những nhân vật chính, phối hợp để kể một câu chuyện có nội dung và hành động. Truyện kí tập trung chủ yếu vào việc mô tả thông tin, những sự kiện thực tế, hoàn cảnh, nhân vật thực tế.

+ Ngôn ngữ của truyện thường phong phú, sáng tạo và có thể bao gồm nhiều phong cách và giọng điệu khác nhau. Ngược lại, truyện kí thường được viết bằng ngôn ngữ chắc chắn và tài liệu trung thực, sự miêu tả được giữ nguyên một cách đơn giản và chặt chẽ.

+ Truyện thường tập trung vào những nhân vật riêng biệt, có sự phân biệt rõ ràng giữa những nhân vật chính và phụ thông qua tính cách và hành động của họ. Trong khi đó, truyện kí thường tập trung vào những nhân vật, chính trị gia, nhà ngoại giao, nhà văn, nghệ sĩ có ảnh hưởng trong lịch sử hoặc đời sống xã hội.

+ Truyện thường được đánh giá về khía cạnh văn học, với các yếu tố như cốt truyện, phát triển nhân vật, lối viết và sự tưởng tượng. Truyện kí được đánh giá dựa trên tính chân thật, độ trung thực của bức hình về sự kiện, nhân vật được miêu tả.

=> Truyện và truyện kí là hai thể loại văn học khác nhau, mỗi loại có mục đích, hình thức, ngôn ngữ, nhân vật và khía cạnh văn học khác nhau.

C2:

Điểm khác biệt chính giữa truyện và truyện kí:

- Truyện: Phần lớn đều sử dụng nhiều trí tưởng tượng, óc sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống và thiên nhiên (nội dung trong truyện không hoàn toàn giống hệt như trong thực tế); có nhân vật, cốt truyện và lời kể.

- Kí: Chú trọng đến việc ghi chép, tái hiện hình ảnh, sự việc của đời sống, con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả từ những điều mắt thấy, tai nghe (chân thực với thực tế cuộc sống). Kí thường không có cốt truyện rõ ràng, thậm chí có khi không có cả nhân vật.

Câu 6 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhận xét về cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki) hoặc Xà bông “Con Vịt” (Trần Bảo Định).

Trả lời:

C1:

- Tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn xuất phát từ nhân vật “tôi” (nhân vật Pê-xcốp). Việc sử dụng ngôi kể này giúp độc giả có được cái nhìn trực tiếp và chân thực về suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong quá trình học tập.

- Tác phẩm cũng thể hiện được điểm nhìn khách quan của nhân vật Pê-xcốp đối với vấn đề học tập, cách tiếp cận và đối diện với khó khăn trong quá trình học.

C2:

* Tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki):

- Ngôi kể thứ nhất dùng để miêu tả hành trình học tập của bản thân.

- Đặt điểm nhìn vào nhân vật chính - tác giả, kể lại những kinh nghiệm, cảm nhận của mình trong quá trình học tập.

=> Tác giả chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích mọi ngượi tự học, tự đọc.

Câu 7 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)Theo bạn, nhìn từ mối quan hệ với tác giả, người kể chuyện trong truyện ngắn khác với người kể chuyện trong truyện kí như thế nào? Chia sẻ cảm nhận hoặc ấn tượng sâu sắc nhất của bạn khi đọc một trong ba truyện ngắn: Chiều sương (Bùi Hiển), Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), Kiến và người (Trần Duy Phiên).

Trả lời:

C1:

- Mối quan hệ với tác giả, người kể chuyện trong truyện ngắn khác với người kể chuyện trong truyện kí là:

+ Trong truyện ngắn, người kể chuyện thường không chỉ đơn thuần là một nhân vật, mà còn là người hùng của chính câu chuyện, họ trực tiếp tham gia vào tình huống và diễn biến của câu chuyện.

+ Trong khi đó, trong truyện ký, người kể chuyện thường chứng kiến, quan sát và dẫn chứng những sự kiện và diễn biến một cách khách quan hơn.

- Sau khi đọc Muối của rừng em có ấn tượng sâu sắc về thông điệp mà Nguyễn Huy Thiệp muốn gửi gắm tới người đọc. Ông khơi dậy lòng trắc ẩn, tình yêu thiên nhiên và sự hòa hớp giữa thiên nhiên và con người. Đồng thời thông qua tác phẩm, tác giả cũng đề cao sự vị tha, hướng thiện của con người cùng vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa.

C2:

* Sự khác nhau giữa người kể chuyện trong truyện ngắn và truyện kí.

- Người kể chuyện trong truyện ngắn thường tập trung vào một câu chuyện cụ thể và phát triển các nhân vật và sự kiện trong câu chuyện đó.

- Trong truyện kí, người kể chuyện thường ghi lại các sự kiện và hiện tượng một cách khách quan hơn, không tập trung vào việc xây dựng nhân vật và câu chuyện.

* Em ấn tượng nhất với truyện “Chiều sương” vì câu chuyện ánh lên ngọn lửa hi vọng về sự sống và hi vọng giản đơn của những người dân chài. Tác giả đã mô tả một cách tinh tế những xúc cảm của nhân vật, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống của những người dân chài và hy vọng của họ trong cuộc sống.

Câu 8 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về yêu cầu trong cách viết giữa hai kiểu văn bản:

– Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

– Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Trả lời:

– Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học:

 

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

Điểm giống

- Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra các lập luận để giải thích quan điểm của tác giả hoặc giá trị của tác phẩm.

- Đều cần sử dụng các phương tiện văn học, lý luận và bằng chứng để chứng minh và tỏ rõ quan điểm.

-Cần sử dụng một cách suy nghĩ logic và có một cấu trúc rõ ràng để thuyết phục đọc giả.

Điểm khác

- Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội

- Đưa ra các lập luận về những vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội

- Sử dụng lý lẽ và bằng chứng để tỏ rõ quan điểm

- Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm

- Đưa ra các lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học

- Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị của tác phẩm

 

– Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận:

 

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

  Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Điểm giống

- Đều đề cập đến vấn đề cụ thể

- Có tính khách quan, sử dụng ngôn ngữ trang trọng, chuyên môn.

- Yêu cầu sử dụng các thông tin đáng tin cậy để hỗ trợ cho các yếu tố như tự sự, biểu cảm và nghị luận.

Điểm khác

- Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê, số liệu

- Sử dụng cấu trúc lời văn khoa học, trang trọng

- Có sự tập trung vào việc đưa ra kết quả nghiên cứu

- Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê, số liệu

- Không nhất thiết sử dụng cấu trúc lời văn khoa học, trang trọng

 

Câu 9 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)Lập bảng tổng hợp những điểm đáng lưu ý về các tri thức tiếng Việt liên quan đến

–  Đặc điểm, tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

– Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối;

– Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc;

– Cách nhận biết và cách sửa một số kiểu lỗi về thành phần câu.

Trả lời:

C1:

Tri thức Tiếng Việt

Điểm đáng lưu ý

Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường

- Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ: dùng mới mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt

- Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ: từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.

- Hiện tượng tách biệt: tách các thành phần câu thành những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc

Biện pháp tu từ đối

- Thường được dùng trong thơ, văn xuôi ở cấp độ câu, đoạn văn hoặc văn bản.

- Tác dụng tạo sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hòa theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam. Đồng thời có tác dụng giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng.

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc

- Là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp, nhằm nhấn mạnh ý tưởng và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản.

Cách nhận biết và sửa lỗi thành phần câu

- Lỗi thiếu thành phần câu

- Thiếu thành phần vị ngữ

- Thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ

- Không phân định rõ các thành phần câu.

- Sắp xếp sai trật tự thành phần câu

C2:

Nội dung

Đặc điểm

Tác dụng

Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Đảo trật tự từ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt

- Tạo ra sự sáng tạo và mới mẻ trong ngôn ngữ

- Tăng cường tính linh hoạt và đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ

- Tạo ra sự chú ý và ấn tượng nhất định

- Thể hiện giá trị cá nhân và chủ quan của người sử dụng ngôn ngữ

Biện pháp tu từ đối

- Sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau

- Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau;

- Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ lợi với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ;

- Các từ đối nhau hoặc là đồng nghĩa với nhau, hoặc là trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

Việc sử dụng phép đối, tác giả muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngươc nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc

Dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc

- Tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.

- Nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản.

Một số kiểu lỗi về thành phần câu

Cách nhận biết

Cách sửa

Câu thiếu thành phần chủ ngữ

Câu không có thành phần chủ ngữ, chỉ có thành phần vị ngữ và trạng ngữ,...

Thêm thành phần chủ ngữ cho câu

Câu thiếu thành phần vị ngữ

Câu không có thành phần vị ngữ mà chỉ có thành phần chủ ngữ và trạng ngữ,...

Thêm thành phần vị ngữ cho câu

Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Câu chỉ có thành phần trạng ngữ

Thêm thành phần chủ ngữ và vị ngữ cho câu

Câu thiếu một vế của câu ghép

Câu ghép chỉ có một vế, bị thiếu mất vế sau

Thêm vế sau cho câu ghép

Câu không xác định được thành phần

Trong câu có quá nhiều chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ nhưng không được phân cách bởi các dấu câu một cách rõ ràng

Phân cách các vế trong câu bằng dấu câu.

Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần

Câu không mang trọn vẹn ý nghĩa, khó hiểu, các thành phần trong câu được sắp xếp một cách lộn xộn

Sắp xếp lại thành phần câu theo công thức: Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ.

Câu 10 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 200 – 300 chữ) về một trong hai nội dung sau:

- Con người sẽ được gì, mất gì khi trở thành bạn với muôn loài?

- Phải chăng “cái tôi” là một thế giới?

Trả lời:

C1:

Đoạn văn tham khảo:

- Nội dung 1:

Từ thuở khai thiên lập địa, con người đã gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên. Vậy “con người sẽ được gì, mất gì khi trở thành bạn với muôn loài?” Ngày nay dù sống trong những ngôi nhà bê - tông cao tầng có máy điều hòa nhiệt độ và đầy đủ tiện nghi hiện đại nhưng chúng ta vẫn không thể thiếu cây xanh, thảm cỏ, nước, không khí. Có thể nói thiên nhiên là bạn tốt của con người. Thiên nhiên tạo điều kiện cho con người tồn tại và phát triển. Thiên nhiên, đó là rừng vàng cung cấp đủ loại lâm sản. Rừng ngăn nước lũ, chắn gió, chắn cát để bảo vệ mùa màng. Thiên nhiên, đó là biển bạc cung cấp cho con người bao loại hải sản quý giá. Biển còn là đường giao thông thuận lợi nối liền các đại lục từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Thiên nhiên còn là đất đai cho con người trồng trọt, canh tác. Từ lúa, ngô, khoai, rau, đậu cho đến cam, nho, táo, mận... Có đất trồng trọt, con người mới có lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống. Thiên nhiên, đó là nước, là không khí, là mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ dầu, mỏ kim cương. Thiên nhiên cung cấp cho con người mọi điều kiện vật chất để không ngừng nâng cao cuộc sống… Tuy nhiên, việc trở thành bạn với muôn loài cũng có mặt trái. Con người sẽ phải đối mặt với những thách thức và nguy hiểm mới mà họ chưa từng trải qua. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng quản lý và chăm sóc thiên nhiên tại địa phương. Đây là một thử thách về mặt vật lý và tinh thần, và nếu không thích nghi tốt, sẽ có rủi ro về sức khỏe và an toàn. Tóm lại, việc trở thành bạn của muôn loài giúp chúng ta có những trải nghiệm thú vị, đồng thời cũng gắn kết mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

- Nội dung 2:

Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Vậy “Phải chăng “cái tôi” là một thế giới?”? Cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian trong quá trình sống của con người... Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình, nói cách khác, cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Nhiều người cho rằng "cái tôi" đại diện cho bản thân của mình, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ "cái tôi" thực sự là gì và nó có ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống của họ. Đôi khi, khi con người quá lạc quan vào "cái tôi", họ trở nên ích kỷ và không thể chấp nhận ý kiến của người khác. Một số người còn sử dụng "cái tôi" để bảo vệ mình khỏi sự tổn thương, khiến cho họ không bao giờ muốn làm chuyện gì đó có thể đem lại rủi ro cho bản thân mình. Tuy nhiên, nếu được sử dụng đúng cách, "cái tôi" cũng có thể giúp con người tự tin và đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Khi tạo cho mình được nhiều giá trị, làm cho “cái tôi” của mình đẹp hơn, người ta sẽ cảm thấy tự tin, cởi mở và tìm thấy cũng như tạo ra được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thấu hiểu được giá trị thật về cái tôi của mình, người ta có thể “là chính mình” và sống thật với mình hơn. Tóm lại, mỗi cá nhân là một thực thể tồn tại, phát triển, sinh ra và mất đi, có sự hình thành và cấu tạo rất riêng biệt, với những giá trị nhất định riêng trong thế giới này, chính vì vậy hãy sống hết mình để bản thân có thể là một người tự do, được sống hồn nhiên yêu đời và hạnh phúc

C2:

- Con người sẽ được gì, mất gì khi trở thành bạn với muôn loài?

Con người là một phần của hệ sinh thái trên Trái đất và chúng ta có mối quan hệ tương tác rất chặt chẽ, gắn bó trực tiếp với các loài khác trong tự nhiên. Khi trở thành bạn với muôn loài, chúng ta có thể hưởng nhiều lợi ích và đồng thời phải chịu mất mát. Đầu tiên, để trở thành bạn với muôn loài, chúng ta cần phải hiểu được các loài khác và cách chúng tương tác với môi trường xung quanh. Điều này có thể giúp chúng ta tăng cường kiến thức về tự nhiên và hiểu rõ hơn về các vấn đề môi trường. Ngoài ra, việc tương tác với các loài khác cũng giúp chúng ta phát triển tính cảm thông, có tinh thần chăm sóc, hỗ trợ và cộng đồng. Tuy nhiên, khi trở thành bạn với muôn loài, chúng ta cũng phải chịu một số hạn chế. Đôi khi, việc bảo vệ môi trường sẽ yêu cầu chúng ta phải hy sinh một số tiện nghi và tiện ích của cuộc sống. Ví dụ như, phải giảm thiểu việc sử dụng hóa chất, nước sạch và động vật hoang dã. Ngoài ra, việc giảm bớt tác động của con người cũng sẽ làm cho chúng ta phải thích nghi với môi trường sống mới với nhiều hạn chế hơn. Trở thành bạn với muôn loài sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích và đồng thời yêu cầu chúng ta phải thực hiện nhiều thay đổi trong cuộc sống. Sau cùng, con người và muôn loài luôn có sợi dây liên kết, gắn bó mật thiết, chúng ta cần phải cổ vũ và thực hiện những hành động tích cực để đem lại kết quả tốt đẹp nhất cho bản thân và môi trường tự nhiên.

- Phải chăng “cái tôi” là một thế giới?

Phải chăng “cái tôi” là một thế giới? Cái tôi là một trong những khái niệm triết học cổ nhất đánh dấu ý thức đầu tiên của con người về bản thể tồn tại của mình. Từ đó nhận ra mình là một cá thể khác với người khác. Trong văn học, cùng một đề tài nhưng cách xử lí, đặt vấn đề của mỗi nghệ sĩ không giống nhau, do sự không trùng khít về hệ qui chiếu, thế giới quan, tầm hiểu biết, tầm nhìn, tầm cảm. Cách xử lí mới làm thay đổi ý nghĩa của nhân vật, tạo ra hiệu ứng nghệ thuật mới mẻ, hấp dẫn người đọc. Mỗi nghệ sĩ có cách lựa chọn, miêu tả thể hiện con người khác nhau, thế giới nghệ thuật lại có logic nội tại riêng. Điều đó có cơ sở từ cách hiểu về thế giới con người. Thực chất vấn đề con người mới trong văn học là quan niệm mới mẻ về con người và cách cắt nghĩa thế giới của nghệ sĩ. Đó chính là cái “tôi” của các tác giả.

Đánh giá

0

0 đánh giá