Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 134 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Âm mưu và tình yêu giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Âm mưu và tình yêu
Trả lời:
C1:
- Sự khác nhau giữa chủ đề "Âm mưu và tình yêu" được thể hiện trong Hồi I - Cảnh 1 và Hồi II- Cảnh 2 là:
+ Hồi I - Cảnh 1: chủ đề nổi bật là tình yêu mãnh liệt của Luy-đơ dành cho người mình yêu, nàng sẵn sàng vượt qua mọi định kiến, mọi lời ngăn cấm của cha mẹ. Trước những lời ngăn cản kịch liệt của cha mẹ, nàng chọn cách từ bỏ nhưng vẫn giữ cho mình tình yêu.
+ Hồi II - Cảnh 2: Phéc-đi-năng đứng lên đấu tranh vì tình yêu của mình, sẵn sàng chết cùng nhau chứ không chịu thỏa hiệp với cha.
- Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te - Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2 là: sự ngăn cấm của người cha đối với tình yêu của người con, người cha cho rằng tình yêu này là không cân xứng, không có sự môn đăng hộ đối nên đã phản đối kịch liệt.
C2:
- Trong Âm mưu và tình yêu, Hồi I – Cảnh 1 (trích) tập trung vào chủ đề tình yêu; Hồi II – Cảnh 2 (trích) thể hiện cả chủ đề “tình yêu” và chủ đề “âm mưu”: âm mưu hủy hoại tình yêu, còn tình yêu thì bất khuất trước âm mưu. Đó là sự khác nhau trong cách triển khai chủ đề. Các chủ đề dù khác nhau nhưng vẫn liên hệ mật thiết trong quan hệ nhân quả và tiếp nối.
- Chủ đề ở Hồi I – Cảnh 1 chuẩn bị cho chủ đề ở Hồi II – Cảnh 2. Tình yêu được thể hiện ở Hồi 1 – Cảnh 1 càng trong sáng, tha thiết, chân thành thì âm mưu ở Hồi II – Cảnh 2 càng bỉ ổi, xung đột phát triển càng gay gắt, căng thẳng,...
Trả lời:
C1:
- Nét tính cách nổi bật của Tể tướng Phôn Van-te:
+ Là một người tàn nhẫn, nóng tính, cậy chức cậy quyền khinh thường và ra uy với kẻ có địa vị, chức quyền thấp hơn mình.
+ Hành động và cư xử theo ý mình mà không quan tâm tới người khác.
- Nguyên nhân làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này là: do Tể tướng ngăn cấm và khinh thường tình yêu của người con. Người cha sẵn sàng làm đủ mọi cách để phản đối chuyện tình cảm giữa Phéc-đi-năng và Luy-đơ khiến Phéc-đi-năng giận dữ, sẵn sàng chống trả bằng mọi cách.
C2:
- Phéc-đi-năng (hiện thân cho cái cao cả) có những nét tính cách nổi bật như: có tình yêu mãnh liệt, chân thành; trọng danh dự; có ý chí đấu tranh; quyết liệt bảo vệ tình yêu và sự công bằng;...Những nét tính cách ấy được thể hiện qua việc Phéc-đi-năng cãi lại, thậm chí muốn cầm kiếm lên chiến đấu với cha để bảo vệ và cứu người chàng yêu. Tính cách của thiếu tá Phéc-đi-năng xung khắc mạnh mẽ với tính cách của tể tướng Phôn Van-te
- Tể tướng Phôn Van-te (hiện thân cho cái thấp kém), có thể chỉ ra một số nét tính cách như: có âm mưu đen tối, ích kỉ, đê hèn; hành động, nói năng ngang ngược, ngạo mạn; để đạt được mục đích riêng, sẵn sàng chà đạp, xúc phạm nhân cách của người khác,... tính cách của tể tướng Phôn Van-te xung khắc mạnh mẽ với tính cách của Phéc-đi-năng.
=> Nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa hai nhân vật là người cha – Phôn Van-te ngăn cấm và châm biếm tình yêu của người con – Phéc-đi-năng.
Trả lời:
C1:
- Cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-đơ chính là điểm sáng để phát triển tình huống toàn bộ vở kịch.
- Tác giả miêu tả Luy-đơ là người yếu đuối, nhỏ bé xuất thân từ gia đình nhạc công nhưng đem lòng yêu con trai tể tướng. Tình yêu bị ngăn cấm, Luy-đơ bỏ đi, nhưng con trai tể tướng lại đứng lên sẵn sàng đối đầu, thậm chí là chết. Điều đó đã giúp tác giả khắc họa thành công nhân vật trong tâm trí người đọc, người nghe.
C2:
Yêu Phéc-đi-năng tha thiết; có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, người yêu; có tâm hồn thánh thiện, một lòng tin yêu cha mẹ và kính Chúa; số phận ngang trái, bị tể tướng – cha của người yêu đối xử thô bạo, tàn độc,…
- Diễn biến tâm lí của Luy-dơ tinh tế và phức tạp vì hiểu được số phận và tình yêu ngang trái trong hoàn cảnh oái ăm. Điều này được tác giả thể hiện qua cử chỉ, hành vi và qua đối thoại, độc thoại của Luy-dơ.
Trả lời:
C1:
Cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1 và/ Hồi II – Cảnh 2:
- Hồi I - Cảnh I: nhân vật Luy-đơ và nhạc công Min-le có lời thoại nhiều và dài nhất vì đây là hai nhân vật chính trong Hồi I. Việc phân bố lời thoại như vậy là hoàn toàn hợp lí vì thể hiện được vai trò và nội dung truyền tải.
- Hồi II - Cảnh 2: nhân vật Tể tướng và Thiếu tá Phéc-đi-năng xuất hiện nhiều và liên tục nhưng các lời thoại ngắn. Cách phân bố lời thoại này là hoàn toàn hợp lí, những câu thoại ngắn, liên tục giúp diễn tả sự hồi hộp, gay cấn, đẩy mâu thuẫn kịch lên cao trào, tăng tính kích thích cho người xem.
C2:
- Ngôn ngữ kịch chủ yếu là ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại,…) của nhân vật, là ngôn ngữ biểu đạt hành động (bên trong và bên ngoài), kết hợp một cách chọn lọc với các chỉ dẫn sân khấu (của tác giả). Ngôn ngữ kịch trong Âm mưu và tình yêu cũng mang những đặc điểm trên nhưng đặc biệt giàu kịch tính, tạo tương tác qua lại và dẫn dắt xung đột kịch phát triển mau lẹ, hợp lí.
Trả lời:
C1:
- Trong văn bản trên, nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng là nhân vật mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch.
- Căn cứ vào tình huống truyện, ta thấy Phéc-đi-năng là nhân vật với xuất thân quyền quý đã dũng cảm và ngoan cuồng chống lại bạo quyền vì khát vọng tự do và hạnh phúc. Nhân vật này sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình, thà chết cùng người mình yêu chứ không chịu khuất phục trước sự ngăn cấm của người cha. Qua đây, có thể thấy tình yêu đích thực đã làm nên sức mạnh phi thường của những con người yếu thế.
C2:
Luy-dơ và Phéc-đi-năng đều là nhân vật bi kịch. Vì:
+ Có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận.
+ Có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.
+ Kết cục phải trả giá đắt.
Trả lời:
C1:
- Trong văn bản trên, những dấu hiệu giúp em nhận biết đây là văn bản thuộc thể loại bi kịch:
+ Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.
+ Trong Âm mưu và tình yêu, bi kịch giữa khát vọng cao đẹp của con người chính là khát vọng được yêu, được bên cạnh người mình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-đơ trái ngược với tình thế bi đát của thực tại: sự ngăn cấm của người cha Tể tưởng vì cho rằng tình yêu của họ là không cân xứng, không môn đăng hộ đối.
+ Xung đột bi kịch: Phéc-đi-năng sẵn sàng tự tay giết chết người mình yêu và tự sát hoặc đâm vào tể tướng chỉ để đấu tranh cho tình yêu chân chính của mình. Trước bạo quyền của người cha, Phéc-đi-năng vẫn một mực chống trả, đấu tranh để đòi lại tự do và hạnh phúc của mình. Bạo quyền đã bị đánh gục chỉ bằng một câu nói của Phéc-đi-năng.
C2:
- Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.
→ Trong Âm mưu và tình yêu, bi kịch giữa khát vọng cao đẹp của con người chính là khát vọng được yêu, được bên cạnh người mình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-dơ >< tình thế bi đát của thực tại: sự ngăn cấm của người cha Tể tưởng vì cho rằng tình yêu của họ là không cân xứng, không môn đăng hộ đối.
- Xung đột bi kịch: Phéc-đi-năng sẵn sàng tự tay giết chết người mình yêu và tự sát hoặc đâm vào tể tướng chỉ để đấu tranh cho tình yêu chân chính của mình. Trước bạo quyền của người cha, Phéc-đi-năng vẫn một mực chống trả, đấu tranh để đòi lại tự do và hạnh phúc của mình. Bạo quyền đã bị đánh gục chỉ bằng một câu nói của Phéc-đi-năng.
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt trang 127
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim)
Giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân