15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 6 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Phản xạ toàn phần

270

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 6: Phản xạ toàn phần sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 6: Phản xạ toàn phần. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 6: Phản xạ toàn phần

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 6: Phản xạ toàn phần

Câu 1: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ trong nước tới mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của nước và của không khí đối với ánh sáng đơn sắc này lần lượt là 1,333 và 1. Góc tới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa nước và không khí đối với ánh sáng đơn sắc này là

A. 41,40°. 

B. 53,12°.

C. 36,88°.

D. 48,61°.

Đáp án đúng là: D

Góc tới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa nước và không khí đối với ánh sáng đơn sắc này là:

sinith=n2n1=11,333=10001333

ith48,61o

Câu 2: Biết chiết suất của thủy tinh là 1,5; của nước là 43. Góc tới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang nước là

A. 46,80.   

B. 72,50.

C. 62,70.  

D. 41,80.

Đáp án đúng là: C

Góc tới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang nước:

sinith=n2n1=431,5=89

ith62,7o

Câu 3: Biết chiết suất của thủy tinh là 1,5. Góc tới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang không khí là

A. 48,6o

B. 72,75°

C. 62,7°   

D. 41,8°.

Đáp án đúng là: D

Chiết suất của không khí là 1.

Góc tới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang không khí.

sinith=n2n1=11,5=23

ith41,8o

Câu 4.  Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là

A. 200.

B. 300.

C. 400.

D. 600.

Đáp án đúng là: D

Chiết suất của không khí là 1.

Góc tới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ nước ra không khí.

sinith=n2n1=11,3=1013

ith50,28o

Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là: i ≥ ith.

Vậy góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là 600.

Câu 5: Với n1 là chiết suất của môi trường chứa tia tới; n2 là chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ. Góc tới hạn được xác định bởi biểu thức:

A. tanith=n2n1    

B. cos ith=n1n2   

C. cos ith=n2n1  

D. sinith=n2n1   

Đáp án đúng là: D

Với n1 là chiết suất của môi trường chứa tia tới; n2 là chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ. Góc tới hạn được xác định bởi biểu thức: sinith=n2n1

Câu 6: Sợi quang trong cáp quang ứng dụng hiện tượng gì?

A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.

C. Hiện tượng phản xạ toàn phần.

D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Đáp án đúng là: C

Cáp quang được dùng để truyền tín hiệu ánh sáng ứng dụng trong thông tin liên lạc, y học…. Cáp quang gồm một bó sợi quang. Khi ánh sáng đi vào sợi quang thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. Hiện tượng này được lặp lại nhiều lần liên tiếp trên thành sợi khiến ánh sáng được dẫn truyền bên trong sợi quang.

Câu 7: Khi nói về hiện tượng phản xạ toàn phần. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Góc tới lúc bắt đầu không quan sát thấy tia khúc xạ được gọi là góc tới hạn. 

B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc tới hạn phản xạ toàn phần.

D. Góc tới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số chiết suất giữa môi trường có chiết suất lớn với môi trường có chiết suất nhỏ hơn. 

Đáp án đúng là: D

Sin góc tới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số chiết suất giữa môi trường có chiết suất nhỏ với môi trường có chiết suất lớn hơn.

Câu 8: Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là

A. gương phẳng.      

B. gương cầu.

C. thấu kính.

D. cáp dẫn sáng trong nội soi.      

Đáp án đúng là: D

Cáp quang được dùng để truyền tín hiệu ánh sáng ứng dụng trong thông tin liên lạc, y học….Cáp quang gồm một bó sợi quang. Khi ánh sáng đi vào sợi quang thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. Hiện tượng này được lặp lại nhiều lần liên tiếp trên thành sợi khiến ánh sáng được dẫn truyền bên trong sợi quang.

Câu 9: Khi chiếu tia sáng tới lăng kính nhưng chỉ thu được tia phản xạ. Hiện tượng này gọi là gì?

A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.

C. Hiện tượng phản xạ toàn phần.

D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Đáp án đúng là: C

Khi chiếu tia sáng tới lăng kính mà chỉ thấy tia phản xạ, toàn bộ tia tới bị phản xạ tại mặt phẳng phân cách giữa bản bán trụ và không khí. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 10: Một tia sáng đi từ thuỷ tinh đến mặt phân cách với nước. Biết chiết suất của thuỷ tinh là 1,5; chiết suất của nước là 4/3. Để có tia sáng đi vào nước thì góc tới (i) phải thoả mãn điều kiện nào dưới đây?

A. i ≥ 62o44’.

B. i < 62o44’.

C. i < 65o48’.

D. i < 48o35’.

Đáp án đúng là: B

Để có tia sáng đi vào nước thì không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là: i ≥ ith.

Trong đó ith được xác định bởi:

sinith=n2n1=431,5=89

ith62o44'

Vậy để có tia sáng đi vào nước thì góc tới i < 62o44’

Câu 11: Chiếu một tia sáng từ thủy tinh sang không khí.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Khi xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.

   

b.Nếu tiếp tục tăng góc tới i, ta không quan sát thấy tia khúc xạ nữa.

   

c. Toàn bộ tia tới bị phản xạ tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khúc xạ toàn phần.

   

d. Điều kiện để chỉ nhìn thấy tia phản xạ là góc tới i nhỏ hơn góc tới hạn.

   

Đáp án đúng là: a – Đúng; b – Đúng; c – Sai; d - Sai

a – Đúng:Một tia sáng truyền từ thủy tinh ra ngoài không khí thì có góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.

b – Đúng: Nếu tiếp tục tăng góc tới i, ta không quan sát thấy tia khúc xạ nữa mà chỉ còn thấy tia phản xạ.

c – Sai: Toàn bộ tia tới bị phản xạ tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần.

d – Sai: Điều kiện để chỉ nhìn thấy tia phản xạ là góc tới i lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn.

Câu 12: Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất n2 với góc tới i ≠ 0.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Khi n2 > n1 thì không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.               

   

b.Khi n2 < n1 là một trong những điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

   

c. Khi góc tới i = góc tới hạn ith (với sinithn2n1) thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

   

d. Khi n2 > n1 và góc tới i   góc tới hạn ith (với sinithn2n1) thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

   

Đáp án đúng là: a – Đúng; b – Đúng; c – Sai; d - Sai

a – Đúng: Khi n2 > n1 thì không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.               

b – Đúng: Khi n2 < n1 là một trong những điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

c – Sai: Khi góc tới i  góc tới hạn ith (với sinithn2n1) thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

d – Sai: Khi n2 < n1 và góc tới i   góc tới hạn ith (với sinithn2n1) thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 13: Một tia sáng đi từ kim cương đến mặt phân cách với thủy tinh. Biết chiết suất của kim cương là 2,419; chiết suất của thủy tinh là 1,52. Góc tới hạn của tia sáng phản xạ toàn phần khi đó là bao nhiêu?

Đáp án đúng là: 38,93o

Giải thích:

Góc tới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ kim cương đến mặt phân cách với thủy tinh là:

sinith=n2n1=1,522,419

ith38,93o

Câu 14: Một tia sáng đi từ thủy tinh đến mặt phân cách với nước. Biết chiết suất của nước là 1,333; chiết suất của thủy tinh là 1,52. Góc tới hạn của tia sáng phản xạ toàn phần khi đó là bao nhiêu?

Đáp án đúng là: 61,28o

Giải thích:

Góc tới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy tinh đến mặt phân cách với nước là:

 sinith=n2n1=1,3331,52

ith61,28o

Câu 15. Tính góc tới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí. Biết chiết suất của nước là 43 .

Đáp án đúng là: 48,590

Giải thích:

Chiết suất của không khí là 1.

Góc tới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ nước ra không khí.

sinith=n2n1=143=34

ith48,59o

Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là: i ≥ ith.

Vậy góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là 48,590.

Phần 2: Lý thuyết KHTN 9 Bài 6: Phản xạ toàn phần

1. Hiện tượng phản xạ toàn phần

- Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

2. Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần

- Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn: n1 > n2

- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới giới hạn: i ≥ igh với sinigh=n2n1

Sơ đồ tư duy Phản xạ toàn phần

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá