15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 10 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Đoạn mạch song song

11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 10: Đoạn mạch song song sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Đoạn mạch song song. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 10: Đoạn mạch song song

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 10: Đoạn mạch song song

Câu 1: Trong phòng học đang sử dụng một đèn dây tóc và một quạt trần có cùng hiệu điện thế 220V. Biết các dụng cụ đều hoạt động bình thường. Thông tin nào sau đây là đúng?

A. Bóng đèn và quạt trần mắc song song với nhau.

B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn và quạt trần có giá trị bằng nhau.

C. Tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các dụng cụ điện bằng hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

D. Bóng đèn và quạt trần mắc nối tiếp với nhau.

Đáp án đúng là: A

Vì trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế của các mạch rẽ luôn bằng nhau và bằng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch.

Câu 2: Hai điện trở R1 = 4Ω, R2 = 6Ω mắc song song với nhau vào đoạn mạch có hiệu điện thế U = 2,4V. Điện trở tương đương của đoạn mạch là

A. 10 Ω.

B. 2,4 Ω.

C. 24 Ω.

D. 2 Ω.

Đáp án đúng là: B

Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

1Rtd=1R1+1R2=14+16=512

Rtd=125=2,4Ω

Câu 3: Hai điện trở R1, R2 mắc song song với nhau. Biết R1 = 6Ω, điện trở tương đương của mạch là Rtđ = 4Ω. Điện trở R2 nhận giá trị nào dưới đây?

A. 2 Ω.

B. 12 Ω.

C. 4 Ω.

D. 10 Ω.

Đáp án đúng là: B

Điện trở R2 là:

1Rtd=1R1+1R2

1R2=1Rtd1R1=1416=112

R2=12Ω

Câu 4: Mắc bốn điện trở R= 12Ω; R1 = 2R= 3R= 4R4 song song với nhau vào mạch điện. Điện trở tương đương của đoạn mạch này là 

A. 1Ω.

B. 3Ω.

C. 5Ω.

D. 6Ω.

Đáp án đúng là: A

Điện trở R2 là: R: 2 = 12 : 2 = 6Ω.

Điện trở R3 là: R: 3 = 12 : 3 = 4Ω.

Điện trở R4 là: R: 4 = 12 : 4 = 2Ω.

Điện trở tương đương của đoạn mạch này là:

1Rtd=1R1+1R2+1R3+1R4=112+16+14+12

 Rtd=1Ω

Câu 5: Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R1 = 6 Ω, dòng điện mạch chính có cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2 = 0,4A. Tính R2.

A. 10 Ω.

B. 12 Ω.

C. 15 Ω.

D. 13 Ω.

Đáp án đúng là: B

Cường độ dòng điện chạy qua R1 là: I1 = I – I2 = 1,2 – 0,4 = 0,8A

Hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở R1 là: U1 = I1 . R1 = 0,8. 6 = 4,8V

Do R1 song song R2 nên U2 = U1 = 4,8V

Điện trở R2 là: R2=U2I2=4,80,4=12Ω

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?

A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Đáp án đúng là: B

Đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song,

U = U1 = U2

I = I1 + I2

1Rtd=1R1+1R2

Câu 7: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là đúng?

A. RAB = R1 + R2.

B. IAB = I1 = I2

C.  I1R2 = I2R1.

D. UAB = U1 = U2.

Đáp án đúng là: D

Đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song:

U = U1 = U2

I = I1 + I2

1Rtd=1R1+1R2

Câu 8: Biểu thức nào dưới đây là đúng với đoạn mạch có hai điện trở mắc song song? 

A. I = I1 + I2.

B. I = I1 = I2.

C. U = U1 + U2.

D. I1U1 = I2U2.

Đáp án đúng là: A

Đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song,

U = U1 = U2; I = I1 + I21Rtd=1R1+1R2

Câu 9: Trong các công thức sau đây, công thức nào không phù hợp với đoạn mạch mắc song song?

A. I = I1 + I2 + ... + In.

B. U = U1 = U2 = ... = Un.

C. R = R1 + R2 + ... Rn.

D. 1R=1R1+1R2+......+1Rn.

Đáp án đúng là: C

Đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song:

U = U1 = U2; I = I1 + I21Rtd=1R1+1R2

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế của các mạch rẽ luôn bằng nhau.

B. Trong đoạn mạch mắc song song, tổng hiệu điện thế của các mạch rẽ bằng hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.

C. Trong đoạn mạch mắc song song, tổng cường độ dòng điện của các mạch rẽ bằng cường độ dòng điện trong mạch chính.

D. Trong đoạn mạch mắc song song, điện trở tương đương của cả mạch luôn nhỏ hơn các điện trở thành phần.

Đáp án đúng là: B

Đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song, hiệu điện thế của các mạch rẽ luôn bằng nhau.

U = U1 = U2; I = I1 + I21Rtd=1R1+1R2

Câu 11: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 10 Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 5V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là

A. R = 15Ω, I = 0,3A.

B. R = 0,3Ω, I = 20A.

C. R = 103Ω, I = 1,5A.

D. R = 5Ω, I = 1A.

Đáp án đúng là: C

Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

 1Rtd=1R1+1R2=15+110

Rtd=103Ω

Cường độ dòng điện qua mạch chính là: I = URtd=5103=32A = 1,5A

Câu 12: Một đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc song song R1 = 4Ω, R2 = 3Ω, R3 = 5Ω. Hiệu điện thế giữa 2 đầu R3 là 7,5V.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Điện trở tương đương của đoạn mạch là 12Ω.

   

b.Hiệu điện thế giữa 2 đầu R1, R2 là 7,5V.

   

c. Cường độ dòng điện chạy qua R1 là 1,5A.

   

d. Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là 1,5A.

   

Đáp án đúng là: a – Sai; b – Đúng; c – Sai; d – Sai

a – Sai: Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

 1Rtd=1R1+1R2+1R3=14+13+15

Rtd=6047Ω

b – Đúng: Trong đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song, U = U1 = U2 = U3 = 7,5V.

c – Sai: Trong đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song, U = U1 = U2 = U3 = 7,5V.

Cường độ dòng điện chạy qua R1 là: I1 = U1 : R1 = 7,5 : 4 = 1,875A

d – Sai: Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là:

 I = U : R

I=7,5:6047=5,875A

Câu 13: Một đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song R1 = 4Ω, R2 = 6Ω vào mạch điện có hiệu điện thế 12V.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Điện trở tương đương của đoạn mạch là 2,4Ω.

   

b. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở R1 và R2 là 12V.

   

c. Cường độ dòng điện chạy qua R1 và R2 là 5A.

   

d. Mắc thêm điện trở R3 = 2R1 song song với hai điện trở R1 và R2 thì điện trở tương đương của đoạn mạch là 4Ω.

   

Đáp án đúng là: a – Đúng; b – Đúng; c – Sai; d – Sai

a – Đúng: Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

1Rtd=1R1+1R2=14+16

Rtd=2,4Ω

b – Đúng: Trong đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song, U = U1 = U2 = 12V.

c – Sai: Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là: I = U : R = 12 : 2,4 = 5A

Trong đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song: I = I1 + I2 = 5A

d – Sai:

Điện trở R3 là R3 = 2R1 = 2.4 = 8Ω

Mắc thêm điện trở R3 song song với hai điện trở R1 và R2 thì điện trở tương đương của đoạn mạch là:

1Rtd=1R1+1R2+1R3=14+16+18

Rtd=2413Ω

Câu 14: Cho đoạn mạch có sơ đồ như hình vẽ:

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 10 (có đáp án): Đoạn mạch song song | Khoa học tự nhiên 9

Trong đó R1 =18Ω, R2 = 12Ω, vôn kế chỉ 36V.

Tính số chỉ của ampe kế.

Đáp án đúng là: 5A

Giải thích:

Cấu tạo mạch: R1 song song R2

Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

1Rtd=1R1+1R2=118+112

Rtd=7,2Ω

Vôn kế chỉ 36V nghĩa là hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch là U = 36V.

Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là: I = U : R = 36 : 7,2 = 5A

Vậy số chỉ của ampe kế là 5A.

Câu 15: Cho đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song trong đó R2 = 5R1, UAB = 24V. Dòng điện qua R2 là 0,8A. Tính R1, R2 và cường độ dòng điện trong mạch chính.

Đáp án đúng là: R1 = 6Ω, R2 = 30Ω, I = 4,8A

Giải thích:

Cấu tạo mạch: R1//R2 

Vì R1//R2 nên U1 = U2 = UAB = 24V

Mà R2 = 5R1 => I1 = 5I2 = 5.0,8 = 4A

Điện trở R1 là: R1 = U1 : I1 = 24 : 4 = 6Ω

Điện trở R2 là: R2 = U2 : I2 = 24 : 0,8 = 30Ω

Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là: I = I1 + I2 = 4 + 0,8 = 4,8A

Câu 16: Cho mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 15Ω, R2 = R3 = 20Ω mắc song song với nhau. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 45V. Tính dòng điện qua mạch chính.

Đáp án đúng là: 7,5Ω

Giải thích:

Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

 1Rtd=1R1+1R2+1R3=115+120+120

Rtd=6Ω

Dòng điện qua mạch chính là: I = U : R = 45 : 6 = 7,5Ω.

Phần 2: Lý thuyết KHTN 9 Bài 10: Đoạn mạch song song

1. Đoạn mạch song song

- Đoạn mạch song song là đoạn mạch điện có các thiết bị điện được mắc thành các nhánh riêng biệt

Lý thuyết KHTN 9 Bài 10 (Chân trời sáng tạo 2024): Đoạn mạch song song (ảnh 1) 

2. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song

- Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song

I=I1+I2

- Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch gồm n điện trở mắc song song

I=I1+I2+...+In

3. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song

- Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song:

1Rtd=1R1+1R2

- Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở mắc song song:

1Rtd=1R1+1R2+...+1Rn

Sơ đồ tư duy Đoạn mạch song song

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá