15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 4 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Khúc xạ ánh sáng

8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Khúc xạ ánh sáng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng

Câu 1: Kim cương và thuỷ tinh có chiết suất lần lượt là n1 và n2. Chiết suất tỉ đối giữa thuỷ tinh và kim cương là

A. n21=n1n2.

B. n21=n2n1.

C. n21=n1n2.

D. n21=n1+n2.

Đáp án đúng là: B

Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1 bằng tỉ số giữa các tốc độ truyền ánh sáng v1 và v2 trong môi trường 1 và môi trường 2.

Câu 2: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới i là góc tạo bởi:

A. tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.

B. tia khúc xạ và tia tới.

C. tia khúc xạ và mặt phân cách.

D. tia khúc xạ và điểm tới.

Đáp án đúng là: A

Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới i là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 3: Một tia sáng được rọi từ nước ra không khí. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

A. Trên đường truyền trong không khí.

B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.

C. Trên đường truyền trong nước.

D. Tại đáy xô nước.

Đáp án đúng là: B

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 4: Quan sát chiếc đũa khi nhúng vào nước. Hãy chọn câu phát biểu đúng?

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 4 (có đáp án): Khúc xạ ánh sáng | Khoa học tự nhiên 9

A. Ta thấy chiếc đũa dường như dài hơn do hiện tượng ánh sáng bị tán xạ.

B. Ta thấy chiếc đũa sáng hơn do phản xạ ánh sáng.

C. Phần đũa ngập trong nước nhỏ hơn phần đũa trên mặt nước do ánh sáng bị nước hấp thụ.

D. Ta thấy chiếc đũa bị gẫy khúc tại mặt phân cách hai môi trường do hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Đáp án đúng là: D

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 5: Tra bảng chiết suất của một số môi trường, cho biết chiết suất của nước đá là bao nhiêu? 

A. 1,309.

B. 1,333.

C. 1,520.

D. 2,419.

Đáp án đúng là: A

Tra bảng chiết suất của một số môi trường, cho biết chiết suất của nước đá là 1,309.

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 4 (có đáp án): Khúc xạ ánh sáng | Khoa học tự nhiên 9

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

A. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị lệch khỏi phương truyền ban đầu tại mặt phân cách giữa hai môi trường. 

B. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị giảm cường độ tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

C. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị hắt lại môi trường cũ tại mặt phân cách giữa hai môi trường. 

D. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị thay đổi màu sắc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. 

Đáp án đúng là: A

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 7: Hoàn thành câu phát biểu sau: “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị …… tại mặt phân cách giữa hai môi trường”

A. khúc xạ.

B. uốn cong.

C. dừng lại.

D. quay trở lại.

Đáp án đúng là: A

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 8: Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1 được xác định bằng: 

A. n21=v1v2=n1n2.

B. n21=v1v2=n2n1

C. n21=v1v2=n1n2.

D. n21=v1v2=sinn1sinn2.  

Đáp án đúng là: B

Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1 bằng tỉ số giữa các tốc độ truyền ánh sáng v1 và v2 trong môi trường 1 và môi trường 2.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là nội dung của định luật khúc xạ ánh sáng?

A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia sáng tới.

B. Góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0.

C. Góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.

D. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Đáp án đúng là: A

Định luật khúc xạ ánh sáng:

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia sáng tới.

- Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ là một hằng số.

Câu 10: Chiết suất n của một môi trường trong suốt được xác định bằng công thức nào?

A.  n=cv.

B. n = c.v.

C. n = c + v.

D. n = c – v.

Đáp án đúng là: A

Theo lí thuyết về ánh sáng, chiết suất n của một môi trường trong suốt được xác định bằng tỉ số giữa tốc độ của ánh sáng trong chân không (hoặc không khí) với tốc độ ánh sáng trong môi trường đó.  n=cv

Câu 11: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, ánh sáng thay đổi hướng khi đi qua các môi trường khác nhau, tạo nên những hiệu ứng thú vị và hữu ích.

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 4 (có đáp án): Khúc xạ ánh sáng | Khoa học tự nhiên 9

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.

   

b.SI là tia khúc xạ, IR là tia tới, IN là pháp tuyến.

   

c. Góc SIN là góc tới.

   

d. Khi góc tới bằng 0 thì không có tia khúc xạ.

   

Đáp án đúng là: a – Sai; b – Đúng; c – Đúng; d - Đúng

a – Sai: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.

b – Sai: SI là tia tới, IR là tia khúc xạ, IN là pháp tuyến.

c – Đúng: Góc SIN là góc tới.

d – Đúng: Khi góc tới bằng 0 thì không có tia khúc xạ, khi đó tia tới và tia khúc xạ trùng nhau.

Câu 12: Quan sát hòn sỏi dưới nước nhìn thấy chúng rất gần mặt nước.

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 4 (có đáp án): Khúc xạ ánh sáng | Khoa học tự nhiên 9

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Ánh sáng từ hòn sỏi đến mắt truyền theo đường thẳng.

   

b.Hình ảnh ta nhìn thấy là vị trí thật của hòn sỏi.

   

c. Tia sáng truyền từ không khí vào nước tuân theo định luật khúc xạ ánh sáng.

   

d. Ánh sáng từ hòn sỏi truyền đến mắt đi theo đường gấp khúc.

   

Đáp án đúng là: a – Sai; b – Sai; c – Đúng; d - Đúng

a – Sai: Ánh sáng từ hòn sỏi truyền đến mắt bị khúc xạ.

b – Sai: Hình ảnh ta nhìn thấy không là vị trí thật của hòn sỏi.

c – Đúng: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

d – Đúng: Ánh sáng từ hòn sỏi truyền đến mắt bị khúc xạ.

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 4 (có đáp án): Khúc xạ ánh sáng | Khoa học tự nhiên 9

Câu 13: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 19o thì góc khúc xạ là 15o. Khi góc tới là 40o thì góc khúc xạ là bao nhiêu?

Đáp án đúng là: 30o44

Giải thích:

Theo định luật khúc xạ ánh sáng, đối với 2 môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ là một hằng số.

sini1sinr1=sini2sinr2sin19sin15=sin40sinr2

sinr20,511

r230o44'

Câu 14: Tính tốc độ của ánh sáng trong kim cương. Biết kim cương có chiết suất n = 2,4 và tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s.

Đáp án đúng là: 125.106 m/s

Giải thích:

Theo lí thuyết về ánh sáng, chiết suất n của một môi trường trong suốt được xác định bởi công thức:

n=cv2,4=3.108v

v=3.1082,4=125000000m/s

Câu 15: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí tới mặt nước với góc tới i = 60°, tia khúc xạ đi vào trong nước với góc khúc xạ là r = 42°. Tính chiết suất của nước.

Đáp án đúng là: 1,3

Giải thích:

Ta có: 

sinisinr=nsin60osin42o=​ n

n1,3.

Phần 2: Lý thuyết KHTN 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng

1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

- Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường

2. Định luật khúc xạ ánh sáng

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới

- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới (sini) và sin của góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi:

sinisinr=h/s

3. Chiết suất của môi trường

- Chiết suất của một môi trường có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong chân không (hoặc không khí) với tốc độ ánh sáng trong môi trường đó

Sơ đồ tư duy Khúc xạ ánh sáng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá