15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 14 (Kết nối tri thức) có đáp án: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều

197

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 14: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 14: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 14: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều

Câu 1. Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu cuộn dây thì

A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn không đổi.

B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.

C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên).

D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn giảm.

Đáp án đúng là: C

Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên).

Câu 2. Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn.

B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng.

C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây.

D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

Đáp án đúng là: D

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.

Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng ?

A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.

B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.

C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.

D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.

Đáp án đúng là: C

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.

Câu 4. Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống: Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian có sự…..qua tiết diện S của cuộn dây.

A. Biến đổi của cường độ dòng điện.

B. Biến đổi của thời gian.

C. Biến đổi của dòng điện cảm ứng.

D. Biến đổi của số đường sức từ.

Đáp án đúng là: D

Ta có: Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.

Câu 5. Một học sinh nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại sao?

A. Đúng vì luôn có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.

B. Sai vì có trường hợp chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

C. Đúng vì chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không sinh ra sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây.

D. Sai vì luôn không có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.

Đáp án đúng là: B

Câu nói của học sinh là sai vì: vì có trường hợp chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên

Câu 6. Hiện tượng cảm ứng điện từ là:

A. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Hiện tượng xuất hiện dòng điện tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. Hiện tượng xuất hiện suất điện động tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. Hiện tượng xuất hiện dòng điện tự cảm và hiệu điện thế tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

Đáp án đúng là: A

Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ

Câu 7. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được:

A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.

C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.

Đáp án đúng là: C

Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.

Câu 8. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ ?

A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động  trong từ trường.

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.

C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.

Đáp án đúng là: D

Khi số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn kín thay đổi (biến thiên) thì trong cuộn dây sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng làm xuất hiện dòng điện cảm ứng được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 9. Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện:

A. Nam châm vĩnh cửu.

B. Nam châm điện.

C. Cả Nam châm vĩnh cửu và nam châm điện.

D. Không có loại nam châm nào cả.

Đáp án đúng là: C

Ta có thể dùng nam châm vĩnh cửu cũng như nam châm điện để tạo ra dòng điện.

Câu 10. Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng ?

A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Đáp án đúng là: D

Cách để tạo ra dòng điện cảm ứng là: Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín vì khi đó từ trường của nam châm thay đổi về cường độ và độ lớn đường sức từ tác dụng lên dây dẫn kín tạo ra dòng điện cảm ứng trong vòng dây.

Câu 11: Đinamô ở xe đạp là một máy phát điện nhỏ, được sử dụng để tạo ra điện để thắp sáng đèn xe đạp.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều | Khoa học tự nhiên 9

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Đinamô xe đạp có cấu tạo gồm một cuộn dây dẫn điện có lõi sắt non và một nam châm vĩnh cửu.

 

 

b. Đinamô xe đạp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

 

 

c. Dòng điện cảm ứng tạo ra trong đinamô xe đạp là dòng điện xoay chiều.

 

 

d. Đinamô xe đạp có công suất lớn, tốc độ quay của nam châm nhanh nên tạo ra dòng điện có cường độ lớn.

 

 

a – Đúng. Đinamô xe đạp có cấu tạo gồm một cuộn dây dẫn điện có lõi sắt non và một nam châm vĩnh cửu.

b – Đúng. Nguyên lý hoạt động của đinamô trên xe đạp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi nam châm quay trong cuộn dây dẫn điện, các đường sức từ của nam châm sẽ cắt qua cuộn dây. Sự cắt qua của các đường sức từ sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây. Dòng điện cảm ứng này được truyền qua dây dẫn đến đèn xe đạp, làm đèn sáng.

c – Đúng. Dòng điện cảm ứng tạo ra trong đinamô xe đạp là dòng điện xoay chiều.

d – Sai. Đinamô ở xe đạp thường có số vòng dây ít, tốc độ quay của nam châm cũng thấp hơn và từ thông của nam châm cũng nhỏ. Do đó, công suất của đinamô ở xe đạp thường nhỏ.

Câu 12: Dòng điện xoay chiều có cường độ và chiều luân phiên thay đổi theo thời gian. Các đồ dùng điện quen thuộc với chúng ta thường sử dụng nguồn điện xoay chiều: máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh …

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

 

 

b. Dòng điện xoay chiều và dòng điện cảm ứng khác nhau.

 

 

c. Dòng điện xoay chiều được tạo ra bằng cách cho nam châm quay và cuộn dây đứng yên để làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây tăng, giảm luân phiên theo thời gian.

 

 

d. Dòng điện xoay chiều được tạo ra bằng cách cho cuộn dây dẫn kín đứng yên trong từ trường của nam châm.

 

 

a – Đúng;

b – Sai. Dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng luân phiên đổi chiều.

c - Đúng;

d – Sai. Có thể thực hiện theo 2 cách sau để tạo ra dòng điện xoay chiều:

+ Cách 1: Đặt một cuộn dây dẫn kín và cho nam châm quay xung quanh.

+ Cách 2: Để cuộn dây dẫn kín quay quanh từ trường của nam châm.

Câu 13: Hãy nghĩ ra một cách khác so với những cách đã nêu trong SGK và trong các bài tập trên khi dùng nam châm điện (hoặc nam châm vĩnh cửu) để tạo ra dòng điện cảm ứng. Đến lớp kiểm tra lại bằng thí nghiệm

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: Thiết kế hai cuộn dây L1 và L2 được đặt cạnh nhau như hình vẽ. Trong đó cuộn L2 được nối với điện kế rất nhạy với kim điện kế chỉ số 0 nằm ở chính giữa mặt số.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều | Khoa học tự nhiên 9

Khi khóa K được đóng, ta thấy kim điện kế bị lệch về một bên sau đó trở về vị trí số 0 cho tới khi khó K mở thì kim điện kế lệch về phía ngược lại, rồi lại trở về vị trí số 0.

+ Giải thích:

Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong thời gian từ trường thay đổi, tức là trong thời gian dòng điện thay đổi bằng cách mở hoặc đống khóa K. Còn thời gian dòng điện không đổi tức là từ trường không thay đổi thì không có dòng cảm ứng. Kim điện kế lệch về phía phải hay trái là do số đường sức từ của ống dây L1 gửi qua L2 tăng lên hay giảm đi, tức là do dòng điện tăng lên hay giảm đi.

Câu 14: Trên hình sau, khi cho khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng hay không?

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều | Khoa học tự nhiên 9

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: Không

Giải thích:

Khi cho khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng vì số đường sức từ xuyên qua khung dây không biến thiên.

Câu 15: Vì sao khi cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín như thí nghiệm ở hình sau thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều | Khoa học tự nhiên 9

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là:

Khi cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín như thí nghiệm ở hình vẽ thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi.

Phần 2: Lý thuyết KHTN 9 Bài 14: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều

I. Dòng điện cảm ứng

- Dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn khi có sự biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn đó.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 14: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều

- Các cách làm số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên:

+ Đưa nam châm lại gần cuộn dây.

+ Đưa nam châm ra xa cuộn dây.

+ Cho nam châm quay trước cuộn dây.

+ Đóng hoặc mở công tắc điện.

II. Hiện tượng cảm ứng điện từ

- Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 14: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều

- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên.

III. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều

Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên (tăng, giảm luân phiên) theo thời gian, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 14: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều

Khi khung dây dẫn quay trong từ trường, dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện trong khung dây. Dòng điện này sẽ đi qua chổi quét và vành khuyên, tạo thành mạch kín. Do đó, dòng điện sẽ được dẫn ra mạch ngoài.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá