15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 13 (Kết nối tri thức) có đáp án: Năng lượng của dòng diện và công suất điện

272

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 13: Năng lượng của dòng diện và công suất điện sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 13: Năng lượng của dòng diện và công suất điện. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 13: Năng lượng của dòng diện và công suất điện

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 13: Năng lượng của dòng diện và công suất điện

Câu 1. Năng lượng điện trên 1 đoạn mạch chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được tính bằng công thức nào?

A. W = I.R.t.

B. W = I.U.t.

C. W = I2.R.t.

D. W = I.U2.t.

Đáp án đúng là: B

Năng lượng điện trên 1 đoạn mạch chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được tính bằng công thức W = U.I.t

Câu 2. Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?

A. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng.

B. Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng.

C. Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.

D. Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng.

Đáp án đúng là: C

- Đèn LED: điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.

- Nồi cơm điện: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

- Quạt điện, máy bơm nước: điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.

Câu 3. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của năng lượng điện?

A. Jun (J).

B. Niutơn (N).

C. Kiloat giờ (Wh).

D. Ôm (Ω).

Đáp án đúng là: A

Đơn vị W là năng lượng điện, đơn vị đo là jun (J).

Câu 4. Tính năng lượng điện của một ấm siêu tốc trong thời gian 10 giây. Biết hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 12V và cường độ dòng điện chạy qua là 0,5A.

A.W = 6J.

B. W = 60J.

C. W = 600J.       

D. W = 0,6J.

Đáp án đúng là: B

Ta có năng lượng điện W = UIt = 12.0,5.10 = 60J.

Câu 5. Công suất điện định mức của một thiết bị điện cho biết điều gì?

A. Công suất mà thiết bị đó tiêu thụ khi hoạt động bình thường.

B. Hiệu điện thế mà thiết bị đó tiêu thụ khi hoạt động bình thường.

C. Năng lượng điện mà thiết bị đó tiêu thụ khi hoạt động bình thường.

D. Cơ năng mà thiết bị đó tiêu thụ khi hoạt động bình thường.

Đáp án đúng là: A

Công suất điện định mức của một thiết bị điện cho biết: Công suất mà thiết bị đó tiêu thụ khi hoạt động bình thường.

Câu 6. Công suất điện cho biết:

A. Khả năng thực hiện công của dòng điện.

B. Năng lượng của dòng điện.

C. Năng lượng của dòng điện chạy qua 1 đoạn mạch trong một đơn vị thời gian.

D. Mức độ mạnh - yếu của dòng điện.

Đáp án đúng là: C

Năng lượng của dòng điện chạy qua 1 đoạn mạch trong một đơn vị thời gian gọi là công suất điện.

Câu 7. Công thức liên hệ công suất của dòng điện, cường độ dòng điện, trên một đoạn mạch giữa hai đầu có hiệu điện thế U là:

A. 𝒫 = UI.                                        

B. 𝒫 = IU

C. 𝒫 = UI       

D. 𝒫 = U2I

Đáp án đúng là: A

Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

Công thức: 𝒫 = UI

Câu 8. Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát W. Số oát này có ý nghĩa gì?

A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.

B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

C. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

Đáp án đúng là: B

Số oát trên dụng cụ tiêu thụ điện có ý nghĩa công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng đúng với hiệu điện thế 220V.

Câu 9. Một bóng đèn có ghi 220V - 60W mắc vào một nguồn điện. Khi đó cường độ dòng điện qua đèn là 0,18A thì ta thấy đèn sáng:

A. bình thường.                                                    

B. sáng yếu.

C. sáng mạnh.                                                      

D. không sáng.

Đáp án đúng là: B

Ta có:

+ Số chỉ trên bóng đèn cho biết hiệu điện thế định mức và công suất định mức:

U = 220V, 𝒫 = 60W

+ Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có giá trị:

𝒫 = UI  ⇒ I = 𝒫 /U = 60 /220 = 0,273A

⇒ Khi cường độ dòng điện qua đèn là 0,18A < 0,273A

⇒ Đèn sáng yếu hơn bình thường.

Câu 10. Bóng đèn có điện trở 8Ω và cường độ dòng điện định mức là 2A. Tính công suất định mức của bóng đèn?

A. 32W.

B. 16W.

C. 4W.

D. 0,5W.

Đáp án đúng là: A

Công suất định mức của bóng đèn: 𝒫 = U.I = I.R.I = I2R = 22.8 = 32W

Câu 11: Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc hai bóng đèn song song với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Điện trở của dây tóc bóng đèn Đ1 là 484Ω.

 

 

b. Điện trở của dây tóc bóng đèn Đ2 là 645,3Ω.

 

 

c. Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song: 161,3Ω.

 

 

d. Công suất của đoạn mạch là: 175W.

 

 

a – Đúng. Điện trở của dây tóc bóng đèn Đ1:

R1=U12P=2202100=484Ω

b – Đúng. Điện trở của dây tóc bóng đèn Đ2:

R2=U22P=220275=645,3Ω

c – Sai. Điện trở tương đưong của đoạn mạch mắc song song:

R = R1R2R1+R2=484.645,3484+645,3=276,6Ω

d – Đúng. Công suất của đoạn mạch là: P = U.I = U.(U/R) = U2R=2202276,6175W

Câu 12: Trên một bóng đèn có ghi 12V – 6W

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Số 12V cho biết hiệu điện thế định mức cần đặt vào hai đầu bóng đèn để đèn sáng bình thường.

 

 

b. Số 6W cho biết công suất định mức của đèn.

 

 

c. Cường độ định mức của dòng điện chạy qua đèn là 2A.

 

 

d. Điện trở của đèn khi đó là: R = 24Ω.

 

 

a – Đúng. Số 12V cho biết hiệu điện thế định mức cần đặt vào hai đầu bóng đèn để đèn sáng bình thường.

b – Đúng. Số 6W cho biết công suất định mức của đèn.

c – Sai. Cường độ định mức của dòng điện chạy qua đèn là:

P = U.I ⇒ I = P/U = 6/12 = 0.5A

d – Đúng. Điện trở của đèn khi đó là: R = U2/P = 122/6 = 24Ω

Câu 13: Mắc một bóng đèn có ghi 220V-100W vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Tính năng lượng điện của bóng đèn tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) theo đơn vị kWh

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: 12kWh

Giải thích:

+ Từ các giá trị ghi trên bóng đèn, ta có: U = 200V và P = 100W

+ Năng lượng điện mà bóng đèn tiêu thụ trong 1 tháng là:

W = U.I.t = P.t = 100. 4. 30 = 12000Wh = 12kWh

Câu 14: Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế định mức là 220V trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng năng lượng điện là 720kJ. Điện trở của bàn là có giá trị là:

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: 60,5 Ω

Giải thích:

Ta có:

+ W = U.I.t = P.t ⇒ Công suất của bàn là là: P= W/t = 720.10315.60=800W

+ Mặt khác: P=U2R ⇒ R = U2P=2202800=60,5Ω

Câu 15: Trong 30 ngày, chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình của gia đình này mỗi ngày là 6 giờ. Công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này là:

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: 0,5kW

Giải thích:

Ta có:

+ 90 số = 90kWh

+ Công suất tiêu thụ điện của gia đình: P At=906.30=0,5kW

Phần 2: Lý thuyết KHTN 9 Bài 13: Năng lượng của dòng diện và công suất điện

Đang cập nhật …

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá