15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 8 (Kết nối tri thức) có đáp án: Thấu kính

18

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 8: Thấu kính sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Thấu kính. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 8: Thấu kính

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 8: Thấu kính

Câu 1. Thấu kính phân kì là loại thấu kính

A. có phần rìa dày hơn phần giữa.

B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

C. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.

D. có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.

Đáp án đúng là: A

Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Thấu kính | Khoa học tự nhiên 9

Câu 2. Khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì, nhận định nào sau đây là SAI?

A. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lồi.

B. Thấu kính có một mặt phẳng, một mặt cầu lõm.

C. Thấu kính có hai mặt cầu lõm.

D. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm, độ cong mặt cầu lồi ít hơn mặt cầu lõm.

Đáp án đúng là: A

Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa

⇒ A - sai vì thấu kính có hai mặt đều là mặt lồi là thấu kính hội tụ

B, C, D - đúng

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Thấu kính | Khoa học tự nhiên 9

Câu 3. Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy:

A. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.

B. Dòng chữ như khi nhìn bình thường.

C. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.

D. Không nhìn được dòng chữ.

Đáp án đúng là: C

Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ thấy nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường

Câu 4. Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló

A. đi qua tiêu điểm của thấu kính.

B. song song với trục chính của thấu kính.

C. cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Đáp án đúng là: D

Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Thấu kính | Khoa học tự nhiên 9

Câu 5. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng:

A. tiêu cự của thấu kính.           

B. hai lần tiêu cự của thấu kính.

C. bốn lần tiêu cự của thấu kính.

D. một nửa tiêu cự của thấu kính.

Đáp án đúng là: B

F, F′ là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm

Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF=OF′=f gọi là tiêu cự của thấu kính

⇒ Khoảng cách: FF′=2f

Câu 6: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành

A. chùm tia phản xạ.     

B. chùm tia ló hội tụ.

C. chùm tia ló phân kỳ.

D. chùm tia ló song song khác.

Đáp án đúng là: B      

Ta có: Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Thấu kính | Khoa học tự nhiên 9

Câu 7. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có

A. phần rìa dày hơn phần giữa. 

B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.

C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.    

D. hình dạng bất kỳ.

Đáp án đúng là: B

Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được làm bằng vật liệu trong suốt (thường là thủy tinh hoặc nhựa).

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Thấu kính | Khoa học tự nhiên 9

Câu 8. Trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng

A. bất kỳ đi qua quang tâm của thấu kính.

B. đi qua hai tiêu điểm của thấu kính.

C. tiếp tuyến của thấu kính tại quang tâm.

D. đi qua một tiêu điểm và song song với thấu kính.

Đáp án đúng là: B

Trục chính của thấu kính là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với tiết diện thẳng của thấu kính.

Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Thấu kính | Khoa học tự nhiên 9

Câu 9. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’

A. là ảnh thật, lớn hơn vật.

B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

C. ngược chiều với vật.

D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Đáp án đúng là: D

Ta có, ảnh và vật nằm về cùng một phía so với thấu kính ⇒ ảnh A’B’ là ảnh ảo và cùng chiều với vật.

Câu 10. Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng

A. cùng chiều, nhỏ hơn vật.

B. cùng chiều với vật.

C. ngược chiều, lớn hơn vật.

D. ngược chiều với vật.

Đáp án đúng là: D

Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ luôn ngược chiều với vật.

Câu 11: Vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cụ f, điểm A nằm trên trục chính. Gọi d là khoảng cách từ vật đến quang tâm thấu kính. A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều với vật khi d < f.

 

 

b. Ảnh A’B’ là ảnh thật, cùng chiều với vật khi d < f.

 

 

c. Ảnh A’B’ là ảnh thật, ngược chiều với vật khi d > f.

 

 

d. Ảnh A’B’ vuông góc với trục chính của TKHT, với A’ nằm trên trục chính.

 

 

a – Đúng;

b – Sai. Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự của TKHT cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Vật đặt trong khoảng tiêu cự của TKHT cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.

c – Đúng;

d – Đúng.

Câu 12: Vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f, điểm A nằm trên trục chính. Gọi d là khoảng cách từ vật đến quang tâm thấu kính. A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều với vật khi d < f.

 

 

b. Ảnh A’B’ là ảnh thật, cùng chiều với vật khi d < f.

 

 

c. Ảnh A’B’ là ảnh thật, ngược chiều với vật khi d > f.

 

 

d. Ảnh A’B’ vuông góc với trục chính của TKHT, với A’ nằm trên trục chính.

 

 

a – Đúng;

b – Sai. Vật đặt ở mọi vị trí trước TKPK luôn cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật và cùng chiều với vật.

c- Sai. Vật đặt ở mọi vị trí trước TKPK luôn cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật và cùng chiều với vật.

d - Đúng

Câu 13: Một thấu kính phân kì có tiêu cự (25cm). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm (F) và (F') là bao nhiêu?

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: 50 cm

Giải thích:

F, F′ là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm

Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF = OF′ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.

⇒ Khoảng cách: FF′ = 2f = 2.25 = 50 cm

Câu 14: Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo A1B1, thấu kính hội tụ cho ảnh ảo A2B2. So sánh kích thước hai ảnh A1B1 và A2B2.

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: A1B1 > A2B2

Giải thích:

Ta có:

+ Vật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo thì ảnh ảo luôn lớn hơn vật. A1B1 > AB

+ Vật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật. A2B2 < AB

⇒ A1B1 > A2B2

Câu 15: Một người quan sát vật AB qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt 8cm thì thấy ảnh của mọi vật ở xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 64cm trở lại. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.

Đáp án: …………………………………………………………………………….

Đáp án đúng là: 56 cm

Giải thích:

Vì ảnh của tất cả các vật nằm trước thấu kính phân kì đều là ảnh ảo nằm trong khoảng từ tiêu điểm đến quang tâm của thấu kính, nên tiêu cự của thấu kính phân kì này là: 64 cm − 8 cm = 56cm

Phần 2: Lý thuyết KHTN 9 Bài 8: Thấu kính

I. Cấu tạo thấu kính và phân loại

- Thấu kính là một khối đồng chất trong suốt (thủy tinh, nhựa, …) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 8: Thấu kính

- Có hai loại thấu kính:

+ Thấu kính rìa mỏng (có phần rìa thấu kính mỏng hơn phần giữa) là thấu kính hội tụ, khi chiếu chùm sáng song song qua thấu kính ta thu được chùm tia ló hội tụ.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 8: Thấu kính

+ Thấu kính rìa dày (có phần rìa thấu kính dày hơn phần giữa).

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 8: Thấu kính

II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 8: Thấu kính

- Quang tâm O của thấu kính là mọi tia sáng tới O đều truyền thẳng qua thấu kính.

- Trục chính của thấu kính là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với tiết diện thẳng của thấu kính.

- Tiêu điểm chính của thấu kính F:

+ Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F nằm trên trục chính đối với thấu kính hội tụ.

+ Đường kéo dài của chùm tia ló hội tụ tại một điểm F nằm trên trục chính đối với thấu kính phân kì.

- Tiêu cự của thấu kính (OF = f) là khoảng cách từ quang tâm O đến tiêu điểm chính F của thấu kính.

III. Đường truyền của tia sáng qua thấu kính

- Giải thích sự truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ: Thấu kính được tạo thành bởi các lăng kính nhỏ ghép liền nhau, ở giữa là một khối trong suốt có hai mặt song song. Các lăng kính có đáy hướng về trục chính. Do các tia sáng qua lăng kính bị lệch về đáy, còn tia sáng chính giữa vuông góc với hai mặt của khối trong suốt nên truyền thẳng. Vì vậy, chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ trở thành chùm sáng hội tụ.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 8: Thấu kính

- Giải thích sự truyền ánh sáng qua thấu kính phân kì: Thấu kính được tạo thành bởi các lăng kính nhỏ ghép liền nhau, ở giữa là một khối trong suốt có hai mặt song song. Các lăng kính có đáy hướng ra xa trục chính. Do các tia sáng qua lăng kính bị lệch về đáy, còn tia sáng chính giữa vuông góc với hai mặt của khối trong suốt nên truyền thẳng. Vì vậy, chùm sáng song song qua thấu kính phân kì trở thành chùm sáng phân kì.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 8: Thấu kính

IV. Sự tạo ảnh của một vật qua thấu kính

Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:

- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

- Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.

- Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.

1. Cách vẽ ảnh tạo bởi thấu kính

Để vẽ ảnh của một điểm sáng S nằm ngoài trục chính (nguồn sáng rất nhỏ) qua thấu kính, ta thường xét các tia sáng sau đây:

- Tia sáng từ S tới quang tâm O của thấu kính thì truyền thẳng.

- Tia sáng từ S song song với trục chính của thấu kính thì tia ló tương ứng (hoặc đường kéo dài của tia ló) đi qua tiêu điểm chính F.

Giao điểm S’ của chùm tia ló (hoặc đường kéo dài của chùm tia ló) tương ứng với chùm tia tới xuất phát từ S chính là ảnh của S.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 8: Thấu kính

2. Dựng ảnh của một vật qua thấu kính

Để dựng ảnh của một vật nhỏ, phẳng AB đặt vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính của thấu kính, ta làm như sau:

- Sử dụng tia sáng đi qua quang tâm và tia sáng song song với trục chính xuất phát từ B. Điểm B là điểm sáng trên vật nằm ngoài trục chính. Giao điểm của hai tia ló là ảnh B’ của điểm B.

- Từ B’ hạ vuông góc với trục chính, cắt trục chính tại A’, ta thu được ảnh A’B’ của vật.

- Ảnh của vật qua thấu kính phân kì:

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 8: Thấu kính

- Ảnh của vật qua thấu kính hội tụ:

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 8: Thấu kính

Quy ước: Ảnh thật được biểu diễn bằng mũi tên nét liền, ảnh ảo được biểu diễn bằng mũi tên nét đứt.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá